Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 384 - Q2 - Chương 165: Đường Khiển Sứ.

Q2 - Chương 165: Đường khiển sứ. Q2 - Chương 165: Đường khiển sứ.

Hôm sau Vân Sơ tới công giải, Ngô chủ bạ mới vừa từ chức hộ tào lên vội vã đến tìm.

Vân Sơ đang đốt cái lò nhỏ, chuẩn bị ít quán quán trà, lấy làm lạ hỏi:" Không phải ngươi đang bồi huấn ở Hồng lư tự à? Sao lại tới đây?"

Ngô chủ bạ nhận lấy hộp tạp vật trong tay Vân Sơ, vừa thuần thục đốt lò, vừa nói:" Hạ quan vốn phải bồi huấn sáu ngày, nhưng sáng sớm hôm nay Ngụy thiếu khanh của Hồng lư tự tới gọi, nói là có công vụ."

"Hạ quan tới mới biết Ngụy thiếu khanh phái cho huyện ta hai Đường sử nước Oa ... Không không, không gọi là Đường sử, có cách gọi mới là quan phong sử. Nói là tới quan sát huyện Vạn Niên chúng ta, để về xây quốc đô."

"Bởi thế hạ quan dẫn họ tới."

Vân Sơ ồ một tiếng:" Quan phong sử à? Thế thì sao lại tới huyện Vạn Niên, năm nay ít gió, cối xay gió còn chẳng xoay, nên đưa tới Tần Lĩnh, nơi đó gió lớn."

Ngô chủ bạ cười phụ họa vài tiếng:" Bệ hạ nghe nói người Oa tới Trường An học tập, chuyên môn hạ chỉ yêu cầu Hồng lư tự phải đối đãi họ thật tốt, để nước Oa cũng xây dựng một tòa thành Trường An ở nước Oa. Huyện thừa nên nghiêm túc đối đãi mới được."

Vân Sơ gật đầu:" Nếu bệ hạ đã hạ chỉ thì phải nghiêm túc làm thôi, người đó phải xưng hô thế nào?"

"Người đó nói tiếng Đường rất tốt, tự xưng là A Bội."

Nghe vậy Vân Sơ tất nhiên nghĩ ngay tới A Bội Trọng Ma Lữ (Abe no Nakamaro). Không phải Vân Sơ hứng thú gì với người Oa, sở dĩ y nhớ kỹ như vậy là vì trước kia khi thi lịch sử phải thi nội dung này mà thôi.

Thấy nước đã sôi, Vân Sơ mời Ngô chủ bạ cùng uống trà.

Từ lại viên biến thành quan viên, Ngô chủ bạ rất cảm kích, vì hắn ta bây giờ không còn là Ngô hộ tào mà ai ai cũng có thể quát nạt rồi.

Một cố ý lấy lòng, một cố ý lung lạc, tất nhiên uống trà rất vui vẻ.

Khi A Bội đi vào, Vân Sơ giật mình, người Oa này không hề giống với người Oa mà y từng tiếp xúc khi ở Quốc tử gián.

Tên này không tính là cao, nhưng dứt khoát không thể gọi là thấp, không đề kiểu tóc kỳ quái của người Oa, chải bùi chỉnh tề, còn mặc áo lan sam cổ tròn màu đen, đi lưng màu xám.

Người Đường không mặc Lan Sam, người nước Oa hình như rất thích, có lẽ đại bộ phận thời gian họ ngồi quỳ.

Ở Đại Đường, ngồi quỳ đã không còn thịnh hành nữa, mọi người gặp nhau chắp tay, vén áo bào, ngồi xuống ghế, trông tiêu sái hơn hẳn.

"Bái kiến huyện thừa." Giọng A Bội rất dễ nghe, khá có sức hút, không mang nửa phần âm điệu nước Oa:

"Ngươi muốn học từ đâu, xem từ đâu?" Vân Sơ trực tiếp hỏi:

A Bội thấy Vân Sơ không nhiệt tình lắm, chắp tay:" Tại hạ tới Đại Đường là muốn học từ kiến trúc.

Vân Sơ cho gọi Dương hộ tào tới:" An bài vị quan phong sứ này tới lò gạch ở Khúc Giang lý, để hắn làm toàn bộ việc trong lò gạch, sau ba tháng tới công trường phường Quan Phúc hoặc là phường An Nghiệp học xây nhà."

A Bội ngớ người:" Bẩm huyện thừa, nước Oa cũng có xưởng nung gạch, cái này không cần học nữa."

"Làm học vấn thì phải mang tâm tái khiếm tốn và cẩn thận, dù nước Oa ngươi có lò gạch, ngươi học lại lần nữa, ta nghĩ rất có lợi cho ngươi, cứ vậy đi."

A Bội còn định nói thì bị Dương hộ tào mất kiên nhẫn kéo đi rồi, huyện thừa đã nói rồi, tên này sao còn lắm lời như thế? Không may huyện thừa nóng lên ném ra cửa, đến lúc đó phiền toái lớn.

Không phải hắn lo cho A Bội mà lo cho huyện thừa gặp phiền toái cơ.

Trên triều có rất nhiều người không ưa huyện thừa nhà mình, đám đó lúc nào cũng nhăm nhe tìm sơ hở của huyện thừa. Thậm chí vì trước kia Vân Sơ mới tới huyện nha nhậm chức đã dùng bàn tay sắt giết người, nên ngoài kia nhiều người nghĩ người huyện nha huyện Vạn Niên hận y tới xương tủy. Bọn họ âm thầm tiếp cận người trong huyện nha huyện Van Niên, muốn tìm chuyện bất pháp của Vân Sơ, nhưng không biết tình hình vừa vặn ngược lại mới đúng.

