Ôn Nhu tới cầu Hàm Dương trước một ngày.
Hắn đi tiễn hảo hữu Trịnh Giai tới Quy Tư chiết trùng phủ làm quả nghị giáo úy.
Tiễn người đi rồi, Ôn Nhu vẫn chẳng hiểu vì sao Trịnh Nhân Thái lại đưa đích tôn tới chỗ nguy hiểm như thế, nơi khác thì hắn còn hiểu, chứ tới Quy Tư thì có tiền đồ gì.
Trịnh Giai bất kể thi từ ca vũ gì đều biết một chút, thế nhưng thân là tướng môn, từ nhỏ hắn lại cực kỳ ghét luyện võ, trái lại hết sức thích cây cối hoa cỏ.
Thật không biết Trịnh Nhân Thái đưa Trịnh Giai tới Quy Tư có phải mang tâm tư hận đích tôn không chết như Lý Tích không?
Mặc niệm cho Trịnh Giai chốc lát, Ôn Như lại nhớ tới tấu sớ phụ thân đưa cho, yêu cầu hắn mai đưa lên, mặt hắn co giật, thấy thế giới này thật vô nghĩa.
Lấy cớ bị phong hàn, Ôn Nhu không về Trường An ngay, mà tìm một khách xá ở gần cầu Hàm Dương, thuê một gian tĩnh thất, định ngủ cả ngày cho đã.
Cả hai bên cầu Hàm Dương có rất nhiều khách xá, chủ yếu vì ở đây có khung cảnh cực đẹp. Thêm vào người tới cầu Hàm Dưỡng tiễn chân rất nhiều, nên Ôn Nhu không khó kiếm được gian phòng có thể nhìn thấy toàn cảnh cầu Hàm Dương.
Tới giờ hắn vẫn không biết Vân Sơ định làm thế nào.
Trước kia trong Quốc tử giám hay đồn đại Vân Sơ một mình phá vây từ vạn quân, hắn tin, vì hắn xem văn thư về Vân Sơ rồi.
Đầu tiên là trâu lửa, sau là lạc đà điên, tiếp đó còn có người chiết trùng phủ, người Hồi Hột đánh ra ... Nên hắn đoán nếu Vân Sơ xông ra cuối cùng giết xuyên trận địch là bình thường, người khác chết sạch chỉ còn mình y là bình thường.
Cái gì mà Vân Sơ tung hoành trong mười bạn đại quân, giết địch máu chảy thành sông, ung dung rút lui.
Vớ vẩn.
Mai Ôn Nhu phải nhìn cho rõ phong thái vô địch của Vân Sơ, nếu y thực sự có thể một mình phá được 300 thân binh của Luận Khâm Lăng, giết tướng địch còn an toàn rút lui. Ôn Nhu sẽ một lòng một dạ giúp Vân Sơ, vì người như thế tiền đồ con mẹ nó lớn quá rồi.
Sai chủ quán chuẩn bị ít món ăn, Ôn Nhu ngồi bên cửa sổ, một mình vừa ăn vừa nhắm rượu, đôi mắt như cú vọ quét qua quét lại thảo thị tử bên cầu Hàm Dương, tìm kiếm bộ hạ của Vân Sơ.
Nơi này chỉ vì đúng một cái cầu mà trở nên đông đúc, nếu không tận mắt thấy thì khó mà tin, tuy nhiên nó chỉ bao phủ được khu vực vài trăm mét quanh cầu thôi.
Ôn Nhu chủ yếu tập trung vào khu vực khoảng năm mươi bước quanh đầu cầu, nên không hề khó.
Khi Ôn Nhu nhìn thấy tên tiểu phiến vác bó cỏ lớn, bên trên cắm chi chít kẹo hồ lo, hắn khoan khoái tự thưởng mình một chén rượu, chắc chắn là bộ hạ của Vân Sơ rồi.
Kẹo hồ lô vốn là đặc sản của phường Tấn Xương mà.
Một tráng hán ngồi trên mấu cầu lọt vào mắt Ôn Nhu, tên này lưng đao một cái chiếu cói, nhìn kích cỡ thì ít nhất trong đó giấu ba thanh Đường đao.
Ôn Nhu uống thêm một chén rượu nữa.
Một hồng y nữ nhân vóc người cực kỳ to béo phe phẩy khăn tay phấn hồng đứng trước cánh cửa nhỏ. Ôn Nhu chưa bao giờ thấy một nữ nhân to lớn đến vậy, nhìn hai cái cục to bự ở ngực thì con mẹ nó là nam nhân cải trang, làm gì có nữ nhân nào vú to như đầu thế? Hơn nữa nữ nhân này cằm thâm đen rõ ràng cố gắng cạo cho hết râu, họng có trái cổ, xúc phạm trí tuệ người ta quá đáng.
