Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 1800 - Q7 - Chương 327: Thái Tử Hiếu Thuận.

Q7 - Chương 327: Thái tử hiếu thuận. Q7 - Chương 327: Thái tử hiếu thuận.Q7 - Chương 327: Thái tử hiếu thuận.

Trước khi thi thể của hoàng đế bị phân hủy hết, phải đề phòng xác chết của hắn sống dậy.

Trong thời đại trước kia của Vân Sơ không có hoàng đế, nhưng y đã chứng kiến một vị lãnh đạo trông hết sức vô hại, trước khi chết còn hại chết cả một đám quan viên.

Một huyện, hai ban bệ, tổng cộng có sáu mươi chín người bị bắt, chuyện hết sức nghiêm trọng, nguồn cơ chỉ từ một sự cố không đáng kể, trong phong ba chính trị đó, một đám người lĩnh án hai năm sáu tháng tù.

Trí tuệ chính trị của Lý Trị còn vượt xa vị lãnh đạo đã chết kia, Vân Sơ cho rằng trước khi chết hắn muốn đem theo nhiều người hơn nữa.

Lý Trị xây lăng mộ ở Càn Huyện vô cùng lớn, tòa sơn lăng này được bắt đầu quy hoạch vào ngay vào năm đầu tiên hắn đăng cơ, bản vẽ hoàn thành vào năm Vĩnh Huy thứ sáu, năm Long Sóc thứ nhất chính thức khởi công, tới giờ vẫn còn đang xây dựng.

Vị trí nằm trên Lương Sơn cách Trường An 170 dặm, chiếm diện tích tới hơn 5000 mẫu, ba đỉnh của Lương Sơn đều bị gom vào đó, đỉnh cao nhất ở giữa Lý Trị chuẩn bị làm mộ cho mình. Sau khi gọt núi cao thành đồi tròn, hai đỉnh núi còn lại biến thành nhũ sơn, quy mô lăng mộ cực kỳ đồ sộ.

Lăng mộ của Lý Trị được bố trí không khác gì thành Trường An, ngoài mộ có hai bức tường cao lên tới ba trượng, chia lăng mộ thành quách và nội thành. Chỉ là quy mô nhỏ hơn Trường An một chút, chỉ có bốn cổng thành Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ.

Từ lâu rồi Lý Trị từng nói với Vân Sơ, sẽ cho y một vị trí trong hoàng lăng. Khi đó thể hiện sự coi trọng của Lý Trị cho y, là vinh sủng to lớn ... Có điều bây giờ Vân Sơ nghĩ lại lời đó chỉ thấy hãi hùng, trời mới biết Lý Trị định chôn sống y vào hoàng lăng, hay là đợi y chết rồi mới mang đi chôn.

Nếu là đợi chết rồi mới chôn vào hoàng lăng thì Vân Sơ vui vẻ thôi, dù sao đó cũng coi là vinh dự rất cao rồi, còn nếu bị đem chôn sống thì ... Đợi đấy!

Từ khi Tần Thủy Hoàng dùng binh mã đất nung thay thế người sống làm đồ bồi táng, các đế vương sau này rất ít khi dùng người tuẫn táng nữa. Đương nhiên là nói không tuấn táng quy mô lớn, chứ tuẫn táng quy mô nhỏ thì thường xuyên, hơn nữa còn kéo dài mãi về sau. Ví như Hán Vũ Đế mang Câu Dặc phu nhân tuẫn táng theo.

Hán Thư viết, Câu Dặc phu nhân chết là vì phạm lỗi bị Hán Vũ đế trách mắng, cuối cùng u uất mà chết.

Sử Ký viết, Hán Vũ đế lo sau khi ông ta chết xuất hiện cục diện mẹ mạnh con yếu, nên ban chết cho Câu Dặc phu nhân.

Có điều Hứa Kính Tông có ý kiến khác, nhân phẩm ông ta tuy không ra gì, nhưng học vấn thuộc hàng uyên thâm, nghiên cứu lịch sử có thành tự nhất định, nói cả hai cách nói trên đều là láo toét, Câu Dặc phu nhân bị đem tuẫn táng cùng Hán Vũ Đế, còn là loại tuẫn táng moi hết nội tạng, nhét đầy hương liệu vào, để mãi mai không thối rữa.

Vân Sơ khuynh hướng tin suy đoán của Hứa Kính Tông, Câu Dặc phu nhân làm Hán Vũ đế khó quên nhất chính là dung nhan tuyệt thế của nàng, nếu chôn một cách tùy tiện rồi bị giòi bọ chui bừa bãi vào người, đục toàn thân thủng lỗ chỗ thì còn đẹp đế gì nữa.

Lý Hoằng cũng có cái lo lắng đó, vốn không đâu, nhưng sau khi bị Vân Sơ chỉ mặt mắng là Lý Thừa Càn, còn bị y ẩu đả một trận, hắn bắt đầu nghi thần nghỉ quỷ, nhìn ai cũng thấy giống âm mưu hại hắn. Hắn sợ việc hắn làm bây giờ bị phát hiện, thế thì khả năng hắn không sống quá phụ hoàng của hắn được.

Vì thế ngày thứ 18 sau khi tới Trường An, Lý Hoằng ra lệnh ngừng toàn bộ kế hoạch đang tiến hành, cho dù toàn thân vẫn đau đớn vô cùng hắn vẫn cắn răng dẫn người tới công trường hoàng lăng ở Lương Sơn thị sát, tỏ lòng hiếu thảo. Không ngờ tra ra không ít chuyện phạm pháp, tham ô hoành hành làm người ta kinh khiếp.

Thái tử điện hạ trong cơn cuồng nộ vung đao đồ sát, lấy máu tham quan trộn với chu sa, chế thành bức bích họa Bạch Hổ, tăng thêm sát khí cho bạch hổ.

