Có Lưu Nhân Quỹ đi đầu làm gương, công việc của Vân Sơ nhẹ nhàng hơn nhiều rồi, y tới thái phó tự trình lên kế hoạch thư xây dựng xưởng dệt bông. Thái phó tự thiếu khanh chẳng buồn xem bản kế hoạch chi tiết mà Vân Sơ thức ba đêm mới viết ra, chỉ đọc lướt qua tiêu đề cho có lệ, hừ một tiếng nói trâu ngựa không đủ, xe không đủ, không có dư cho Vân Sơ đi làm cái xưởng dệt bông gì đó.
Vân Sơ cũng không kỳ kèo gì cả, y hết sức dễ nói chuyện, chỉ có điều y kiếm cái ghế dài, kệ tuyết rơi, ngồi ngay trước công giải của vị thiếu khanh đó, nhìn chằm chằm vào ông tay, tay cầm bút với một quyển sổ, ngồi vẽ một con khỉ đang một tay đu cây, một tay gãi trym, còn có gương mặt rất bỉ ổi sao mà giống vị thiếu khanh nào đó thế.
Vị thiếu khanh đó chỉ là quan viên tòng tứ phẩm, đâu bằng hộ bộ tả thị lang chính tứ phẩm Thôi Tú bị đàn hặc vì tội ăn không ngồi rồi kia, trong khi ác danh của Vân Sơ còn quá Lưu Nhân Quỹ, có ai không biết chuyện hai bộ xương trắng chứ.
Vì thế khi Tết Xuân sắp tới, khi nha môn sắp ngừng làm việc, Vân Sơ và Lưu Nhân Quỹ có hết mọi thứ họ cần.
Mùa đông uống trà vô vị, cho nên Vân Sơ và Lưu Nhân Quỹ ngồi bên bếp lò đất nho nhỏ trong nha môn huyện Trường An, hâm bầu rượu nho nhỏ uống.
Ngày 23 tháng Chạp chính là ngày Tết ông Táo đối với nhà quan hoạn như Vân gia, ngày hôm đó hoạt động cúng tế chú yếu là tiễn Táo vương gia lên trời.
Chuyện này phải do gia chủ như Vân Sơ đích thân làm, chuyện chủ yếu phải làm là đem đồ cúng đặt trước mặt Táo vương gia trong bếp, mời người ta hưởng, hưởng xong thì Vân Sơ đem kẹo mạch nha bôi lên miệng Táo vương gia. Hi vọng ông ta mồm có mật, lên trời chỉ kể chuyện tốt thôi, đừng kể Vân Sơ thích tóm đầu người ta ném ra ngoài cửa sổ.
Cho nên Vân Sơ thấy kẹo mạch nha còn chưa đủ, dùng mứt dán chặt miệng của Táo vương gia.
Thần ở Vân gia nhiều lắm có thần cửa, thần giếng, thần nhà xí, còn có một vị thần trung tựu mà tới giờ Vân Sơ chẳng hiểu là thần gì, hỏi Ngu Tu Dung mới biết đó là thần cửa sổ.
Thế mới thấy, cổ nhân hơi chút nói trên đầu ba thước có thần linh là có lai lịch của nó.
Vân sơ thì thấy thần bếp chỉ giỏi ăn vụng, thần cửa thì ngủ gật, thần giếng nửa đêm bò ra dọa người, thần nhà xí hay nhìn trộm, thần cửa sổ nhất định nhìn thấy y và Ngu Tu Dung ân ái rồi .... Vì nhà họ không có rèm cửa sổ.
Ông Táo ở Đại Đường cũng chia năm bảy loại, ví dụ ở Vân gia thì 23 sẽ lên trời báo cáo, 30 trở về. Còn ông Táo ở nhà bách tính bình thường 24 mới lên trời, cũng 30 về. Còn ở huyện thì 25 mới đi ... Chắc là do mức độ giàu có.
Sau ngày 23 thì phường Tấn Xương không mua bán nữa, công tượng không đi làm công nữa, trừ người phụ trách vệ sinh môi trường trong phường ra thì nghỉ hết rồi.
Nhi tử của Lưu Nghĩa kiếm được từ Vị Nam không ít lợn sống cùng với gà vịt ngan, giết liền một lúc hơn trăm con lợn bảo người trong phường chia nhau.
Gà vịt ngan thì phân phối theo hộ, như thế mỗi nhà đều có một cái Tết đủ đầy.
Lưu Nghĩa sai người đập vỡ băng ao sen trong phường, bỏ tiền ra thuê người chỉ cần tiền không cần mạng ở ngoài phường, giữa mùa đông nhảy xuống ao mò ngó sen.
