Q7 - Chương 305: Chỉ là công cụ đấu tranh chính trị.
Q7 - Chương 305: Chỉ là công cụ đấu tranh chính trị.Q7 - Chương 305: Chỉ là công cụ đấu tranh chính trị.
Lý Tư dẫn theo tiểu thúc tử Vân Loan tới phủ Thái Bình công chúa ở Trường An tham gia tửu yến, khi đi nàng không quên mang theo hai con độc long người đầy lông của mình.
Nói cho cùng Vân Sơ vẫn thiên vị Lý Tư, đứa bé đó thiệt thòi nhiều rồi, để nó sống thoải mái chút cũng chẳng hề gì, dù sao đây là Trường An, nó có gây họa gì thì a gia của nó vẫn gánh được. Với lại có Vân Loan đi cùng, hẳn không vó vấn đề.
Ăn cơm tối xong Vân Sơ liền không muốn dây dưa với Ngu Tu Dung nữa, cái bà nương này bây giờ chẳng biết vì sao rất bám người, tuổi cả đống rồi mà suốt ngày dán vào người trượng phu, không sợ bị nóng hay sao?
Vân Sơ hết sức chân thành kiến nghị Ngu Tu Dung đi tìm Thôi ma ma, Thôi Dao với Thuần Vu thị chơi mạt chược. Chẳng hiểu sao câu đó chọc giận Ngu Tu Dung, nàng đá Vân Sơ một cái rồi đùng đùng nổi giận bỏ đi.
Chả sao cả, ở một mình càng thích, Vân Sơ đổi thư thế thật thoải mái ngồi trên chiếc ghế rộng, mấy con chó nhỏ lẩn quẩn dưới chân, nghịch bàn chân đưa qua đưa lại của y. Vân Sơ thì tiếp tục theo đuổi suy nghĩ về hỏa pháo, hỏa thương, cùng tác dụng và ý nghĩa của chúng trong đời sống chính trị của Đại Đường.
Buồn cười thế đấy, từ lúc làm ra hỏa pháo, Vân Sơ chưa từng tính tới chuyện đưa nó lên chiến trường mà nghĩ tới ảnh hưởng chính trị của nó.
Lý Trị rất thích hỏa pháo.
Khả năng là liên quan lớn tới việc khi hỏa pháo phát xạ vô cùng kinh thiên động địa, đương nhiên hoàng đế tới nay chưa biết rằng vì tăng thêm tính oanh động cho hỏa pháo nên Vân Sơ chôn không ít mãnh hỏa vào nơi hỏa pháo bắt tới.
Thế nên khi đạn pháo rơi xuống, chẳng những nổ tung cả vùng, còn có ánh lửa ngợp trời, trông như cảnh tượng ở địa ngục.
Hỏa thương thì hoàng đế không thích, tốc độ bắn quá chậm chưa nói, lại thường xảy ra sự cố. Trong mắt hoàng đế có lẽ còn chẳng bằng cung tiễn thủ, trông cung xấu xí, cứ như cầm củi đốt bếp vậy, chẳng uy phong, cho nên hắn cũng không muốn bỏ thêm tiền vào đó.
Lý Trị chuyên môn hạ chỉ cho Vân Sơ, phải tăng cường nghiên cứu hỏa pháo, giải quyết vấn để tỉ lệ đạn pháo nổ thấp, cố gắng hết mức giảm bớt trọng lượng của hỏa pháo ... Còn về phần hỏa thương à? Trong ý chỉ dài hơn 200 chữ, nhìn mỏi mắt không thấy hai chữ hỏa thương đâu.
Vân Sơ đã đích thân giải thích cho hoàng đế tâm quan trọng của hỏa thương, hoàng đế giả vờ không nghe thấy, khả năng cao là cho rằng đó là thủ đoạn vòi tiền mới của Vân Sơ.
Về chuyện này Ôn Nhu thấy rất tốt, nếu như một cái hỏa pháo có thể thu hút ánh mắt hoàng đế, thái tử, hoàng hậu vào đó, đối với Trường An muốn âm thầm phát triển kinh tế mà nói là điều vô cùng có lợi.
Địch Nhân Kiệt cho rằng phải đẩy mạnh tiến độ nghiên cứu hỏa pháo, sớm ngày chế tạo ra hỏa pháo bắn một phát tan tành chục dặm.
Bây giờ ba người họ, Vân Sơ cùng với Ôn Nhu tiến vào triều đường, hoặc Địch Nhân Kiệt làm tới đại lý tự khanh, đều là nhân vật quyền cao chức trọng rồi.
Người quyền cao chức trọng thì thường ngày chuyện phải làm nhiều nhất là cân nhắc được mất, xác định cái gì dù chết phải giữ lấy, cái gì trôi nổi bên ngoài có thể từ bỏ, cái gì đặt ở giữa có thể dùng làm vốn liếng để trao đổi lợi lích.
