Vân Na uống rất nhiều nước nho, nên chẳng có gì bất ngờ, nó say rồi, được Thôi nương tử cõng về phòng ngủ, Công Tôn Đại Nương biết ý đi theo.
Chỉ còn lại Ngu Tu Dung làm việc thừa thãi, lúc thì cắt nến, khi thì lau bàn, lát lại thêm trà nước.
Vân Sơ nhìn nàng cúi người lau bàn, tư thế cám dỗ, hắng giọng:" Nàng có cần ta dạy nàng viết thơ không?"
Ngu Tu Dung quay sang mắt ôn nhu như nước:" Thiếp không cần, chỉ cần biết lang quân là đại tài bất thế là đủ rồi."
Văn thơ với Vân Sơ mà nói chưa bao giờ là thứ đồ nhu yếu phẩm, mặc dù y biết rất nhiều danh tác, nhưng chẳng liên quan gì tới yêu thích.
Ngu Tu Dung thì khác, gia tộc nàng vốn lấy thi thư truyền gia, tuy gia đạo đi xuống, nhưng nàng vẫn kỳ vọng phu quân của mình là tài tử cầm kỳ thi họa thứ gì cũng tinh thông.
Vân Sơ mặt nào cũng tốt, chỉ là có chút lưu manh vô lại, đem sao với tài tử trong mộng của nàng có thua kém.
Bây giờ lương nhân làm ra bài thơ Tĩnh dạ tư này, cuối cùng bù đắp chút tiếc nuối trong lòng nàng.
Nhìn bộ dạng xuân tình bừng bừng của nàng, Vân Sơ cũng toàn thân rạo rực, đang định rời bàn thì sau lưng có tiếng ho, Thôi nương tử lực lưỡng béo tốt đứng ở cửa ho như ho lao.
Vân Sơ đành hậm hực cầm văn thư lên, tiếp tục nghĩ sách lược phú quốc cường dân.
Trung thu đã qua, ngày 18 tháng 8 đến, lại có một đám người phong tỏa phường Tấn Xương hết vòng trong vòng ngoài, ngay cả phường dân cũng không được tùy ý qua lại. Dù lý trưởng kiêm phường chính Lưu Nghĩa đã cố gắng thuyết phục quan viên phụ trách cho một số người ra ngoài để bệ hạ cảm thụ được cuộc sống dân gian chân thực nhất, ông ta lấy cả tính mạng ra đảm bảo cho những người kia, quan viên phụ trách vẫn lạnh lùng lắc đầu.
Kết quả vẫn như mọi khi, chỉ có cái nhà ba người quái dị kia cùng Vân Sơ, và vài thư ký, hộ về, chưa tới một chục.
Lý Trị có vẻ rất thích đi trong con nhõ nhỏ lát đá phủ bóng trúc của phường Tấn Xương, chỉ là cái tật ngứa tay không đổi, loáng một cái hắn đã bẻ một cành liễu, một bông nguyệt quý đang nở đẹp. Đến cả thạch ngư ông mà công tượng phường Tấn Xương điêu khắc đặt bên kênh nước mà Lưu Nghĩa luôn cẩn thận giữ gìn cũng bị hắn lấy mất cần câu.
Từ lần đầu tiên hoàng đế tới phường Tấn Xương thì nhiệm vụ chăm sóc Lý Hoằng đã rơi vào tay Vân Sơ, trước kia y bề, giờ y dắt.
Nói ra kỳ lắm, đứa bé này nắm tay Vân Sơ rất chặt, dù lòng bàn tay đầy mồ hôi cũng không buông.
Lý Trị lại bẻ trúc rồi, cây trúc này rễ cắm rất sâu, hắn lại không có bản lĩnh như Lỗ Trí Thâm, khó mà lay động được.
Sau đó Vân Sơ thấy Vũ chiêu nghi đưa mắt có tên tráng hán to như gấu sau lưng, tên này lập tức đi tới, chỉ nghe rào rào, cây trúc to như cánh tay bị hắn nhổ lên.
Lý Trị tức giận:" Thứ man ngưu này, trẫm chỉ muốn xem xem trúc này có phải là mới trồng hay không thôi, ngươi nhổ lên làm gì?"
Vũ chiêu nghi ở bên cười khúc khích:" Nhổ lên xem càng rõ, có đúng không Vân khanh?"
Vân Sơ ngớ người, mới đầu Vân Sơ còn tưởng Vũ chiêu nghi gọi nhầm tên mình, thoáng cái tỉnh ngộ, ồ, Vân khanh là chỉ mình.
