Trong phường im phăng phắc, đến chó sủa gà kêu cũng chẳng có, nhưng Vân Sơ đoán chừng đang có vô vàn ánh mắt đang ở sau khe cửa nhìn ra ngoài. Y về tới nhà mới phát hiện, Thôi nương tử, Vân Na và nha hoàn Đại Phì, con báo Đại Phì đều không thấy tung tích. Hỏi Nhị Phì mới biết là tới Ngu gia ở phường Hưng Đạo làm khách rồi. Khi hoàng đế chưa tới thì họ đã đi, nói là sẽ ở đó cả ngày, tối mới về.
Thời tiết đẹp, nhà lại yên ắng, đúng là lúc tốt để ngủ, như nha đầu Vân Na đó mà ở nhà, đừng hòng yên thân với nó.
Vân Sơ ngủ đẫy mắt thức dậy, biết hoàng đế đã đi rồi, vì y đã nghe thấy tiếng động huyên náo xa xa chứng tỏ người trong phường Tấn Xương đã có thể tự do đi lại, tính thời gian thì hoàng đế ở lại phường Tấn Xương ba canh giờ.
Hoàng đế mới đi chưa được một canh giờ thì đã có rất nhiều người tặng quà cho Vân Sơ, trong đó lễ vật của Lư thị, Lương thị là lớn nhất.
Vân Sơ thích lễ vật nhà Lương Kiến Phương, vì người ta tặng quà là tặng vàng nguyên khối, nặng tới mức không biết cầm thế nào.
Lễ vật nhà Trình Giảo Kim thì mang tính xã giao vớ va vớ vẩn chẳng hay gì, nào lụa, trang sức, sách, trông thì không tệ, nhưng chẳng thực tế bằng cục vàng to tổ bố bê muốn gãy tay kia.
Hoàng đế tới phường Tấn Xương, hiệu vàng Đức Thắng Long được lợi lớn nhất, nhất là hoàng đế và mỹ nhân bị câu chuyện trang phục thêu ba chữ lớn làm cười không thôi.
Nhìn có vẻ Đức Thắng Long bị lỗ, Vân Sơ dùng cơ trí kiếm không ít lợi lộc, dựng lên hình ảnh thương cổ lương thiện thành thật, dễ bị lừa gạt. Ai không muốn làm ăn với người như vậy chứ?
Cho nên khi chưởng quầy già chuyên môn tới Vân gia bàn bạc chuyện tài trợ trang phục mùa hè cho phường dân, còn tặng cho Vân Sơ một bộ trang sức vàng cao cấp nhất.
Tiễn chân vị chưởng quầy thật thà đi, Vân Sơ thưởng thức bộ trang sức vàng, dùng bạch ngọc khắc thành trúc, lá trúc đục lỗ, treo sáu quả chuông vàng, khẽ lay một cái phát ra tiếng lách cách, không chói tai, lại rõ ràng.
Sai khổng tước, không giống loại sai dài, đây là khổng tước xòe đuôi, có thể siết chặt tóc, bải thạch mục lóng lánh, nhìn là biết đồ tốt.
Còn có cả vòng tay, móc vàng trông rất sang, quan trọng là nặng, về phần vòng ngọc thì Vân Sơ chả thèm, khi ở Tây Vực y kiếm được cả đống đá tốt. Đợi Vân Na lớn một chút sẽ làm trang sức cho nó.
Những thứ trước mắt này, Vân Sơ giữ lại làm của hồi môn cho Vân Na.
Con khỉ già rất tán thành cách làm của Vân Sơ, còn về phần tiểu cô nương không cha không mẹ mà Vân Sơ nhìn trúng, con khỉ già cho rằng, tới khi đó tùy tiện cho vài đồng là được.
Nghe giọng điệu Con khỉ già, Vân Sơ luôn thấy ông ta hình như muốn nhét lão bà cho mình, tuy giờ ông ta không nói, nhưng sau này ông ta nhất định sẽ làm thế.
"Huyền Trang nói ngươi muốn xây một tòa Phật viên tinh xá? Ngươi định thờ vị Phật nào? Còn nữa, ngươi không có nhiều tiền, xây tinh xá thế nào?"
"Còn nữa, đó là nguyện vọng của ngươi, hay là thuận miệng nói thôi? Cuối cùng, ngươi định xây tinh xá ở đâu?"
Vân Sơ bị Con khỉ già hỏi một tràng làm ù đâu, y không biết mình nói là xây Phật viên tinh xá bao giờ.
Cái thứ kiến trúc dùng vàng làm gạch đó, y làm sao mà xây nổi.
