Trời tối, Vân Sơ không dẫn đội ngũ quay về mà ở lại ăn cơm nhà lý trưởng, ăn xong đều trả tiền đúng giá.
Có bách tính được chiếu cố biết tin huyện tôn ở lại trong thôn thì mang tới bát cơm, món rau, hoặc bầu rượu đục. Dù mang gì tới thì Vân Sơ cũng đều nhận hết, ăn xong cũng trả tiền.
Điều duy nhất Vân Sơ không chịu nổi là bách tính có thói quen quỳ xuống hiến cơm, y không thể từ chối, không dám từ chối, vì y là quan, lúc này đại biểu cho hoàng đế.
Vân Sơ là quan chăn dân, làm thế là được phép, đổi lại người khác, ví dụ như Lý Thận thì ngay ngày hôm sau đầu hắn sẽ treo tên tường thành Trường An.
Quan viên Đại Đường phải lãng mạn, khi giải quyết khốn khó cho bách tính phải viết thơ kỷ niệm, nhất là khi có đám ngự sử ngôn quan đi theo càng phải có phân đoạn này.
Chớ chê nông gia chén rượu đục
Được mùa đãi khách lợn gà đủ
Sông khuất núi dày ngờ hết lối
Liễu xanh hoa thắm thấy thôn xa
Bị mọi người nhiệt tình yêu cầu ép không còn cách nào, Vân Sơ phải làm một bài Du nam thôn, thi từ cổ kính tự nhiên, lại ngập tràn niềm vui.
Hai câu đầu thể hiện cảm xúc với thịnh thế qua những câu thơ chất phác không cần mỹ từ hoa lệ. Hai câu sau cực kỳ khải nghiệm văn tài, đem tư tưởng thi nhân từ mùa đông giá lạnh thăng cấp thành mùa hè nắng ấm, biểu đạt khát vọng tương lai mỹ hảo ... Cho dù thịnh cảnh hiện nay đã tới lúc tận cùng, nhưng vẫn còn mỹ hảo vô hạn phía sau.
Có thể nói tuyệt diệu.
Thanh danh tài tử trẻ đệ nhất Đại Đường của Vân Sơ lần nữa vang vọng khắp Trường An.
Huyện Vạn Niên có mười tám lý, cũng có mười tám thôn ở ngoại thành Trường An.
Đoàn người Vân Sơ dùng hết sáu ngày đi hết một lượt, trong sáu ngày đó Vân Sơ không chỉ tìm ra phương hướng phát triển mỗi thôn, còn cùng lý trưởng và các hương lão đương địa đương địa tiến hành đi sâu giao lưu, quyết định trồng bông để nâng cao thực lực kinh tế, mức độ sinh hoạt các thôn.
Có thể nói, đây là cuộc viếng thăm người dân cực kỳ có ý nghĩa, không chỉ biểu đạt được sự quan tâm của hoàng đế với bách tính, còn lập nền móng cơ bản giúp nông hộ làm sao để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, thay đổi cuộc sống nghèo khó của mình.
Ngự sử ngôn quan từ ý nghĩ đây là chuyến đi chơi được Vân Sơ tài trợ muốn họ tung hô công tích, dần nghiêm túc nhìn nhận toàn bộ hành động của y, viết tấu báo cáo ý nghĩ quan trọng của hoạt động viếng thăm người nghèo khổ này.
Trong đó Ôn Nhu đưa ra lời chất vấn triều đình -- Châu phủ không xuống nông thôn có phải là thói quen không thể thay đổi?
Triều đình vì sao giao bách tính cho hương thân, cho tông tộc quản lý, bao nhiêu hương thân tông tộc sẽ xuất phát từ lợi ích của bách tính, xuất phát từ lợi ích của Đại Đường?
Các ngự sử trẻ đóng cửa viết tấu sớ, thông qua con mắt của mình, miêu tả hiện trạng của nông thôn.
Hoạt động này cũng khiến quan lại huyện Vạn Niên hiểu ra một chuyện, huyện Vạn Niên chưa đủ giàu có, vẫn còn rất nhiều người cơm không đủ no bụng, áo chưa đủ che thân.
Bùi Hành Kiệm cũng đưa lên một bản tấu nói tới kế hoạch xuống nông thôn, ba ngày nữa sẽ đi một chuyến.
