Qua Tết Nguyên Tiêu, mùa xuân của thành Trường An cơ bản đã tới, thật may việc Vũ Mị làm chỉ ảnh hưởng tới quyền quý, không liên lụy tới bách tính. Nhìn lịch sử, nàng có vô vàn hành vi tàn ác với quan viên, huân quý, thậm chí cả với người thân, nhưng bách tính được ăn no mặc ấm, an cư lạc nghiệp, Đại Đường cũng ở giai đoạn đỉnh thỉnh hiềm có.
Vì thế mùa xuân tới rồi, mọi người không lý nào lười biếng nữa, mấy chuyện đồn thổi mà bách tính luôn ưa thích lúc này đây cũng bị gạt ra sau.
Đất đai luôn mẫn cảm nhất với tin tức mùa xuân, khi những ngọn cỏ xanh đầu tiên nhú lên, nông phu cần mẫn đã bắt đầu đưa phân chuồng vào đồng ruộng, cùng với tro thảo mộc tích góp cả mùa đông, trải phân và tro khắp cánh đồng.
Cuối tháng một đất đai tan giá, đám trâu kéo những chiếc lưỡi cày kéo thành từng rãnh thẳng tắp, đánh thức đồng ruộng sau mùa đông ngủ vùi.
Năm nay rất nhiều nông phu huyện Vạn Niên ung dung hơn bất kỳ năm nào trước kia, vì họ nhận trước thu hoạch một quý từ quan phủ rồi, bây giờ cứ thong thả làm việc là được.
Chỉ là đánh trâu cày vào thành, tới công trường hoàng gia tạm thời chưa dùng tới để trồng trọt, với họ mà nói là một trải nghiệm mới.
Năm nay nông phu vào thành rất nhiều, khiến người dân trong thành ngơ ngác, không biết có phải những người này đi lạc đường không?
Từ khi nhà cửa ở phường Cảm Nghiệp được xây dựng đúng trật tự, danh hiệu huyện lệnh quét tuyết của Lưu Nhân Quỹ đã biến thành huyện lệnh cứu mạng.
Đúng là huyện lệnh cứu mạng thật, nếu không phải ông ta hạ lệnh dọn phòng trong huyện nha cho bách tính ở, mùa đông năm nay chắc chắn có rất nhiều người chết rét.
Khi nông phu vào thành, Vân Sơ và Lưu Nhân Quỹ lại cưỡi ngựa rời thành.
Khác với cái nhìn của Vân Sơ, Lưu Nhân Quỹ cực kỳ hâm mộ cảnh những cột khói đen bốc lên ở Khúc Giang lý, cực kỳ hâm mộ nhìn những viên gạch viên ngói phơi khô trên mặt đất, cực kỳ hâm từng chiếc xe chở gạch ra vào lò.
Thậm chí ông ta còn giang rộng tay đón nhận tro than từ trên trời rơi xuống.
Ở thời đại trước kia của Vân Sơ, cái việc bị quan trên chửi té tát, bị xã hội lên án gay gắt, tới chỗ Lưu Nhân Quỹ, đây là dấu hiệu hạnh phúc.
"Thật là tốt ..." Lưu Nhân Quỹ mặt rạng ngời, nếp nhăn cũng như giãn ra:
Vân Sơ đắc ý cầm một viên gạch lên:" Huyện tôn, trước kia trên đời không có viên gạch này, bây giờ có, phải chăng có thể nói các diêu công (thợ lò) đã sáng tạo ra tài phú một viên gạch."
Lưu Nhân Quý lấy đầu roi ngựa gõ lên viên gạch, nghe âm thanh hơi đục phát ra, cười:" Đúng là thế thật."
Vân Sơ lại chỉ căn nhà lớn đang xây dựng:" Thêm bốn tháng nữa, xưởng giấy ở đây sẽ hình thành, sau này giấy làm ra ở đây sẽ chuyên môn bán cho Hồ thương."
Lưu Nhân Quỹ không hiểu:" Vì sao chỉ bán cho Hồ thương, vì họ ra giá cao hơn à?"
"Đúng là có cân nhắc ở phương diện này, nhưng chủ yếu là suy nghĩ cho xưởng giấy khác. Một khi nơi này hoạt động, lượng giấy làm ra mỗi ngày sẽ gấp mười xưởng giấy khác. Như thế chi phí làm giấy sẽ thấp hơn xưởng khác rất nhiều, nếu đem bán ở trong nước, sẽ khiến xưởng giấy khác mất cơm ăn." Vân Sơ giải thích:
"Cho nên giấy chỉ bán ra ngoài chứ không bán ở trong."
Lưu Nhân Quỹ rất chịu khó tiếp nhận kiến thức kinh tế mà Vân Sơ truyền đạt:" Chẳng lẽ hạ giá giấy không tốt à, người dùng giấy sẽ được lợi."
"Với người dựa vào làm giấy mưu sinh lại không tốt chút nào, Vân mỗ thấy, người đọc sách không phải là đối tượng nên được ưu tiền chiếu cố, mà phải là nông phu, công tượng. Trên đời này, người đọc sách sống thoải mái hơn họ rất nhiều."
