Q7 - Chương 315: Tông giáo vào Trường An.
Q7 - Chương 315: Tông giáo vào Trường An.Q7 - Chương 315: Tông giáo vào Trường An.
Vân Loan tinh thân phấn chấn ngồi vào bàn ăn sáng trước tiên, bữa sáng ở Vân gia thoải mái hơn bữa còn lại, không nhất định đợi mọi người đông đủ mới ăn, ai tới trước cứ ăn trước, vì mỗi người trong nhà đều có việc của mình.
Người khác không biết đang làm gì chứ Lý Tư thì chắc chắn vẫn đang ngủ chưa dậy, nếu ở nhà nào khác nhi tức phụ dậy muộn hơn công bà thì sẽ là một lỗi nặng, ở Vân thị khác. Không phải nói Vân thị không có quy củ, không có gia phong mà vì Lý Tư còn có một thân phận khác, nàng ỷ vào thân phận này mới làm càn được, nàng không chỉ là nhi tức phụ, là công chúa, còn là khuê nữ.
Dù sao thì Lý Tư cũng phá hỏng dự đoán của phu phụ Vân Sơ rồi, sau khi chăm chỉ dậy sớm hơn mười ngày liên tiếp lo bữa sáng cho cả nhà, nàng đình công. Vân Sơ và Ngu Tu Dung thậm chí còn vui mừng, khuê nữ như vậy là tiến bộ lớn rồi, khen ngợi nàng một phen.
Khi Vân Sơ tới thì Vân Loan gần ăn xong rồi, hỏi:" Thời gian qua người tới xưởng thứ hai có nhiều không?"
Vân Loan mồm đầy thức ăn, giơ năm ngón tay lên:" Năm ngày trước Thái Bình mang yêu bài kia dẫn Ung vương tới xem hỏa pháo. Ba ngày trước huynh đệ Vũ thị dùng yêu bài đó, còn hôm qua thì có mấy Bắc Môn học sĩ từ Lạc Dương tới, đều kéo nhau đi xem hảo pháo hết, quả nhiên cánh cửa này mở ra đúng là không đóng lại được. Con đoán chừng hôm nay có khi còn đông hơn."
Vân Sơ hỏi:" Không ai đi xem kính hiển vi, hỏa thương và thiết bị liên quan tới hơi nước à?"
Vân Loan lắc đầu:" Bọn họ chỉ quan tâm tới hỏa pháo thôi, với thứ khác đều không hứng thú."
Vân Sơ thở dài:" Đám người đó thật đáng cười, rõ ràng đi núi báu, lại chỉ xem cục đá tầm thường nhất. Tiểu Điểu Nhi, thực sự không có nổi một ngoại lệ nào sao?"
" Vâng, vào ngày Ung vương tới, xương phi đĩnh cố ý thả cho một chiếc phi đĩnh bay lên, Thái Bình lúc đó tò mò lắm, nhưng Ung vương nói, chẳng qua là một cái đèn Khổng Minh lớn mà thôi, chẳng có gì đặc biệt. Những người khác càng không cần nói nữa.
Mỗi năm khi gió từ Liêu Đông nổi lên, phi đĩnh từ Liêu Đông tới Trường An chỉ mất sáu ngày, khi gió tây nổi lên, từ cao nguyên tới Trường An mất bốn ngày, đó mới chỉ là vận dụng phi đĩnh khi có gió tự nhiên thôi, nếu một khi được gắn thêm động lực, lãnh thổ rộng lớn của Đại Đường sẽ không còn là trở ngại nữa, mà chỉ biến thành tài phú.
Mỗi thứ xưởng số hai nghiên cứu, đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển của Đại Đường, thế nhưng lại chẳng được quan tâm. Một mình Vân thị không gánh được khoản chỉ phí nghiên cứu khổng lồ đó.
Vân Loan đã ăn xong rồi, thi lễ với Vân Sơ tới xưởng thứ hai làm việc, nó không chăm chỉ đến thế đâu, nhưng mà không đi thì phải theo lão thần tiên đi khám bệnh.
Hôm nay Vân Sơ cũng rất bận, cuộc biện kinh ở Lâu Quan Đài cuối cùng cũng khép màn, Đạo môn và Phật môn sẽ chính thức đem sơn môn lập ở Trường An.
Phật môn lần này đặt cược lớn vào Trường An, trên cơ sở 61 ngôi chùa có sẵn, chuẩn bị xây thêm cho Trường An 50 chùa miều nữa.
Đạo môn cũng rất coi trọng Trường An, bọn họ quyết tâm đem rất nhiều cung quán ở thâm sơn cùng cốc di chuyển tới Trường An, ngay cả mạch Trương thiên sư cũng thiết lập tổng đàn ở Trường An.
Hành động của hai nhà Phật Đạo khiến Thanh Chân giáo, Cảnh giáo, Ma Ni giáo, Áo giáo có vẻ cũng đang rất tích cực chuẩn bị mở rộng ảnh hưởng của mình.
Vân Sơ rất hoan nghênh những giáo phái này tới Trường An, bởi vì họ tới đây cũng có nghĩa là Trường An có quyền quản hạt bọn họ.
Ở nhiều nơi khác thông thường quân quyền do thần ban, hoặc chính giáo hợp nhất, còn ở Đại Đường, thần quyền vua ban đã thành nhận thức chung.
