Câu chuyện lan từ trong thành ra ngoài nông thôn.
Ở đầu ngọn núi ở Bá Thượng, nơi xa nhất của huyện Vạn Niên, tiếp giáp với huyện Lam Điền.
"Ông thấy Hoằng hoàng tử lần này có được sắc phong làm thái tử không?"
Dưới gốc cây lớn, có tảng đá lớn rất bằng phẳng, dùng làm bàn pha trà hóng mát không thể tốt hơn:
"Được sắc phong thái tử quá sớm chưa chắc là chuyện tốt đâu, ngươi từ giờ đã cố ý bồi dưỡng Hoằng hoàng tử, ta thấy quá sớm, e là uổng công vô ích."
"Ông không đồng ý ta tiếp xúc với Hoằng hoàng vào lúc này à?" Vân Sơ chỉ nhấp một ngụm trà, đổ phần còn lại vào ruộng bông bên cạnh:
"Đại Đường từ lúc thái tông giết huynh giam cha, muốn quay lại con đường chính thống trưởng tử kế thùa là không thể nữa rồi. Từ sau đó trở đi, muỗi lần nối tiếp hoàng vị là một lần gió tanh mưa máu kinh khủng."
"Điều chúng ta phải làm cố gắng hết sức để khống chế chuyện huyết chiến này ở thượng tầng, đừng lan xuống phía dưới. Như thế dù thanh trừng một nhóm người đi chăng nữa cũng có lợi cho vương triều."
"Thế nên ngươi đứng về phe ai, đợi tới lúc thay đổi đó, xem ủng hộ ai có lợi cho bách tính nhất, lựa chọn ngay từ bây giờ không ích gì cả, khiến bản thân vào thế khó." Nơi này bốn bề không có người, Lưu Nhân Quỹ không ngại nói thẳng:
Vân Sơ dò hỏi:" Người mang suy nghĩ này có nhiều không?"
Lưu Nhân Quỹ gật đầu:" Rất nhiều, rất rất nhiều, một số người cấp tiến một chút còn cho rằng, ai làm hoàng đế không quan trọng, quan trọng là sự ổn định của Đại Đường."
Nghe Lưu Nhân Quỹ nói thế, Vân Sơ vỡ lẽ ra rất nhiều điều, bảo sao sau khi Lý Trị chết, Vũ Mị lại có thể đổi triều đại từ Đường sang Chu, bảo sao khi Vũ Mị thanh trừng con cháu Lý thị như gió mạnh quét lá.
Bảo sao Vũ Mị tắm máu triều đường nhưng lại không bao giờ để ảnh hưởng tới bách tính.
Chính vì là có sự tồn tại của nhóm người này, Vũ Mị mới có thể hoàn thành mục tiêu. Thì ra những chuyện đó không phải là ý chí của một hai người có thể quyết định, mà là sản vật của ý chí tập thể, Vũ Mị đã nhìn ra và tận dụng nó vô cùng tốt.
Ngay cả người cương trực như Lưu Nhân Quỹ, Vân Sơ tin khi Vũ Mị đăng cơ hoàng đế, ông ta cũng vì ổn định giang sơn, vì bách tính mà lựa chọn đứng ngoài chứ không phải tận trung với Lý Đường.
Đối với Lưu Nhân Quỹ mà nói, hôm nay là dịp hiếm có nói ra tiếng lòng, biểu lộ rõ ràng, Vân Sơ bồi dưỡng Lý Hoằng ngay từ bây giờ là chuyện vô cùng thiếu sáng suốt.
Ông ta coi đây là quá trình nuôi hổ gây họa.
Lấy Trường Tôn Vô Kỵ ra mà nói, ông ta chẳng lẽ không tốt với Lý Trị, chẳng lẽ ông ta hai lòng?
Trường Tôn Vô Kỵ từ lúc dốc lòng đưa Lý Trị lên ngôi vị hoàng đế cũng là lúc gõ tiếng chuông báo tang cho mình rồi.