Tên này không còn chút cảm giác hổ thẹn nữa rồi, hắn còn lấy mộng tưởng muốn thành Ung Châu mục của Vân Sơ ra làm cơ, đường hoàng nói --- Ta đang giúp ngươi.
Đại Đường hiện giờ không còn quan chức Kinh Triệu duẫn nữa, mà chức Ung Chậu mục phải là người hoàng thất đảm nhiệm. Cho nên Vân Sơ cứ nhắc đi nhắc lại mình muốn làm Kinh Triệu duẫn là hi vọng hoàng đế tái bổ nhiệm cái chức này.
Lý Trị nắm rõ nhất cử nhất động của Vân Sơ như lòng bàn tay, cho nên khi tấu sớ của những ngự sử đặt lên bàn của hắn. Xem hết cái này tới cái khác, Lý Trị thậm chí còn sinh ra ghen tỵ.
Nhìn một địa phương từ bần cùng trở thành giàu có, nhờ vào nỗ lực một mình mình khiến cuộc sống nhiều người thay đổi lớn lao, đó là mục tiêu sĩ nhân từ xưa tới nay nỗ lực theo đuổi.
Chớ chê nông gia chén rượu đục
Được mùa đãi khách lợn gà đủ
Sông khuất núi dày ngờ hết lối
Liễu xanh hoa thắm thấy thôn xa
Vũ Mị ghé tới xem tấu sớ, đọc ra bài thơ của Vân Sơ: "Đúng là thơ hay, nhất là hai câu cuối có thể gọi là tuyệt diệu. Bệ hạ, người này chẳng những đưa huyện Vạn Niên trở nên giàu có, nổi danh xa gần, lại còn làm thơ hay, phàm thơ y làm ra, không bài nào không phải kiệt tác."
"Cho thêm thời gian, lên tới tể phụ là điều hiển nhiên."
Lý Trị ngẫm nghĩ:" Chí hướng của y lại chỉ là Kinh Triệu duẫn 3000 thạch, lời này y không chỉ nói một lần, còn nói với rất nhiều người, nếu y làm trái lời này sẽ thành cớ để người ta đàm tiếu, y tự khóa tiền đồ của mình."
"Hơn nữa trẫm phát hiện ra y nói thật lòng, y thà làm quan địa phương tới Kinh Triệu duẫn chứ không muốn xen vào triều đường, xem ra y rất biết mình."
"Bản lĩnh của y là quản lý địa phương, y chỉ muốn quản lý địa phương, trẫm không ép y ngồi vào vị trí tể phụ, không phải chuyện tốt."
Vũ Mị khẽ nhếch môi:" Một chút lời đàm tiếu có là gì so với vinh diệu của tể phụ, bệ hạ có đánh cược không?"
Lý Trị cười vui vẻ:" Có gì không dám chứ?"
Vũ Mị đưa bàn tay trắng nõn ra khẽ vỗ vào tay Lý Trị:" Bệ hạ cược cái gì đây?"
"Trẫm chuẩn một yêu cầu vô lễ của nàng."
"Thần thiếp cũng đồng ý với một yêu cầu của bệ hạ."
Lý Trị tự tin:" Được, giao hẹn như thế."
"Bệ hạ, lòng người như vực sâu, nhưng luôn ngước nhìn núi cao, đứng trên núi cao lại nhìn trời xanh, dẫm lên mây trắng lại muốn hái sao trời. Cho nên bệ hạ thua chắc rồi."
"Trẫm cho rằng lòng người như khe rãnh, lấp đầy rồi, dưới chân bằng phẳng, đông tây nam bắc bao la mặc sức tung hoành, cớ gì phải ngước lên nhìn trời."
Vũ Mị nhìn con gấu lớn nằm dưới chân Lý Trị:" Đó là đạo lý bệ hạ lĩnh ngộ được từ gấu lớn sao?"
Lý Trị đưa tay xoa cái đầu to tròn của gấu lớn:" Nó chỉ muốn đồ ăn thôi, trẫm cho được."
Ánh mắt sắc xảo của Vũ Mị thu bớt lại vài phần, lấy chân dẫm lên cái bụng của nó:" Rốt cuộc là thứ vô dụng phàm ăn thôi."