Q7 - Chương 297: Hoàng đế đi rồi.
Q7 - Chương 297: Hoàng đế đi rồi.Q7 - Chương 297: Hoàng đế đi rồi.
Khi Lý Trị tới gió lạnh thét gào, tuyết trắng bao phủ, khi Lý Trị đi xuân về ấm áp, mưa phùn li tỉ.
Mưa bắt đầu rời từ đêm qua, đến khi hửng sáng nước đọng trên mái ngói đủ nhiều, đi trên đường tới đâu cũng nghe được tiếng nước tí tách nhỏ từ mái hiên xuống.
Sông ngoài thành sắc nước càng đậm hơn, liễu bên bờ đã trổ mầm non, trong bụi cỏ những đóa hoa dại trăng trắng vừa ló đầu khỏi nền đất, cánh đồng trơ trụi dưới cũng đã xuất hiện màu xanh, một màu xanh thẫm như phi thúy. Từ xa xa, tiếng chuông chùa Đại Từ Ân nghiêm trang, xuyên thấu âm thanh nhốn nháo phố chợ rót vào tâm trí người đi xa một sự yên bình.
Cảnh sắc liên tục thay đổi, từ thành thị phồn hoa, ngoại thành yên bình, núi non trùng điệp, rừng cây bạt ngàn, chỉ có một thứ không đổi, viên tướng quân toàn thân giáp trụ đi bên xe ngựa.
Vân Sơ cưỡi ngựa đi cùng Lý Trị từ cung Hưng Khánh tới tận Vị Thành chưa về.
Lý Trị ngồi trong xa giá cách cửa sổ nhìn bóng lưng thẳng tắp của Vân Sơ:
"Về đi thôi."
Vân Sơ đáp nhỏ:" Thần tiễn bệ hạ thêm một đoạn nữa."
Lý Trị nói đùa:" Nếu ngươi muốn theo trẫm suốt thế này, trầm sẽ vô cùng vui vẻ."
Vân Sơ thì không đùa, y lắc đầu:" Thần còn có Trường An."
Lý Trị nhất thời không biết phải nói gì cho đúng nữa, nếu như bảo tên này chỉ giả tình giả ý, rõ ràng câu vừa rồi phá hỏng hết công sức của y, y không phải kẻ ngốc, đôi khi nhất định phải nói ra lời mất hứng như thế! Y kiêu ngạo thế đấy, tới mức không thèm nói dối.
Đáng tiếc y giành hết tình cảm cho Trường An, coi tòa thành đó hơn hết thảy.
Khẽ thở dài, Lý Trị dựa vào gối gấm, hai mắt khép lại.
Thấy Lý Trị lộ ra vẻ già nua, Vân Sơ đột nhiên nói: "Bệ hạ phải vui vẻ lên mới được."
Lý Trị hừ một tiếng:" Vui vẻ chỉ thuộc về thiếu niên, không thuộc về trẫm, nếu trẫm mà vui vẻ, các ngươi sẽ không vui vẻ nổi đâu."
Vân Sơ không nhiều lời, chỉ nói:" Bệ hạ phải vui vẻ, nếu không làm hoàng đế như thế thực sự quá lỗ vốn."
" Đó không phải lời một trung thần nên nói! Cũng không phải lời khuyên hữu ích!"
" Thần xưa nay ghét người ta khuyên bảo mình, càng không thích thầy tốt bạn hiền, chỉ cần bên cạnh có mấy tên bạn xấu, cùng nhau làm mấy việc xấu là được."
" Trẫm cũng ghét ..."
Hai người cứ thế vừa đi vừa trò chuyện, bất tri bất giác đã tới câu Hàm Dương rồi.
Vân Sơ rốt cuộc cũng dừng ngựa:" Bệ hạ lên cầu đi, thần đưa mắt tiễn bệ hạ qua cầu."
Lý Trị "ừm" khẽ một tiếng:" Không có bài thơ hay nào tiễn trẫm à?"
" Thần cũng nghĩ nãy giờ, chẳng hiểu sao lúc này thấy bản thân tài nông học cạn, chẳng thể làm thơ hay, nên thôi không làm nữa."
" Cũng phải ...' Lý Trị gật gù, đến khi xe đi ngang qua rồi mới để lại một câu:
"Vân Sơ, khi trẫm chết nhớ tới đưa tiễn ..."
Vân Sơ vẫy tay tiễn biệt, đứng tại chỗ nhìn theo cho tới tận khi đội xa đi qua điểm cao nhất trên cầu, dần dần khuất bóng trong tâm mắt. Y quay đầu ngựa lại, không điều khiển ngựa, để con ngựa đen theo lối cũ tự mình đi về. Còn ngựa mận chín đã già rồi, đừng nói tới cưỡi lên trận, đến hoạt động thường ngày thế này không kham nổi nữa.