"Bẩm chiêu nghi, phường Tấn Xương nóng nực, vi thầm muốn trồng nhiều trúc chút để lấy bóng mát, không ngờ sau ba năm trúc che bóng thành họa rồi. Từ năm nay bắt đầu thay cây khác."
Lý Trị phủi tay hỏi:" Trúc sao lại thành họa?"
Vân Sơ thở dài:" Vì không sao đoán được rễ trúc sẽ mọc theo hướng nào, hai năm qua chúng vươn khắp nơi, đã phá không ít tường. Có nhà dân bị trúc xuyên cả nền đá phòng khách mọc lên."
Lý Trị chẳng bận tâm tới câu trả lời của y, cũng chẳng thèm để ý đang nói đề tài không liên quan:" Anh quốc công vì sao tiến cử ngươi làm huyện úy?"
Vân Sơ cũng đã quen cách nói chuyện vô lý của hắn, khom người nói:" Bẩm bệ hạ, là do vi thần cầu xin Anh công."
"Đã có thể cầu tới Anh công, vì sao không xin quan chức lớn hơn?"
"Vì vi thần mới khổ học ở thái học ba năm, có may mắn tham dự đại khảo, lại may mắn đỗ, thần nghĩ mình làm một thất phẩm huyện úy vẫn có thể đảm nhiệm được."
"Ngươi có biết ngươi vừa làm bài xong thì được Lý Nghĩa Phù và Chử Toại Lương cho chữ chín thật lớn không? Ngươi thấy ngươi xứng với chữ chín này à?" Lý Trị nói tới đó bước tới một bước, gần như nhìn chằm chằm vào mắt Vân Sơ:
Vân Sơ lùi lại một bước, dõng dạc đáp:" Nếu Lý công không phải ân sư của thần, bài của thần phải vào ba hạng đầu."
Lý Trị thoáng bất ngờ, cười nhạt:" Ồ, ngươi thực sự có hùng tài như vậy sao?"
Vân Sơ cúi đầu nhìn đôi mắt đen láy của Lý Hoằng cũng đang nhìn mình lo lắng, mỉm cười nhẹ với nó:" Phường Tấn Xương có thể khiến bệ hạ tới nhiều lần như thế, đã nói rõ vấn đề. Cho dù thần làm bài thi không tốt, bệ hạ thấy bài thi tên phường Tấn Xương thế nào?"
"To gan, trẫm tới đây là để hỏi, hai cỗ thi thể treo trên ao sen ở chợ Đông là do ngươi làm phải không?"
"Đúng ạ."
Lý Trị nổi giận giọng cao hơn rõ rệt:" Thiên hạ thanh bình, càn khôn vằng vặc, vì sao lại làm chuyện người người oán giận như thế?"
Vân Sơ lại lùi bước nữa, y không bỏ công đoán ý đồ Lý Trị, y làm theo tôn chỉ nhất quán trước nay của mình, đó là làm điều chính xác:" Truân giám Phùng Trung, nuốt 200 quan tiền rửa phèn ở Cáp Mô Lăng. Tư lại Triệu Tam Lang, dùng nhiều thủ đoạn mạo danh, thêm số, tham ô tiền trợ cấp mua ngựa cho phủ binh, tổng cộng 130 quan."
"Khi thần thanh tra kho tiền, phát hiện vấn đề này, lệnh hai người bọn chúng bù lại tiền tham ô trong hai ngày. Kết quả cho chúng cơ hội lấy công chuộc tội, chúng lại treo cổ trong huyện nha gây sức ép với thần."
"Thần cho rằng, người đã chết, tội chưa hết, để cảnh cáo người sau, treo xác trừng phạt, không có gì không ổn."
Bên cạnh có bí thư thừa ghi chép lại lời Vân Sơ, Lý Trị không tin y dám nói dối mình, chuyện này muốn tra rất dễ:" Dù là thế, ngươi có thể trừng phạt bằng cách khác, sao có thể dùng thủ đoạn thô bạo như thế ở Trường An?"
Vân Sơ lần nữa thi lễ:" Vi thần lớn lên ở Tây Vực, không học được cách khác chấn nhiếp lòng người, thần cũng cho rằng không có cách chấn nhiếp nào hay hơn treo xác."
Hai mắt Vũ Mị thoáng chốc sáng lên, ẩn giấu rất nhanh.
Lý Trị tiếp tục bước đi:" Nếu làm theo phép công, trẫm xá cho ngươi vô tội."
Mặc dù Vân Sơ chẳng thấy mình có tội chỗ nào, vẫn thi lễ cảm tạ:" Tạ long ân bệ hạ."
(*) Có khi Vân Sơ thay Lai Thần Tuấn, Chu Hưng ấy chứ.