Trước kia vào năm Trinh Quan thứ chín, khi giáo chủ Cảnh giáo A La Bổn - Alopen đến Trường An, Thái tông hoàng đế cho ông ta đãi ngộ rất cao, cho phép truyền giáo và xây chùa. Bây giờ Đại Đường còn cường thịnh hơn xa khi đó, mắc độ cởi mở với tông giáo cao hơn, chỉ cần là không phải tà giáo, đều có thể được trú tài một số thành thị chỉ định như Trường An, Lạc Dương, Tuyền Châu, Quảng Châu.
Càng là nơi đô thị phồn hoa, con người càng giàu có tiến bộ, tư duy càng tỉnh táo, biết rõ mình muốn gì, dưới tình huống đó tông giáo muốn truyền bá càng khó.
Con người dù tin vào tông giáo thì cũng không đem cả linh hồn thể xác vào đó, bọn họ tự có tiết chế, có lựa chọn.
Một khi tông giáo xuống thôn quê mới là tai họa, cho nên ở Đại Đường, chỉ có Phật môn và Đạo môn là có thể mở chùa miêu khắp nơi, còn tông giáo khác, chỉ được phát triển một số nơi giới hạn.
Vân Sơ muốn tất cả tông giáo tiến vào Trường An, như thế Trương An đang mất đi địa vị trung tâm chính trị, vẫn có thể dùng tông giáo tăng cường địa vị ở Đại Đường.
Trở thành trung tâm tông giáo, với Trường An mà nói là được vũ trang thêm lớp khải giáp dày, nếu một ngày nào đó hoàng đế muốn thu hồi Trường An, trước tiên phải thanh trừ tông giao đang phát triển thịnh vượng đã. Như thế Trường An có đủ thời gian để phản ứng.
Khi các lãnh tụ tông giáo Trường An, mặc dù Vân Sơ là lưu thủ Trường An, nhưng tiếng nói của y ở sự kiện này lại rất ít, có thể nói y không muốn biểu hiện ra rằng, mình hoan nghênh tông giáo tiến vào Trường An. Muốn tránh gây ra sự chú ý một số thế lực luôn quá mẫn cảm với mọi hành động của y.
Với một số kẻ, chỉ cần là việc y muốn làm, bọn chúng nhất định nhảy dựng lên phản đối như đám tâm thần.
Cho nên trong đội ngũ hoan nghênh đó, Vân Sơ chỉ đứng ở hàng thứ hai, hàng đầu là hoàng tộc Lý thị, cùng với quan viên của lễ bộ.
Huynh đệ Vũ thị ngoan ngoãn đứng ở bên cạnh Vân Sơ, nhìn Ung vương Hiền, Thái Bình công chúa đại biểu hoàng tộc tích cực giao lưu với các lãnh tụ tông giáo, bọn họ rất thèm khát.
Đáng tiếc Vân Sơ hờ hững, huynh đệ bọn họ hết cách. Vân Cẩn không đứng ở trong đội ngũ quan viên Trường An, ngược lại hắn cùng Ôn Hoan, Lý Thừa Tu đứng phía sau các lãnh tụ tông giáo, dùng lễ đệ tử. Đồng thời không tham gia giao lưu với Ung vương Hiền, Thái Bình công chúa, nói cách khác những lãnh †ụ tôn giáo đó không coi họ là thành viên hạch tâm.
Vũ Thừa Tự thấy Vân Sơ chẳng hề tỏ ra mấy nhiệt tình, lại nhìn đám Vân Cẩn, Ôn Hoan bị gạt sang bên lề thì chủ động lùi vê sau một bước, đừng xem thường, một bước lùi này cho thấy họ không muốn tỏ ra quá thân mật với quan viên Trường An.
Huyền Trang đại sư tuy vẫn là lãnh tụ Phật môn, nhưng trong cuộc đại biện luận ở Lâu Quan Đài này lại không thàm gia, tỏ rõ không hỏi tới sự đời, một lòng thanh tu trong chùa Đại Từ Ân, chuyên tâm biên soạn kinh sách.
Tiếp đó Tôn chân nhân không còn là nhân vật không thể thiếu của Đạo môn, từ khi ông một lòng say mê với y thuật, đã hơn mười năm rồi chưa được sự giúp đỡ thực sự của ông, khiến có Đạo mông vốn thực lực hùng hậu, sau khi nhiều bậc đại đức chân tiên thăng thiên, thực lực giảm mạnh, nếu không phải danh vọng của ông quá cao, đám người đó thậm chí còn muốn trục xuất ông khỏi đạo môn.
Qua cuộc biện luận này một số cao tăng cao đạo đã vươn lên thành lãnh đạo Phật Đạo, nhìn bề ngoài thì cơ sở Vân thị ở hai nhà Phật Đạo đang sụp đổ ầm ầm, nhưng vẻn vẹn từ nghi lễ hoan nghênh quy mô hoành tráng này thôi, hai huynh đệ Vũ thị đã thấy nhiều thứ mà bình thường không thấy được, nhưng họ không định nói cho hoàng hậu.
Không phải vì bọn họ có ý kiến gì với hoàng hậu, mà vì Vân Sơ quá giảo hoạt, hai huynh đệ họ tuy cho rằng điều mình thấy là sự thực, nhưng trừ khi cái đầu Vân Sơ thực sự rơi xuống, bọn họ thấy đừng tùy tiện làm gì là hơn cả.