Nhìn nữ nhân đó, Ôn Nhu nhắm mắt uống rượu không cho thức ăn trào ra.
Tên bán trúc ở đầu cầu kia chắc có trách nhiệm chống kỵ binh, ống trúc dựa nghiêng trên tường, đụng vào một cái thôi sẽ đổ xuống có thể phong tỏa cầu.
Ôn Nhu không ngừng rà soát bên ngoài, đến khi hắn nhận ra mình uống quá nhiều rượu, hắn liền không đánh giá cao hành động này của Vân Sơ nữa.
Vì hắn không chỉ phát hiện ra rất nhiều bộ hạ của Vân Sơ thập thà thập thò bộ dạng khả nghi, còn phát hiện mấy người Thổ Phồn mặc trang phục người Đường.
Hắn còn phát hiện ra người của Vân Sơ, không lý nào đám thám tử đó không phát hiện.
Ôn Nhu thực sự muốn ngăn cản hành động lần này lại, khả năng thành công gần như bằng không.
Có điều nói gì cũng muộn rồi, lúc này không ai có thể tìm được Vân Sơ.
Khi Ôn Nhu cho rằng Vân Sơ đã nấp vào một chỗ kín đáo, chuẩn bị những bước cuối cùng trước khi hành động thì y lại ở thái y thự, nghiên cứu một người mình đầy thương tích.
Từ khi Hà y phán chạy tới Liễu Châu bặt vô âm tín, gặp phải người có nhiều vết thương lớn, Vân Sơ liền thành nhân vật quyền uy trong nghề.
Người gọi Vân Sơ tới là thái y thừa, một trong hai vị quan lớn dưới thái y lệnh, phẩm cấp không cao, ngang với Vân Sơ thôi, nhưng địa vị thì Vân Sơ không thể so sánh được.
Người có địa vị đặc thù, nghề nghiệp đặc thù này dù đối diện với tể tướng tam phẩm cũng đừng mong người ta khom lưng.
"Vân y chính, ngoại thương của người này có thể dùng thuật khâu vết thương để xử lý không?" Thái y thừa Phó Cửu Đình thấy Vân Sơ mãi không làm gì liền cất tiếng hỏi:
Vân Sơ chắp tay với Phó Cửu Đỉnh:" Y thừa có điều không biết, trong vết thương của người này lẫn không ít rỉ sắt, phải rửa sạch, nếu không dù khâu lại rồi, kết cục cũng không khác gì Khâu Thần Tích."
Phó Cửu Đỉnh xua tay:" Không sao cả, người của Đại Lý Tự đang đợi hỏi chuyện bên ngoài, có thể giữ mạng nhất thời cho hắn là được, không cần nghĩ tới việc lâu dài."
Vân Sơ vui vẻ nghe theo, không giúp người này rửa vết thương nữa, cùng hai ti y vớt kim chỉ đã ngâm trong cồn ra, bắt đầu vào việc.
Nửa canh giờ sau, vết thương khâu xong, Vân Sơ múc một ít cồn đổ lên vết thương, thế là người đó yếu ớt kêu một tiếng tỉnh lại.
Phó Cửu Đỉnh thấy thế liền phất ống tay áo đuổi đám Vân Sơ:" Lui đi, chuyện tiếp theo không liên quan tới thái y thự nữa. Có điều các ngươi ở lại thái y thực rực, không được rời hoàng thành."
Đám Vân Sơ ôm quyền nhận lệnh, ai nầy về quan giải của mình, đợi triệu tập.
Cho dù Vân Sơ rất tò mò với thân phận của người Thổ Phồn bị thương đó, lúc này không thể biểu hiện ra ngoài, sẽ có người nói cho y thôi.
Khi vào nhà ăn lớn, Vân Sơ đã biết thiếu khanh Bành Thọ của Đại lý tự tới.
Khi y ăn xong một nửa, biết người Thổ Phồn bị thương tới từ La Ta, là người do Văn Thành công chúa phái tới.
Khi y ăn xong mang khay thức ăn đi rửa thì đã biết, Văn Thành công chúa phái người tới cầu viện, hi vọng hoàng đế có thể giữ Luận Khâm Lăng lại, đừng để hắn về Thổ Phồn.
Nếu như Văn Thành công chúa lúc này ở trước mặt Vân Sơ, nói không chừng y sẽ lao tới hôn nàng công chúa này cuồng nhiệt, nữ nhân hiểu lòng người như thế thật hiếm có.
(*) Văn Thành công chúa ít hơn Vũ Mị 4 tuổi, gả đi năm 13, thời điểm này chắc tầm chưa tới 30.