Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1683 - Q7 - Chương 209: Tai Họa Chưa Tới Nơi Này.

Q7 - Chương 209: Tai họa chưa tới nơi này. Q7 - Chương 209: Tai họa chưa tới nơi này.Q7 - Chương 209: Tai họa chưa tới nơi này.

Người bình thường đi bộ từ Lạc Dương tới Trường An sẽ mất khoảng chín ngày, đó chỉ là ước chừng mang tính đại khái thôi, tất nhiên trên thực tế dựa vào mùa, thời tiết, tình huống cùng công cụ giao thông khác nhau mà mất thời gian khác nhau.

Đội xe của Vân Sơ dọc đường đi áp dụng nghiêm ngặt quy củ hành quân, không buông lỏng đề phòng, sau ba ngày đã qua Đồng Quan.

Qua Đồng Quan là đã vào bình nguyên Quan Trung, men theo Vị Thủy nam hạ, cuối cùng sẽ tới được Trường An.

Trước kia Đồng Quan nhờ vào địa thế hiểm yếu dễ thủ khó công mà trở thành tấm lá chắn quan trọng nhất của Quan Trung. Bây giờ thì khác rồi, từ khi hoàng đế rời đô tới Lạc Dương, tòa hùng quan này vì nhân tố chính trị mà dần đi xuống. Thêm vào Hoàng Hà không ngừng xâm lấn, khiến cho hai bức tường thành của Đồng Quan sụp đổ, triều đình cũng chưa tu sửa.

Hoặc nói cách khác, triều đình không hề có ý định tu sửa toàn bộ Đồng Quan nữa, đợi mấy lớn tường thành ở nơi này sụp đổ hoàn toàn, Hoàng Hà mỗi lúc một lấn sâu, thời huy hoàng của Đồng Quan không cách nào quay trở lại.

Đồng Quan ngày một điêu tàn làm người ta thương tâm, bởi vì bài từ thiên cổ Sơn Pha Dương - Đồng Quan hoài cổ của Trương Dưỡng Hạo còn chưa được làm ra.

Đứng trên tường thành đổ nát của Đồng Quan, nhìn không xa núi đồi nhấp nhô, không khác gì từng cơn sóng cồn, Vân Sơ trầm ngâm rất lâu cuối cùng không đọc ra câu " Hưng, trăm họ khổi Vong, trăm họ khổi"

Chẳng vì nguyên nhân gì khác, Vân Sơ y đâu có lập trường như Trương Dưỡng Hạo.

Không biết ở Lạc Dương thế nào rồi, cơn giông hôm đó đã trở thành mưa chưa, ở nơi này thì từ tháng năm tới giờ đã đúng nửa năm chưa có mưa rồi, điều ảnh hưởng rất lớn tới Quan Trung, khắp nơi đã nhìn thấy dấu vết hạn hán, trên đường đi thậm chí xuất hiện bụi đất dày nửa tấc mịn như nước.

Hoàng Hà dưới chân từ sau tháng chín, nước sông trở nên hung dữ, nhưng nước Hoàng Hà nhìn thì nhiều đấy lại chẳng giúp ích được cho Quan Trung là bao. Bởi vì con sông này chạy trong hẻm sâu, nước Hoàng Hà chẳng thể trở thành nguồn tưới tắm cho bình nguyên.

Cho dù chảy tới bình nguyên, Hoàng Hà cũng tự nhiên chạy xuống đất, ẩn mình thật sâu.

Có điều Quan Trung rốt cuộc vẫn thể hiện sự khác biệt của mình, tuy là năm đại hạn, dọc đường đi không thấy bách tính tỏ ra hoảng loạn, không thấy thôn làng tiêu điều, bỏ hoàng. Chẳng qua là vì thiếu nước, không thể tắm rửa, ai nấy trông bụi bặm bẩn thỉu, chứ nhìn một đám trẻ con tay cầm bánh kê thì thấy lương thực tích trữ trong nhà không hề ít.

Hiển nhiên là nhờ Trường An, sự phồn vinh cực độ đó đã khuếch tán ra cả Quan Trung rồi, nếu không làm gì có cảnh trẻ con đuổi nhau nô đùa, sớm vì húp cháo loãng thành những đứa bé đầu to bụng to, chân tay tong teo ngồi đó thoi thóp. Đâu ra tinh lực vì đội xe Vân gia đi qua khiến bụi mù mịt phủ lên đầu mà không ngừng nhổ nước bọt về phía họ.

" Mấy thằng nhãi ranh kia, muốn chết à?" Một lão nông đang ngồi chân tường tắm nắng vội vàng cầm cái que đánh đuổi bọn trẻ con, đội xe này nhìn là biết thân phận không tầm thường:

Vì đã qua Đồng Quan, Vân Sơ đã cởi khôi giáp, cả đội xe cũng thế, khôi phục dáng vẻ một đại hộ bình thường xuất hành, tất nhiên quy mô thì vẫn rất lớn. Vân Sơ không để ý mấy đứa bé nghịch ngợm, hỏi lão nông:" Lão nhân gia, nơi này bao lâu rồi chưa có mưa?"