Con ngựa đen trẻ trung tráng kiện, không cần thúc giục nó vẫn ra sức sải bước trong làn mưa phùn bay bay, tới khi lân nữa nhìn thấy Trường An, Vân Sơ ghìm cương ngựa, ngồi nhìn rất lâu.
Trong sương khói mưa xuân, Tường An vẫn phồn hoa như trước, người ra vào thành chẳng giảm đi chút nào, người đi qua Kim Quang Môn vào thành đa phần là người phú quý, cho nên xưa ngựa rất nhiều. Trời vừa ấm hơn được vài ngày lại đổ cơn mưa, cái giá rét mùa xuân không dễ chịu, chẳng nhìn thấy sĩ tử mặc áo xuân mỏng manh, chỉ cáo nhìn thấy người giàu khoác chiếc áo da.
Những người đó mặc áo da dê là bởi vì vụ xuân đã bắt đầu rồi.
Nói ra thì rất buồn cười, những người sinh sống ở ngoài thành lại chẳng có bao nhiêu ruộng đồng, ngược lại những người sống ở trong thành, bọn họ lại là người sở hữu đất đai nhiều hơn.
Chẳng nói đâu xa ngay chính Vân gia cũng vậy, đất đai ở gần Khúc Giang chỉ có 200 mẫn, 50 mẫu thuộc về Vân gia rồi, trong hai mươi năm qua Ngu Tu Dung đã nghĩ vô số cách để tăng thêm đất đai của Vân gia ở Khúc Giang nhưng không thành công. Có điều ở Bá Thượng, Vân gia đã có tới gân 4000 mẫu đất.
Năm xưa hoàng đế bán bố lại tô dung điệu, lệnh các hào tộc đem đất đai của mình đem phân chia, kết quả một số kẻ rất ngu xuẩn không chịu tuân theo, dùng đủ thứ lý do chây ì, kháng cự. Kết quả hoàng đế tìm rất nhiều lý do để giết chết, người chết thì đất cũng bị phân chia.
Nhưng đó chỉ là số ít, rất nhiều hào tộc đúng là đã đem đất đai dưới tên mình chia ra, nhưng đất đai bị phân chia đó thực chất vẫn do hào tộc định đoạt. Phân cũng bằng không phân, lại còn khiến quyền sở hữu trở nên càng rối rắm phức tạp.
Khiến Vân Sơ muốn xác định quyền sở hữu ruộng rất rõ ràng cũng chưa thể tiến hành.
50 mẫu đất của Vân gia ở Khúc Giang là do năm xưa Lương Kiến Phương cho, chẳng mua thêm mẫu nào, còn 4000 mẫu đất ở Bá Thượng là đất phong. Có thể nói Vân gia là thế tộc sở hữu đất đai tư nhân ít nhất Đại Đường rồi, ngay cả ông già thanh liêm như Lưu Nhân Quỹ, trừ đất phong ra ở Hà Lạc còn có hơn 2000 mẫu đất. Mặc dù số tài sản đó thuộc sở hữu của gia tộc Lưu thị, nhưng chỉ có Lưu Nhân Quỹ mới có tiếng nói mà thôi.
Đám hào tộc cũng làm thế đấy, nhiều năm thái bình khiến nhân khẩu hào tộc tăng vọt, bất kể có bao nhiêu đất đai cũng không đủ cho bọn chúng nuốt lấy.
Cuộc sống của hào tộc vốn đã có đảm bảo nhiều hơn bách tính bình thường, bất kể là tỉ lệ trẻ con sinh ra hay tỉ lệ trưởng thành hoặc là được tiếp cận giáo dục đều vượt xa bách tính.
Đợi số lượng nhân khẩu của bọn họ đạt tới một giới hạn, chính là lúc người ta tranh đoạt thiên hạ, ví dụ như thế trên sử sách nhiều lắm, dù chẳng thể nói là nguyên nhân hàng đầu khiến triều đại thay đổi.
Vân gia không tham gia cuộc chơi đó được, cách đám hào tộc đó xa, xa lắm, có điều nếu Vân Sơ làm theo kiến nghị của mẹ mình Tắc Lai Ma, hai mươi năm qua, Vân thị ít nhất đã có mấy chục nhân khẩu, rồi lại thêm hai chục năm nữa, con cháu tích cực sinh sôi nảy nở, đến khi một tiếng hô tập trung được vạn người họ Vân cùng mưu đại sự thì mới có cơ sở chắc chắn.