Sau đó thái tử còn lấy ra sáu mươi vạn quan trong kho Đông cung của mình, dùng để mua vật liệu mới, bù đắp lại lỗi lâm của đám tham quan ô lại, nhất thời được ca tụng là chí hiếu.

Làm xong tất cả những chuyện ấy, Lý Hoằng vội vã lên đường tới cung Cừu Thành, chuẩn bị tự mình hầu hạ cha già bệnh nặng, tinh thần không tốt.

Gần đây Lý Hoằng trông cường tráng hơn trước, ngay cả gương mặt luôn góc cạnh anh tuấn, cũng tròn trại hơn rất nhiều.

Ai không biết thì nghĩ rằng thái tử điện hạ béo lên, chỉ có Vân Na mới biết, toàn thân thái tử sưng vù, lúc nào cũng sốt nhẹ, mặc dù Vân Sơ đánh hắn không gây tổn thương gân cốt, nhưng ngày đêm dày vò không nhẹ.

Từ Lương Sơn tới cung Cửu Thành, khoái mã đi không quá năm ngày, đi xe ngựa không quá mười ngày, vậy mà Lý Hoằng đi mất nửa tháng.

Đợi tới khi Lý Hoằng tới được cung Cửu Thành thì đã khôi phục dáng vẻ thái tử anh tuấn ngày xưa. Cho dù hoàng đế cho phép Lý Hoằng dẫn thái tử lục soái tiến vào cung Cừu Thành, thái tử vẫn cố chấp lệnh thái tử lục soái đóng quân ở ngoài đồng hoang, bốn bề bằng phẳng cách cung Cừu Thành sáu mươi dặm, chỉ mang theo 200 thân vệ và Vân Na tới cung Cừu Thành.

Lý Trị béo lên nhiều, chịu vậy thôi, tạng người Lý gia bọn họ là thế, chỉ cần không chịu khó rèn luyện là béo lên rất nhanh.

Thế nhưng dưới đôi chân to béo của Lý Trị còn có con gấu khoang to béo hơn cả hắn, nằm im lìm như chế.

Lý Hoằng chỉ nhìn mắt con gấu lớn đó một cái là biết ngay đó chính là con gấu năm xưa Vân Sơ bắt cho mình, sau đó trở thành thú cưng của phụ hoàng, hơn nữa tuy nằm im, nhưng nó chắc chắn còn sống, vì đôi mắt nó rất linh động, chẳng qua là to béo quá lười di chuyển thôi, đống cành trúc đặt ngay bên cạnh miệng nó là minh chứng. Vậy cái tin đồn gấu lớn chết đồn đại khắp Trường An là giả ... Hắn run người, trúng bẫy rồi, Vân Sơ sao có thể không biết, nhưng y không nói ra.

Lý Trị tay cầm cái cốc vàng, bên trong chứa đầy rượu nho, con mắt độc nhất đáng sợ đầy vẻ châm chọc, nói với Lý Hoằng vừa mới thi lễ xong:" Sao, ngươi bị Vân Sơ giáo huấn à?"

Lý Hoằng hiểu ngay, phụ hoàng biết hết rồi, hắn không có chút cơ may nào cả, may mắn hắn đã có hành động quyết đoán, dù phụ hoàng nhìn ra hắn thể hiện hiếu thảo là vở kịch, nhưng hiếu thảo vẫn là hiếu thảo, bề ngoài không ai chê trách gì được. Hắn đưa đầu xuống dưới chân phụ hoàng hắn, hổ thẹn nói:" Hài nhi bị giáo huấn rất thảm, xin phụ hoàng nương tay, hai nhi không chịu thêm được nữa."

Lý Trị uống một hơi hết nửa cốc rượu, đặt xuống nói:" Cởi áo ra cho trẫm xem, sau đó mới tính tới có giáo huấn ngươi nữa không?"

Lý Hoằng rất nghe lời cởi áo ra, để lộ thân thể vẫn còn mang đủ vết tích xanh đỏ chưa lành hẳn.

Mặc dù dấu vết mờ rồi, nhưng dựa vào diện tích bị thương thế kia, Lý Trị có thể hình dung được Vân Sơ ra tay thật, rốt cuộc là chuyện gì khiến tên nhị bách ngũ đó lại nổi giận tới thế. Đổi lại là người khác làm chuyện này, không cần biết ai đúng ai sai, Lý Trị đã đập bàn truyền lệnh giết cả chín họ, nhưng người ra tay là Vân Sơ, Lý Trị chưa hề có một khắc nào nảy sinh ý nghĩ đó:" Xem ra đúng là ngươi bị Vân Sơ giáo huấn rồi."

Đầu óc Lý Hoằng xoay vòng vòng, hắn biết phụ hoàng nhất định sẽ hỏi tới nguyên do, vậy trả lời ra sao, bất kể phụ hoàng biết hay chưa, hắn cũng không thể ngu xuẩn tới mức mình vì thăm dò phụ hoàng, mới bị ăn đòn được. Đầu vừa nghĩ, miệng hắn vừa tìm cách kéo dài thời gian, dùng tới khổ nhục kế:" Trừ mặt và lòng bàn chân ra thì không có miếng thịt nào lành ạ."

" Tên Nhị Bách Ngũ đó vẫn ngang ngược vô lối như thết Thái tử mà y cũng dám đánh ...' Lý Trị dựa lưng vào ghế, tay theo thói quen dùng lực nắm tai gấu lớn, giọng lạnh xuống:" Thế nhưng xưa nay y không đánh người vô duyên vô cớ ... Nói, rốt cuộc ngươi làm gì khiến y tức giận tới mức đó?"
Bình Luận (0)
Comment