Còn nữa, thờ Phật á?
Đến trong nhà y còn chẳng tính thờ Phật, nếu bảo phải thờ Phật gì, Vân Sơ thà đem Vân Na làm linh vật để thờ còn hơn.
Có bao nhiêu vàng như thế, y dát mỏng bọc luôn thành Trường An lại không hay à? Sao lại làm gạch lát đường ...
Đột nhiên Vân Sơ rùng mình nghĩ tới những lời mình nói với Địch Nhân Kiệt, y ngẩng đầu lên trời, lại nhìn về phía chùa Đại Từ Ân, y đột nhiên cảm giác như thế Huyền Trang đang mỉm cười nhìn mình.
Con khỉ già cũng cười híp mắt:" Khỉ con, ngươi nhìn trời này, đất này, ngươi nghĩ rằng bốn phía không có ai, nhưng không biết rằng, giữa trời đất có mười vạn ức Phật đang nhìn ngươi."
"Mười vạn ức à? Nhiều Phật thế?" Vân Sơ hoang mang nhìn bốn xung quanh, cảm giác mỗi khe hở bên cạnh mình đều nhét đầy Phật:
Nếu những số Phật đó có thể giúp mình làm việc thì tốt biết bao.
Vấn đề là Phật chỉ đứng trên cao, nhìn ngươi sống, nhìn ngươi làm việc, nhưng không giúp gì hết.
Con người phải dựa vào bản thân.
Vân Sơ ở nhà đợi ba ngày không đi đâu, hi vọng có được phần thưởng của hoàng đế, dù sao y đã biến phường Tấn Xương thành nơi sạch sẽ nhất, an toàn nhất, chỉ số hạnh phúc cao nhất thành Trường An rồi.
Đáng tiếc chẳng có tí động tĩnh gì hết.
Hoàng đế không thưởng cho Vân Sơ, ngươi khác cũng không hứng thú tặng quà cho y nữa, đoán chừng những người tặng quà cho y trước đó cũng hối hận rồi.
Có điều chẳng sao cả, cây mai Vân Sơ trồng đã mọc lá rồi, trúc đã có lá mới mọc ra, xanh non non, rất giống màu quan phục của y. Số cây bị Lý Trị nhổ bừa bãi kia chưa chết, chịu khó chăm sóc đợi thêm thời gian nữa sẽ phục hồi.
Ngu Tu Dung tới phường Tấn Xương chơi suốt cả ngày, ai cũng có thể gặp nàng, chỉ có Vân Sơ là bị nàng tránh mặt. Ai cũng bảo cưới được nữ tử mỹ lệ như thế là phúc của Vân Sơ, nhưng chỉ có Vân Sơ chưa thấy toàn bộ dung mạo của nàng.
Mỹ nhân ôm tỳ bà che nửa mặt là ý cảnh rất đẹp, Vân Sơ vẫn muốn thấy toàn bộ dung mạo của Ngu Tu Dung, chứ không phải chỉ một liếc thoáng qua kia, liền hoàn thành toàn bộ hiểu biết của y về nàng.
Nghe Vân Na nói, Tu Dung tỷ tỷ rất thích ca ca.
Nghe Thôi nương tử nói, Tu Dung tình cảm sâu đậm với Vân Sơ.
Lời hai người này không thể lấy làm chuẩn, vì Vân Na cho rằng, nữ tử toàn thiên hạ nên thích ca ca rất giỏi nướng hạn thát nhà mình.
Thôi nương tử cho rằng, lang quân của nhà mình xứng với tất cả nữ tử trên thế giới, nữ tử tốt phải tranh, phải cướp để có được lang quân nhà mình mới đúng.
Đó là sự thiên vị từ người thân, giống như mẫu thân yêu quý đứa con bại gia vậy.
Ngu Tu Dung chỉ tới phường Tấn Xương một lần, danh nghĩa tất nhiên đáp lễ Thôi nương tử và Vân Na tới thăm mình, nhưng mà đoán chừng nàng muốn đánh dấu chủ quyền rồi. Còn tiểu nha hoàn tên Tử Quyên thì rất chăm chạy tới Vân gia, gần như chỉ cần có thời gian là nó tới Vân gia, được Vân Na dẫn đi ăn uống.
Đôi khi Tôn ma ma cũng tới, bà nhận ít công việc may vá chăn bông từ Thôi nương tử mang về làm, kiếm được không ít tiền dầu muối.
Vân Sơ giả vờ không biết gì cả.
Đây là thời gian hai người thăm dò nhau, chậm một chút mới hợp lẽ thường.