Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 493 - Q3 - Chương 003: Thầy Giỏi Trò Hay.

Q3 - Chương 003: Thầy giỏi trò hay. Q3 - Chương 003: Thầy giỏi trò hay.

Ba người Vân Sơ rời hoàng thành còn gặp Đỗ Chính Luân, ông ta không đi tới nói chuyện, mà đứng từ xa thi lễ với ba người mới lên ngựa đi.

Đợi tới khi chỉ còn lại ba người, vẻ ngông nghênh ngựa non háu đá của cả bọn biến mất ngay, Ôn Nhu có chút nóng ruột hỏi ngay:" Ngươi có chắc là bệ hạ không ưa Lý Nghĩa Phù chứ?"

Vân Sơ tất nhiên không phải là tên Nhị Bách Ngũ, càng không phải con nhím, ai đụng vào cũng xù lông lên:" Thời gian trước bệ hạ và hoàng hậu vì chuyện Lý Nghĩ Phù mà cãi nhau, tuy không biết vì sao bệ hạ nhượng bộ hoàng hậu, nhưng không vui là cái chắc."

"Với lại lần này Lý Nghĩa Phù chủ động gây sự, yên tâm chúng ta không sao đâu."

Địch Nhân Kiệt tái mặt, hạ thấp giọng :" Ngươi có tai mắt trong cung à?"

Vân Sơ nhún vai:" Làm gì nghiêm trọng thế, cha mẹ cãi nhau bị nhi tử thấy được thôi, chuyện khó tránh mà."

Ôn Nhu ồ một tiếng:" Nếu thế thì cũng đáng cho chúng ta đánh cược một phen, hay dở gì cũng mang tiếng cương trực, có lợi cho thanh danh."

"Có điều làm vậy cũng quá nguy hiểm, nếu như ngươi sai, ba chúng ta cùng đi Nhai Châu câu cá."

Ở chuyện này Địch Nhân Kiệt sái thoát hơn hẳn Ôn Nhu, cười ha hả:" Kỳ thực ta cũng muốn tới Nhai Châu một chuyến, ở đó chúng ta hẳn có thể làm theo ý thích."

Vân Sơ không muốn tới Nhai Châu, nơi đó còn hoang vu hơn cả Thiên Sơn trước kia y ở.

Vốn y chẳng định nhảy ra làm cái gậy của Lý Trị đập Lý Nghĩa Phù đâu, nhưng mà ông ta tự chuốc lấy thôi, cho rằng mang theo uy phong xua đuổi Đỗ Chính Luân, có thể thuận tay cảnh cáo hai đứa học sinh Vân Sơ và Địch Nhân Kiệt, còn Ôn Nhu thuần túy vì tham vài chén trà đứng cùng họ nên bị vạ lây.

Ai ngờ Vân Sơ phản ứng quyết liệt, chẳng để lại chút thể diện nào, khiến ông ta mất sạch mặt mũi trước mặt văn võ bách quan.

Đây chính là hậu quả của đắc ý quá đà.

Từ đây hai bên không còn khả năng hòa giải nữa rồi.

Chuyện còn phiền toái hơn đám Vân Sơ tưởng tượng nhiều.

Ngay ngày hôm sau Lý Nghĩa Phù đàn hặc Vân Sơ, Địch Nhân Kiệt, Ôn Nhu vô lễ với ông ta, tấu sớ được đặt trên bàn hoàng đế.

Bí thư thừa cố tình đặt tấu sớ này phía trên cùng, Lý Trị mở ra xem, đặt sang bên, không phê bất kỳ lời nào.

Đến ngày thứ ba, Lý Nghĩa Phù thấy tấu sớ của mình không được đáp lại, đùng đùng nổi giận, viết tiếp một bản tấu sớ đàn hặc ba người, tiếp tục đưa lên.

Lý Trị chỉ liếc mắt xem qua, chẳng tỏ bất kỳ thái độ nào hết, xem ra định xử lý nguội việc này.

Đến ngày thứ tư Lý Nghĩa Phù tiếp tục viết một tấu sớ cực kỳ kịch liệt, nói, nếu hoàng đế không xử lý ba kẻ kia, ông ta không còn mặt mũi nào tiếp tục làm trung thư thị lang nữa.

Bí thư thừa Thôi Nghị lần nữa đặt tấu sớ lên trên cùng để hoàng đế nhìn là thấy ngay.

Lần này hoàng đế xem rất kỹ, sau đó chuyện đầu tiên hắn làm là biếm bí thư thừa Thôi Nghị đi Ái Châu. Còn tấu sớ của Lý Nghĩa Phù tiếp tục bị đặt sang bên, không có lời phê nào.

Lý Nghĩa Phù biết Thôi Nghị bị biếm tới tận Ái Châu, sững sờ hồi lâu. Dâng tấu thỉnh tội, nói mình lỗ mãng, không nên chấp người trẻ tuổi, mất đi lòng dạ và phong độ đáng có của một trung thư thị lang.