Cho dù Vân Sơ thành công chăng nữa, Lưu Nhân Quỹ cho rằng Vân Sơ cùng lắm chỉ thành một Trường Tôn Vô Kỵ thứ hai mà thôi. Thậm chí còn chẳng bằng, vì Trường Tôn Vô Kỵ là thân cữu cữu của Lý Trị, Vân Sơ là người dưng.
Trời tối dần, Vân Sơ và Lưu Nhân Quỹ ngồi trên núi đốt lửa, đợi củi chớp tắt chớp sáng, láy động không ngừng, hai người đều lấy bánh Hồ ra, xiên vào một cành cây để nướng.
Ngoài ruộng bông ếch kêu ộp oạp không dứt, mới đầu chỉ có vài con, thế rồi sau đó chẳng con nào chịu con nào, đùa nhau kêu vang vọng trời đất.
Vân Sơ đưa cho Lưu Nhân Quỹ một miếng thịt châu kho, cười nói:" Trong Đạo hoa hương nói, năm được mùa tiếng ếch vang vọng."
Lưu Nhân Quỹ ôm bụng cười to:" Mong như lời lành của huyện lệnh."
Rồi hai người cùng nâng bầu rượu cụng vào nhau uống cạn.
Vân Na cố giương mí mắt đã nặng trĩu lên, cầm quạt bồ, quạt chốc một cái lát một cái cho cái bụng cực lớn của Ngu Tu Dung.
Mặc dù Ngu Tu Dung đã nói với nó vô số lần rồi, nên quạt cả trên đầu nàng nữa, Vân Na nhất quyết không chịu.
Nó quạt cho tiểu chất tử, tiểu chất nữ của mình thôi, bằng vào cái gì mà phải quạt cho cả Ngu Tu Dung chứ?
Đợi Vân Na không chịu nổi cơn buồn ngủ nữa ngả vật ra giường, Ngu Tu Dung cựa mình bò dậy, cởi bớt y phục cho tiểu nha đầu, như thế ngủ thoải mái hơn.
Chỉ là đứa trẻ mới bắt đầu phát triển thôi, có cần che kín mít như vậy không?
Trời còn chưa sáng, Vân Na đột ngột kêu một tiếng bật dậy, hai tay ôm ngực, hung dữ nhìn Ngu Tu Dung ngái ngủ.
"Hôm qua ai cởi y phục của muội?"
Ngu Tu Dung ngáp dài:" Trừ ta ra còn ai nữa?"
Vân Na run run:" Thế thì tẩu nhìn thấy hết rồi à?"
Ngu Tu Dung ưỡn bầu ngực vì mang thai mà càng hùng vĩ lên, khiêu khích:" Nhỏ như vậy có gì mà xem."
Vân Na kéo cố áo Ngu Tu Dung ra nhìn một cái, ngã lăn từ trên giường xuống, không đi hài, cứ thế vội vàng chạy đi.
Thôi nương tử bê chậu nước ấm vào, hầu hạ Ngu Tu Dung rửa mặt, trời không tính là quá sớm nữa, còn phải tới hoàng thành.
Mặc vào cái váy thùng thình, Ngu Tu Dung vẫn thấy bụng hơi chật, bảo Nhị Phì mau sửa lại.
Trong thời gian đó, Ngu Tu Dung tranh thủ đi tới phòng Vân Na, tiểu nha đầu có vẻ thương tâm một lúc lại ngủ rồi.
Ngu Tu Dung đánh thức Vân Na, hôm nay rất quan trọng, không thể đến muộn được.
So với Ngu Tu Dung hóa trang cầu kỳ mà nói, Vân Na chỉ dùng nước sạch rửa mặt, mặc lên người bộ tăng bào nho nhỏ màu xám, tóc trên đầu tết lại thành hai búi, gài trâm thanh ngọc là xong. Sau đó leo tường sau tới chùa Đại Từ Ân.