Lý Trị coi hỏa pháo như mạng, ngược lại Vân Sơ, Ôn Nhu, Địch Nhân Kiệt thì ý kiến thống nhất, liệt hỏa pháo vào thứ có thể đem trao đổi lợi ích. Đồng thời hỏa thương mà Lý Trị coi thường thì Vân Sơ coi là cái gốc, là tài sản mang tính vĩnh cừu cho tập đoàn của bọn họ.
Bây giờ thực lực quân đội Đại Đường quá mạnh rồi, xung quanh lại không còn kẻ địch đáng lo ngại nào, không biết bao lâu rồi trên triều đường không ai nhắc tới chuyện tăng cường kiến thiết quân đội nữa. Mặc dù chưa tới mức đao thương vào kho, thả ngựa núi nam, nhưng mà giá trị của quân công đã tụt dốc thê thảm.
Vào năm Trinh Quan thứ chín, người tham gia cuộc chiến với Ngao Hồ quân công cấp một khi vê quê ít nhất có thể làm lý trưởng, thưởng 3 quan tiền, hai thếp vải.
Bây giờ vào năm Thượng Nguyên thứ nhất, binh bộ báo quân công lên, hộ bộ dứt khoát trả danh sách về, bọn họ nói, đám biên quân này giết dân giả mạo công lao, không thưởng.
Hai bên tranh cãi dữ dội trên triều, hộ bộ vặn một câu, chỉ thấy chém đầu, không thấy thu hoạch là sao?
Thế là ban thưởng không thấy đâu, đám ngự sử ngôn quan đòi tra xét, kết quả không lâu sau quan viên địa phương và ngự sử ngôn quan cùng dâng tấu, đàn hặc những người lập quân công là binh tặc.
Nói đám biên quan hiện giờ không khác gì phường hổ lang, rõ ràng biên cương Đại Đường không có kẻ bất thần, người Hồ quá đáng lắm cũng là tranh chấp mua bán mà đánh nhau thôi, kế đó biên quân xác định họ là phản tặc ... sau đó xuất binh tiêu diệt cuối cùng lấy quân công.
Ngự sử ngôn quan còn lo Vân Sơ can thiệp, mặc dù Trấn quân đại tướng quân y xưa nay bất hòa với binh bộ, cũng ít can thiệp vào triều chính, nhưng ai mà dám chắc binh bộ lâm vào đường cùng không cầu cứu tới y, thế là chuyên môn đem chứng cứ sắt đá tới trước mặt y. Một ngôn quan mặt đen thui của Phượng Các được phái tới Trường An, mặc kệ Vân Sơ có muốn nghe hay không, mở văn thư ra đọc oang oang giữa sân, dù bị tạp dịch huyện Vạn Niên kéo đi vẫn gào khản cổ, có thể nói từng chữ là máu và nước mắt.
Vân Sơ chẳng cần xem chứng cứ cũng biết người ta nói là thật.
Chưa có hỏa pháo với hỏa thương mà quân đội đã sắp biến mình thành ma quỷ rồi, nếu để họ trang bị những thứ này, thiên hạ này còn gì bọn họ không dám làm?
Vân Sơ thấy, quân đội Đại Đường bây giờ không cần nâng cao sức chiến đấu mà tăng cường quan lý, xem có thể biến con mãnh thú ăn thịt người này thành quân nhân chân chính không?
Có điều dựa vào tình hình bây giờ mà xét thì không có hi vọng ấy, mục đích ban đầu khi thành lập quân đội Đại Đường không phải là bảo vệ quốc gia bách tính, đó là tập hợp đám quân phiệt, tướng cướp, họ chiến đấu vì lợi ích vì tiền đồ, vì phong hầu trên lưng ngựa, cái khác không đáng kể.
Cho dù ngay cả phủ binh Trường An được Vân Sơ âm thầm cải biến hai mấy năm, trong lòng họ cũng không có khái niệm nhân dân, bọn họ vì Trường An mà chiến đấu, vì bảo vệ hạnh phục của mình mà chiến đấu.
Đây chắc chắn không phải là việc một mình Vân Sơ có thể hoàn thành, có lẽ cần nhiều đời, có khi mãi mãi chẳng thay đổi được, bởi chỉ khi nào quốc gia xuống dốc mới có cải cách, bây giờ nói cải cách quân đội khác gì tìm tới cái chết.
Dưới tình huống đố hỏa pháo và hỏa thương chỉ có thể thành công cụ đấu tranh chính trị của Vân Sơ thôi, bản thân y không rõ, rốt cuộc cục diện này là tốt hay xấu.