Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1728 - Q7 - Chương 254: Tuyết Đầu Mùa. (1)

Q7 - Chương 254: Tuyết đầu mùa. (1) Q7 - Chương 254: Tuyết đầu mùa. (1)Q7 - Chương 254: Tuyết đầu mùa. (1)

Nhà ăn hậu đường huyện nha Vạn Niên luôn là phúc lợi lớn của huyện nha duy trì nhiều năm, trừ món ăn phục vụ tiêu chuẩn, được ăn cơm với huyện tôn, cùng với thêm món ăn là vinh dự lớn, ví như Vệ Vật Dụng hôm nay được thêm con cá to.

Lỗ Tú không biết từ khi nào bê khay ăn của mình tới, ngồi xuống bên cạnh Vân Sơ, sau đó bắt đầu tấn công thức ăn trên bàn, cả mình cá bị hắn ăn sạch. Suốt quá trình đó Vân Sơ và Vệ Vật Dụng không nói gì cả, ai ăn thức ăn người đó, Lỗ Tú ăn xong lấy khăn tay lau mồm, hỏi:" Có chuyện gì mà hạ quan không thể nghe được?"

Vân Sơ ghét bỏ:" Ngươi thích thì cứ nghe trộm, còn chạy tới hỏi làm ta mất đi một con cá.

Lỗ Tú nói:" Chuyện liên quan tới đồ sắt, hạ quan không thể không hỏi."

Vân Sơ nhìn ra bầu trời quang mây bên ngoài:" Khai xuân sắp tới rồi, lúc đó ngươi nhiều việc phải làm lắm đấy."

Lỗ Tú gật đầu:" Hạ quan không ngại làm việc, vấn đề là vừa rồi có vẻ huyện tôn và Vệ chủ sự nói, muốn luyện thêm nhiều sắt?"

" Thép không phải sắt, nghe thì cũng nghe cho kỹ, không lại đi nói lung tung." Vân Sơ xem thường:" Năm sau Trường An cần rất nhiều thép, vô cùng nhiều thép, tranh thủ để mỗi nông hộ của Trường An có thêm vài món đồ gia truyền."

Lỗ Tú không ngờ Vân Sơ thẳng thắn thừa nhận như thế, miệng méo đi:" Chỉ cần không phải để phủ binh của Trường An có thêm vài món đồ gia truyền thì ty chức toàn lực ủng hộ."

Vệ Vật Dụng giật này mình à, lúc nãy bị Vân Sơ dùng quan chức làm mờ mắt, bây giờ tỉnh ra, đúng thế, đây là tội chết.

Vân Sơ bực mình bợp hắn một phát:" Lớn gan lên một chút, hạn hán kéo dài nửa năm rồi, mùa xuân sắp tới cần nông cụ tốt làm việc còn bù cho thời gian trước, nếu chúng ta không làm thì không còn ai nghĩ cho bách tính nữa."

" Vâng, vâng!" Vệ Vật Dụng cắn răng vâng dạ rồi cáo từ: Lỗ Tú đắn đo rồi nói:" Nhiều năm qua triều đình luôn áp chế gian dan dùng thép, tỉ chức đoán huyện tôn phải biết việc này chứ ạ."

Vân Sơ lạnh lùng nói:" Dân gian luyện thép bắt đầu từ chỗ chúng ta đi."

Lỗ Tú nghe vậy đứng dậy vái dài, vì Vân Sơ dám đi đầu thiên hạ mà khâm phục không thôi.

Hắn không biết rằng triều đình trong mắt Vân Sơ giờ là núi cứt thối không ngửi nổi, đó toàn là do những năm qua hoàng đế, hoàng hậu, thái tử đấu đá không ngừng, chính sách đưa ra không phải vì dân sinh, mà vì tranh quyên đoạt lợi, loại bỏ đối địch, cứ thế đống chính sách thối nát chất chồng lên nhau thành núi cứt cao tới tận mây.

Cứ như thế lâu dần, người triều đình không một ai dám dùng công cụ bằng thép đào cái núi cứt này, vì chỉ cần dùng tới công cụ, núi cứt đó sẽ bốc ra cái mùi thối tới tận xương tủy, người đụng vào còn thối lây. Cho nên điều họ có thể làm bây giờ là cố gắng đưa ra chỉnh sách mới đắp lên núi cứt đó, chỉ tiếc rằng chính sách trị ngọn không trị gốc đó khiến tất cả cùng bốc lên cái mùi thum thủm.

Giờ Vân Sơ muốn dùng xẻng chọc một phát vào núi cứt này, ít nhất cũng phải để nông phu được dùng công cụ làm bằng thép, cứng hơn, sắc bén hơn, đỡ tôn công hơn để có được thu hoạch tốt hơn.

Kết thúc chính sách biến thái, quan phủ thà áp chế sản lượng thép cũng không chịu cung cấp cho nông phu nông cụ tốt hơn.