Lão nông mắt đầy rỉ nhìn Vân Sơ toàn thân gầm vóc, run run đáp:" Quan gia, từ hè tới giờ có hai trận mưa đấy, nhưng mà nhỏ lắm, chỉ ướt được chút xíu lớp đất bên trên thôi, không giúp gì được.”

Vân Sơ lại hỏi:" Vậy lương thực trong nhà có đủ cầm cự tới hạ thu năm sau không?"

Ông già nghe vậy thì mặt biến sắc, cướp ngay lấy cái bánh kê trong tay tôn tử giấu vào lòng, giọng càng thêm sợ hãi:" Quan gia, trong nhà sớm hết sạch lương thực rồi, chỉ còn chút trong tay tiểu tôn tử thôi, là lão bà tử của lão hán phải nhịn ăn đề phần nó. Ngài xem đứa bé này, đói tới chỉ còn xương thôi, nó tám tuổi rồi đấy."

Vân Sơ nhìn đứa bé đánh chết cũng chỉ có bốn tuổi, khỏe như nghé non vậy, lại còn to gan lớn mật, bị lão ông giữ tay mà vẫn cố sờ vào hoành đao bên hông Ân Nhị Hổ.

Người Quan Trung là thế đấy, họ là hợp thể giữa hào sảng thẳng thắn và gian xảo, biết không thể hỏi ra được cái gì, Vân Sơ tất nhiên từ bỏ ý định thăm viếng người nghèo khổ.

Đội xe của Vân gia vừa mới đi một cái, lão hán kia đã lấy cái bánh giấu trong lòng nhét cho tôn tử, đánh vào mông nó một cái:" Thứ chó má chỉ biết khoe khoang, nếu bị quan gia biết chúng ta được ăn no, năm nay nhất định sẽ tới thu thêm thuế... Sau này có cái ăn thì phải giấu đi."

Ông già thực ra đâu phải là nói cho tôn tử nghe, mà là nói cho quan viên Vân Sơ kia nghe, giọng ông ta rất lớn, chẳng che đậy gì, ấy chính là tính hâm dở ngang ngạnh của người Quan Trung phát tác đấy.

Vân Sơ đúng là nghe được rồi, quay lại cướp cái bánh của thằng bé, bẻ lấy một nửa':" Biết lão tử là quan gia còn mang ra khoe."

Ông lão vừa sợ vừa giận, không dám nói gì cả, khiến tâm tình Vân Sơ khoan khoái lắm.

Cái bánh rất chắc, toàn là kê nghiền nát làm thành, bên trong không cho thêm cái gì khác, là bánh thuần lương thực, ăn thứ này rất chắc bụng.

Nhà nào có thể làm ra loại bánh này, vậy lương thực mà không đủ ăn ít nhất một năm, Vân Sơ đền cái đầu này cho ông ta.

Vân Sơ vừa gặm bánh kê ăn vừa đi xa, tiếng chửi bới như sấm sau tai chỉ khiến y ăn ngon miệng hơn mà thôi, huynh muội Vân Cẩn, Vân Cẩm xấu hổ quay mặt đi vờ như không thấy, Lý Tư cười khanh khách xin a gia một miếng.

Vân Loan thì tất nhiên đang giang chân giang tay ngủ khò trong xe rồi.

Vùng Đồng Quan này xem như là nơi nghèo khó của Quan Trung, muốn thấy bách tính sống tốt lành phải đến lưu vực Vị Thủy. Từ Đồng Quan chuyển hướng tới Vị Thủy, Vân Sơ phải nhăn mặt, dòng nước quanh năm chảy siết bây giờ chỉ có bốn thành, nước chảy chậm chạp lại còn bốc ra cái mùi khó ngửi.

Biết làm sao bây giờ, khi Vị Thủy lượng nước sung túc lại chảy siết, nước thải ở Trường An chảy ra chưa kịp bốc mùi thì đã được đưa tới Hoàng Hà. Bây giờ nước cạn, Vị Thủy lập tức biến thành cái kênh thối.

Vân Sơ thậm chí dám khẳng định, nay nước chảy ở Vị Thủy có một phần mười là nước thải sinh hoạt ở Trường An.

Có thể nói vì Trường An sạch sẽ, làm thối ba trăm dặm Vị Thủy.

Đại tự nhiên vốn có công năng tự làm sạch, nhưng hiển nhiên số lượng cư dân khổng lồ của Trường An đã làm Vị Thủy quá tải.
Bình Luận (0)
Comment