Lần này rốt cuộc hoàng đế có phản ứng, Vân Sơ bị phạt bổng lộc một năm, Địch Nhân Kiệt và Ôn Nhu phạt bổng lộc nửa năm.

Phạt bổng lộc, đây gần như là phương thức xử trí nhẹ nhất ở Đại Đường rồi, nhưng lại khiến quần thần chấn kinh hơn cả giết người.

Lý Nghĩa Phù tới nhà Hứa Kính Tông, khiêm tốn thỉnh giáo vị lão thần này, Hứa Kính Tông mở đôi mắt lờ mở ra nói:" Không liên quan gì tới ba thằng nhãi đó, bệ hạ chẳng qua không thích sự ngông nghênh của ngươi thôi. Hôm đó bất kể người chửi mắng ngươi là ai, cuối cùng bệ hạ vẫn vung roi đánh ngươi."

"Ngươi đắc ý quá mức rồi, ba ngày dâng tấu ba lần, ngươi định dạy bệ hạ làm việc à? Thôi Nghị càng ngu không gì bằng, vì lấy lòng ngươi mà luôn đặt tấu sớ của ngươi lên trên cùng, làm tới ba lần."

"Bí thư thừa là trợ thủ của bệ hạ, hết thảy phải đặt bệ hạ làm đầu, hành vi ngu xuẩn của hắn, bị biếm đi Ái Châu chẳng oan."

Lý Nghĩa Phù phần nào yên tâm:" Vậy ba tên nhãi đó không phải được bệ hạ coi trọng."

Hứa Kính Tông cười khà khà:" Nếu như quan chức của bọn chúng mà cao hơn, tuổi tác nhiều hơn, có sức ảnh hưởng trên triều, bệ hạ ắt giúp ông."

" Ngoài ra Vân Sơ còn là tên Nhị Bách Ngũ được bệ hạ điểm danh, thế thì y nhất định phải làm những chuyện của tên Nhị Bách Ngũ, như ... Mắng ngươi."

Lý Nghĩa Phủ hiểu rồi, chẳng qua là thời điểm đàn hặc không đúng:" Giờ tại hạ phải làm thế nào, xin Hứa công chỉ điểm."

"Ngươi cứ làm tốt chuyện đổi thái tử đi, đợi ba tên tiểu tử đó đắc ý một thời gian, tìm điểm yếu của chúng, nắm chúng trong tay tùy ý bóp nặn có phải hơn cả dâng tấu xin trừng trị chúng không?”

Lý Nghĩa Phù bái tạ, đặt lễ vật xuống cáo từ.

Hứa Kính Tông nhìn số lễ vật đó rất lâu, cuối cùng bảo quản gia cho vào kho.

Vừa rồi nói tới tâm thái của hoàng đế, Hứa Kính Tông nắm khá chắc, nhưng ở mặt thái độ của hoàng đế với ba người kia ... Ông ta cảm giác mình nói chưa đúng, nghĩ hồi lâu rồi bỏ qua, chẳng qua là nhân vật nhỏ thôi.

Lý Nghĩa Phù ra ngoài liền ném cuốn Tấn Thư do Hứa Kính Tông tặng sang bên.

Đây là cuốn sách sử do Hứa Kính Tông tham gia biên soạn, là tác phẩm xác lập địa vị của Hứa Kính Tông trên văn đàn.

Đây có thể coi là viên minh châu của tác phẩm sử học.

Thế nhưng Lý Nghĩa Phù hoàn toàn không tôn trọng món quà này, vì ông ta tặng Hứa Kính Tông tài vật, Hứa Kính Tông tặng lại trí tuệ.

Ẩn ý là chúng ta không cùng đẳng cấp.

Nhưng Lý Nghĩa Phù thấy mình không thiếu trí tuệ, cho nên món quà hồi đáp của Hứa Kính Tôn là dư thừa.

Có người nói với Lý Nghĩa Phù, ông ta sắp gặp xui xẻo rồi, nên ông ta đẩy Thôi Nghị ra cho hoàng đế giết.

Ông ta biết hoàng đế hiện giờ vẫn muốn dùng mình, hoàng đế lại muốn cho ông ta một bài học khắc sâu, chặt đứt một cánh tay hẳn là trừng phạt hợp lý rồi.

Lý Nghĩa Phù chẳng bận tâm, chỉ cần giữ được quyền thế thì loại cánh tay như Thôi Nghị sẽ lại mọc ra thôi.

Hiện giờ Lý Nghĩa Phù đã kiếm được cớ cho hoàng đế trừng phạt mình, dạy mình một bài học, mục đích đã đạt được, mình an toàn rồi. Tiếp theo chỉ cần rút bài học, khiêm tốn làm việc, đưa Đại vương Lý Hoằng lên vị trí thái tử, sự sủng tín của hoàng đế với ông ta sẽ lân một nấc mới.

Bình Luận (0)
Comment