Sen năm nay đảo không sót một cọng rễ nào, vì năm sau Lưu Nghĩa muốn trồng sen Phật.
Ngó sen ngủ nửa mùa đông, bây giờ đào lên ăn vừa vặn, giòn ngọt như như lê mùa thu.
Thôi nương tử sau Lưu Nghĩa mang về nhà mấy nghìn cân, đem xay, sau đó lọc, lắng, thế là có được mấy trăm cân bột ngó sen.
Thứ này phối hợp với quả khô từ Tây Vực, ăn ngọt lịm, là đồ bổ tốt vào mùa đông.
Quà năm mới năm nay Vân gia tặng cho người ta là chăn đệm và bột ngó sen.
Vân Sơ sai Vân Na đem thật nhiều bột ngó sen đi tặng Huyền Trang đại sư, y thấy trong đêm lạnh phiên dịch kinh sách, huyền trang có một bát bột ngó sen nóng ấm ngọt lịm, có khi lưu luyến thế gian thêm vài phần.
Thằng bé Lý Hoằng được bột ngó sen cảm động khóc ngon lành, vì Vân Sơ là người duy nhất tặng quà cho nó.
Năm nay nó nghèo lắm, cứ nghĩ hai mấy con gấu thôi mà, như hai mấy con ngựa ấy, có gì không nuôi nổi, chỉ là vạn vạn lần không ngờ tới bọn gấu khoang ăn khỏe như thế.
Một hoàng tử không có đất phong như nó, tiền trên người đều do phụ hoàng, mẫu thân ban cho, vốn nó sống dư dả lắm.
Từ khi nó có đàn gấu khoang, nó không còn đồng xu nào cả, ngay cả tiền thưởng Tết cho nhũ nương, cung nhân, hoạn quan, nó đều phải vay của mẫu thân.
Không sai, nó đi vay đấy, theo như mẫu thân nó nói, đợi năm sau nó phong vương, có đất phong rồi, vay bao nhiêu phải trả gấp bội.
Vũ Mị còn nói với nó, không phải hoàng gia không có tiền mà chỉ cần hoàng gia quyết định điều gì đều phải nghĩ tới hậu quả.
Nếu như nó đã nảy lòng từ thiện muốn nuôi gấu khoang thì phải gánh lấy trách nhiệm này, phải dùng sức của mình nuôi chúng, hơn nữa còn phải nuôi cho béo, không được để chúng chết.
Có như thế đợi tương lai cần nuôi bách tính ở đất phong mới có thể làm tới cùng, không bỏ dở giữa chừng.
May mà con gấu lớn của nó biết kiếm tiền, nhất là kiếm được rất nhiều tiền từ chỗ phụ hoàng, mới cứu được tính mạng của nó.
Tặng quà cho Lý Tích, ông ta nhận lấy đáp lễ bằng ít quả khô, đồ tầm thường, cơ bản ngang giá với thứ Vân Sơ tặng.
Trong đám lão tướng chỉ có Lương Kiến Phương là đáp lễ giống mọi năm. Cho nên Vân Sơ chuẩn bị khi chúc Tết thì tự mình tới chúc Tết lão già cấp trên cũ đó.
Còn người khác thì thôi.
Ngu Tu Dung xem những cái tên trên danh sách, tặng một nhà thì gạch một nhà, tới Lưu Nhân Quỹ, nàng thấy khó xử.
Vì Lưu Nhân Quỹ tặng quà cho Vân Sơ trước, lễ vật vô cùng đơn giản, một cái bánh táo, một cái bánh khô, một bức vẽ môn thần cùng với cuốn Lễ Ký do chính ông ta chú giải.
Lễ vật không tính là lớn, vì có cuốn sách, giá trị không dễ tính.
"Chuẩn bị một phần theo lệ chúng ta tặng nhà khác, ta thấy Lão Lưu thích bơ lắm, cho thêm chút. Rồi ít lá trà, một bộ dụng cụ uống quán quán trà. Như thế bữa trưa của ông ta cũng thịnh soạn hơn." Vân Sơ quyết định nhanh gọn:
Ngu Tu Dung lẩm bẩm:" Lưu huyện lệnh một mình ăn bổng lộc hai quan ngũ phẩm, sao lại sống khổ như thế?"
Vân Sơ cười to:" Nàng không cần thương hại ông ta, Lão Lưu dù gặm bánh khô, nhưng ông ta coi đó là hưởng phúc. Còn người khác sơn hào hải vị bày trước mặt cũng ăn như nhai rơm."
"Nghe nói ông ấy ăn uống không tốt, tặng nhiều bột ngó sen vào. Sau này hai nhà khả năng sẽ qua lại khá thường xuyên."