Sợ cái gì?

Chẳng lẽ sợ nông phu giơ cuốc thép lên có thể chặt đứt đầu họ?

Nếu cả bách tính của mình còn đề phòng, e sợ đến thế, bọn chúng đáng bị cuốc chết hết.

Mặc dù Vân Sơ luôn muốn kiến thiết Trường An thành một tòa thành thiên đường, nhưng trước giờ y coi trọng nhất vẫn là nông phu ở ngoài thành.

Trong thành Trường An, kể từ khi chính sách phú dân bị đám hào tộc lợi dụng khiến phần lợi ích thu vào tay chúng không mấy đồng tới được nông phu dẫn tới sự kiện đòi thêm tiền trồng bông kia, quan phủ luôn chấp hành một cấm lệnh nghiêm ngặt - phạt băng chỉ gia bất súc ngưu dương.

Có nghĩa là người có tiên trong thành Trường An có thể làm gì trong thành cũng được, tùy ý vượt rào như mở tiền trang, trù đoạn trang, cửa hiệu, có thể mở xưởng sắt, mở hiệu muối, hiệu da thú, có thể kinh doanh nhà hàng, khách sạn cao cấp, lập các loại công xưởng, thậm chí là lấn sân sang tài chính, cổ phiếu gì đó, ngươi thừa tiền thích chơi cái gì thì chơi cái đó.

Nhưng những nghành nghề liên quan tới nông phu nghiên cấm họ tham dự.

Vì thế mà trạm lương thực, hiệu rau, xưởng dầu, bò dê gà vịt, cùng với cung ứng cá tươi luôn là do nông phu xung quanh thành tự kinh doanh.

Hàng hóa bọn họ cung ứng không tính là tốt, đôi khi chất lượng kém giá cao, một số thương cổ phát hiện ra thời cơ kinh doanh, thấy mình có thể thu mua từ nông phu, rồi chuyển vào thành bán, bởi vì lượng cung ứng lớn, dễ phát tài.

Kết quả là quan phủ không cho.

Quan phủ không nói không cho trong giai đoạn thương nhân chuẩn bị, mà đợi nông phu kiếm được ít tiền từ thương cổ mới nhảy ra nói là không cho.

Thế nên thương cổ dính tới những ngành này đều lỗ cực thảm, có nhà nhận kết cục gần như phá sản.

Đối diện với lợi nhuận lớn, những kẻ dám nhắm mắt đưa chân xuất hiện không dút, sau đó nối nhau thất bại đóng tiền cho nông phu, đến khi những kẻ thất bại đạt tới số lượng kinh người, người có tiền trong thành mới nhận ra chuyện không ổn.

Nông phu câu kết với quan phủ, khiến những thương nhân ý đồ lũng đoạn vật tư dân sinh khuynh gia bại sản.

Mấy năm qua không ai dám nhòm ngó tới chuyện kinh doanh của nông phu nữa.

Cho nên cứ mỗi ngày khi trời chưa sáng liền có đông đảo nông phu khắp nơi gánh rau củ do nhà mình trồng đem vào thành, rao bán rau nhà trông, trứng gà nhà nuôi ở cửa các phường thị.

Một con ngựa ỉa trên đường không dọn cũng bị người bất lương phạt nặng, nhưng những nông phu bán sản phẩm từ đồng ruộng này, mặc dù hình tượng không tốt, làm xấu mỹ quan, người bất lương lại mặc kệ.

Vân Sơ chỉ câu kết với những quan bình rượu do bản thân bồi dưỡng ra, còn với đám phú hào huân quý với các tầng lớp quan quân, y chẳng có chút hứng thú qua lại nào.

Người của Bách ky ti thì chỉ nhăm nhe đê phòng Vân Sơ câu kết huân quý, hào phú, quân đội, còn y đường hoàng dung túng nông phu thì họ chẳng bận tâm.

Chế độ phủ binh của Trường An tới nay vẫn được duy trì rất tốt, không một nơi nào có thể so sánh được.

Trường An không có mấy ruộng đất, nhưng bù lại là có vô vàn cơ hội việc làm, Vân Sơ bao năm qua đem phủ binh gài cắm vào các phường thị, cùng với chuyện mua bán do huyện nha khống chế, toàn là những công việc có thể so được với lợi nhuận từ mấy mấu ruộng đất.

Thời gian phục dịch của phủ binh Đại Đường tương đối dài, từ năm 21 tuổi tới năm 60 tuổi mới kết thúc, kỳ hạn phục dịch kéo dài tới tận 40 năm, rất nhiều phủ binh cơ bản chẳng sống nổi tới 60 tuổi, cho nên gần như nói là chế độ trọn đời.

Mà tất cả phủ binh già có thể sống tới sáu mươi tuổi nghỉ hưu, thân ở thôn quê sẽ thành nhân vật kiểu lý chính, thôn lão.
Bình Luận (0)
Comment