"Cũng có lý, nhưng vì sao chi phí làm giấy ở đây lại thấp hơn?"
"Mua nguyên liệu số lượng lớn giúp giảm chi phí, quy trình làm giấy cũng khác."
"Rất nhiều xưởng làm giấy có nhân công và nguyên liệu làm giấy của nhà mình, không tồn tại chi phí mua nguyên liệu."
Vân Sơ cười ha hả:" Huyện tôn có nhớ Vân mỗ từng nói với ngài khái niệm tiền không, đó là hiệu suất thời gian và sức lao động. Bất kể nguyên liệu làm giấy của các xưởng khác lấy từ đâu, bọn họ không cách nào tiết kiệm được sức lao động."
"Huyện tôn đợi xưởng dệt bông của huyện Trường An được xây dựng vận hành, ông sẽ hiểu cách sản xuất dây chuyền truyền từ Đại Đường sẽ sản xuất ra hàng hóa liên miên bất tuyệt thế nào."
Lưu Nhân Quỹ là người rất thực tế, chưa nhìn thấy tình huống thực sự, ông ta không tùy tiện phát biểu cái nhìn.
Rời khỏi Khúc Giang lý đầy trò than chính là Ao Khúc giang mặt nước phẳng lặng tựa tấm gương, những hàng cây sum suê trồng quanh ao giúp ngăn cách nó khỏi sự ô nhiễm cách đó không xa.
Mới có chớm xuân, gió thổi qua Khúc Giang vẫn lạnh buốt xương, nhưng băng trên mặt nước đã tan hết, ngay cả cành liễu chưa mọc lá cũng bắt đầu lay động, tựa hồ đang reo vui đón xuân.
"Vài ngày nữa thôi là thời gian đả xuân ngưu tháng hai rồi, ngươi định tới giao xã thự trong hoàng thành đả xuân ngưu hay là đả xuân ngưu ở Khúc Giang?" Lưu Nhân Quỹ nhận lấy mẩu cam thảo Vân Sơ đưa ra mời, ông già luôn sống quá khắc khổ kỷ luật này từ khi quen biết Vân Sơ coi như thi thoảng cũng có chút thả lỏng hiếm có:
Mỗi năm hoàng đế đều tham gia đả xuân ngưu trong ruộng đồng của giao xã thự, thể hiện thân nông, Vân Sơ cười:" Quan viên nhỏ xíu như Vân mỗ tới Khúc Giang đả xuân ngưu thì hơn, mỗ đem toàn bộ hi vọng đặt vào đất đai huyện Vạn Niên."
Lưu Nhân Quỹ gật gù tán thưởng:" Rất tốt."
Có lẽ vì mục tiêu nhất trí, cho nên dù tính cách khác biệt, thời gian qua Lưu Nhân Quý và Vân Sơ rất hòa hợp.
Từ công xưởng nói tới nông điền rồi công trình thủy lợi, tiếp đó là lo lắng cho vấn đề phèn hóa đất đai, cùng với hi vọng vào trồng bông được mùa.
Cả ngày hôm đó bọn họ cưỡi ngựa đi xem ruộng đồng cùng thủy lợi hai huyện.
Đánh giá ưu nhược mỗi nơi, cùng trọng điểm phát triển, nơi nào cần quan phủ trợ cấp, nơi nào có thể để sau cân nhắc.
Khát uống nước lã, đối ăn bánh khô, bất tri bất giác tiếng chiêng trống giục người về thành đã vang lên.
Hai người thúc ngựa chạy nhanh, kịp vào thành trước khi hồi trống cuối cùng dứt, khi chia tay ở Chu Tước đại nhai, Lưu Nhân Quỹ bất ngờ nói:" Chuyện của Lý Khách Sư là do gieo gió gặt bão, tuy xảy ra ở huyện Vạn Niên, nhưng giao cho Đại lý tự là tốt nhất. Vân huyện thừa đừng dính vào."
Vân Sơ trầm mặc một chút chắp tay:" Thụ giáo"
"Lão phu rất mong ngày được thấy huyện thừa dát vàng bạc khắp Trường An đấy."
Lưu Nhân Quỹ vung roi, chiến mã phía dưới quay đầu đi về phía chợ Tây. Vân Sơ cũng dùng hai chân thúc ngựa, con ngựa mận chín tự động đi về phường Tấn Xương. Hai phương hướng trái ngược nhau, nhưng chỉ cần một lòng làm việc, cuối cùng sẽ gặp lại ở điểm cuối.
(*) Lữ hậu và Vũ Mị giống nhau, đều cực kỳ tàn ác nhưng đưa ra rất nhiều chính sách có lợi cho bách tính, cai trị, dùng người đều cực kỳ trí tuệ sáng suốt, đất nước đều hưng thịnh. Từ Hi có mà xách dép không xứng.
(*) Vân Sơ mời cam thảo như mời thuốc lá ấy.