Khi rời phường Tấn Xương thì mặt trời còn chưa mọc, nhưng đỉnh tháp Đại Nhạn đã sáng lên rồi, một tuần trà nữa thôi, nắng sớm sẽ trải khắp thành.
Hôm nay là ngày rất đẹp, ti thiên giám nói ngày 12 tháng 7, mặt trời chiếu rọi, vạn dặm không mây.
Vạn sự lành.
Cấm kỵ không.
Phúc Thần chính bắc, Hỷ Thần đông bắc, Dương Quý tây nam.
Chu Tước đại nhai xe ngựa nhiều gấp bội thường ngày, có xe ngựa phân chia phẩm cấp rõ ràng của quan viên, cũng có xe ngựa đủ màu sắc bắt mắt của các vị phu nhân.
Tuy không tới mức tắc đường, nhưng tốc độ chậm rì rì, đâu chỉ có các vị quan lão gia và phu nhân thôi đâu, trên đường còn đủ loại nha hoàn bà tử chạy qua chạy lại tất bật.
Xe ngựa của Ngu Tu Dung thì khác, bên trong có cả Thôi nương tử, Tử Quyên. Ngu Tu Dung dựa lưng vào cái gối gấm rất lớn, Tử Quyên thi thoảng vén rèm xe ra nhìn cảnh tượng chưa từng có bên ngoài.
Thôi nương tử nói nhỏ:" Đừng vén xe ra nhìn nữa, có thể vào Cung Thành hôm nay đều là nhà phú quý, đừng để họ cười cho."
Tử Quyên lẩm bẩm:" Thật nhiều quy củ."
"Thực ra quy củ lớn nhỏ chỉ để giành cho ngày hôm nay thôi, chứ bình thường dù có là đại hộ nhân gia cũng không cách nào ngày ngày giữ nhiều quy củ như thế."
Ngu Tu Dung cũng tham gia câu chuyện:" Không biết hôm nay Vũ hoàng hậu hôm nay sẽ vinh diệu thế nào."
Sự kiện này thành đề tài bàn tán trong thành thời gian dài rồi, Thôi nương tử hào hứng kể:" Thiếp thân nghe nói, chỉ riêng bộ trang phục đỏ bách điểu triều phụng đã huy động bốn mươi tú nương làm trong ba tháng."
"Còn nghe nói thiếu phủ giám vì ngày hôm nay mà triệu tập 20 kim tượng giỏi nhất dùng hai tháng, tiêu hao năm mươi cân hoàng kim, vô số các loại bảo thạch, không biết làm ra trang sức thế nào."
Tử Quyên kinh hãi:" Phải mang năm mươi cân hoàng kim trên người sao?"
Ngu Tu Dung cười đánh khẽ một cái:" Tất nhiên là không đeo hết một lần, chỉ chọn cái tốt nhất."
Xe ngựa đi vào Hoàng Thành, Ngu Tu Dung chỉ con đường bên trái:" Rẽ từ đây đi thẳng tới cuối đường sẽ tới thái y thự của phu quân, nơi đó có nhà ăn không tệ, giống mùi vị ở nhà ta."
Thôi nương tử nói nhỏ:" Thì vốn là trù tử nhà ta phái đi mà, tất nhiên không khác nhiều."
Ngu Tu Dung hơi do dự, muốn hỏi cuối cùng lại thôi, nàng đoán, trong hoàng thành này, có khi rất nhiều người từ nhà mình đi ra.
Cổng cung thành buộc hoa lụa đỏ rực, còn chưa đi vào đã cảm thấy không khí của ngày lễ rồi.
"Thôi ma ma, hoàng tộc Đại Đường sùng bái màu vàng, sao Vũ hoàng hậu lại mặc đại y màu đỏ?" Nha hoàn Tử Quyên sinh liên tưởng hỏi:
Thôi nương tử bấy giờ mới nhận ra, đúng rồi, màu đỏ không phải màu tôn quý, vàng và tía mới đúng chứ.
Vũ hoàng hậu muốn thay đổi sao?