Nhờ có huyện thừa, bọn họ mới ngẩng cao đầu làm người đàng hoàng thế này.

Ai đi làm hại huyện thừa chứ?

………….. …………

Ở Trường An có hai cái cầu nổi tiếng, một là Bá Kiều, cái còn lại gọi là cầu Hàm Dương.

Phàm là ai đi về phía đông sẽ bẻ dương liễu, lưu luyến từ biệt ở Bá Kiều.

Nếu đi về phía tây thì đại bộ phận sẽ tiến biệt ở cầu Hàm Dương.

Người Trường An chẳng thích biệt ly, cho nên chuyện xảy ra ở hai cây cầu này đều không phải chuyện hay.

Bước lên Bá Kiều rời Trường An cũng như rời nhà, tiền đồ chưa rõ, ngày về chưa hay. Thêm vào tơ liễu lất phất, có người bẻ cành liều gào lên người, quyến luyến tràn ngập cõi lòng.

Cho nên Bá Kiều là một cái cầu trữ tình, bao năm qua không biết chứa đựng bao nhiêu nỗi sầu ly biệt.

Cầu Hàm Dương thì khác.

Vị Hà bắt ngang toàn bộ bình nguyên Quan Trung, chỉ cần rời Trường An đi tây bắc, bất kể thế nào cũng phải vượt Vị Hà.

Trên Vị Hà có rất nhiều cây cầu, vì thời Hán, cầu Hàm Dương đối diện với cổng thành, nên người ta chọn cầu Hàm Dương để đi.

Luận Khâm Lăng đã rời khỏi Thanh Hải, hắn không có kiên nhẫn đi vòng qua Thục, trực tiếp dẫn 300 thân binh, xuyên thẳng qua Thổ Cốc Hồn tan hoang, từ Lũng Hữu tiến vào Đại Đường, từ cầu Hàm Dương tới Trường An.

Từ sau khi Luận Khâm Lăng tiến vào biên cảnh Đại Đường, không biết vì sao dọc đường đi luôn có nhân mã chiết trùng phủ bảo vệ. Tới tận cầu Hàm Dương thì phủ binh của Lũng Hữu chiết trùng phủ mới quay đầu về.

Cho nên Vân Sơ muốn giết Luận Khâm Lăng thì phải tiến hành ở quãng đường 30 dặm từ cầu Hàm Dương tới Trường An.

Mà đây vừa vặn là một trong những vùng dân cư trù phú nhất của Đại Đường, ba mươi dặm này đã có hai huyện nha rồi.

Một khi có chiến đấu quy mô lớn phát sinh ở trong phạm vi này, các vũ vệ sẽ nhanh chóng hành động, khó thoát khỏi truy bắt của triều đình.

Trong mấy ngày đó Vân Sơ đã đánh ngất Ôn Nhu hai lần, vì hắn thấy bất kể thế nào cũng không thể giết được Luận Khâm Lăng trong thời gian ngắn, còn bình an thoát thân.

"Một khi xảy ra chiến sự, trong vòng một tuần trà, phong hỏa đài sẽ được đốt lên, dân tráng tập kết, phủ binh ở thôn quê sẽ mặc giáp. Trong vòng hai tuần trà, họ sẽ tạo thành hình vòng cung vây lấy cầu Hàm Dương, tiếp đó nữa đợi chúng ta là kỵ binh hạng nặng của vũ vệ."

"Ngươi đừng có nghi ngờ, tốc độ của họ rất nhanh, vì chém được đầu tên phản tặc ngươi, thưởng 3 quan, công một cấp, miễn hai năm lao dịch."

Chẳng trách người ta lại nhiệt tình thế, Vân Sơ cảm thán:" Khi ta ở biên quan chẳng có đãi ngộ này."

Ôn Nhu cười gằn:" Giờ ngươi còn muốn tập kích Luận Khâm Lăng ở Trường An không?"

Vân Sơ khịt mũi:" Kẻ thiện chiến có thể đánh lên chín tầng trời."

"Cho dù ngươi có lòng tin, ta vẫn kiến nghị đừng làm thế, nguy hiểm lắm. Bộ hạ của ngươi có thể rút lui toàn bộ hay không cũng là vấn đề lớn, một khi bị người ta đột phá một sơ hở thôi là ngươi tan nhà nát cửa. Vì một tên Luận Khâm Lăng mà ngươi đánh cược tất cả sao?"

"Ngươi không hiểu, Luận Khâm Lăng phải chết, mà đám bộ hạ kia nếu không sử dụng, bồi dưỡng cảm giác vinh dự cho họ, khả năng sẽ tan rã."

Ôn Nhu thấy mình đã làm hết trách nhiệm bằng hữu rồi:" Nếu ngươi đã quyết, vậy xem bản lĩnh của ngươi, ta chỉ có một bằng hữu, đừng để ta thương tâm."

(*) Abe no Nakamaro là người Oa sang Đường học, sau đó thi đỗ tiến sĩ, ở lại làm quan.

Nói chung thời Đường là triều đại cởi mở nhất TQ, chuyện người nước khác tới rồi ở lại sinh sống làm quan không ít, họ không gặp phải sự kỳ thị nhiều như thời đại sau này.

Theo cá nhân mình một phần là Đại Đường khi đó cũng giống nước Mỹ một thời ấy, vì quá mạnh nên tự tin dung nạp tất cả.

Bình Luận (0)
Comment