Lúc Vân Sơ rời nhà, người dân Trường An nhìn thấy cờ của y chỉ chắp tay thi lễ mà thôi, khi Lý Tích xuất hiện, bách tính quỳ bái.
Đây chính là vị cực nhân thần.
Rời khỏi Trường An, chúng tướng tản ra, tới quân doanh của mình, không ai dám chậm trễ.
Chỉ cần là người trong quân đều biết Lý Tích có thói quen trước khi khai chiến giết người tế cờ, lần này nữ tế của ông ta đánh chết cũng không tới, không biết ông ta sẽ lấy con quỷ xui xẻo nào để tế cờ, nên tốt nhất đừng phạm lỗi để ông ta có cớ.
Đừng cho rằng đây là câu nói đùa, thực sự sẽ bị chặt đầu treo lên cổng quân doanh để cảnh cáo đấy.
Vân Sơ không muốn làm tên xui vẻo đó, vội vàng về quân doanh, trong doanh đã có trưởng sử hành quân Ôn Nhu chỉnh hợp quân ngũ đón đợi.
"Đi mau, địa điểm tập hợp ở phía đông thành, ba hồi trống không tới chặt đầu! Sau khi bệ hạ đăng đàn bái tướng, đại quân lập tức xuất hành ba mươi dặm."
Ôn Nhu vừa dứt lời, 100 thám báo đã thúc ngựa rời quân doanh tới đông thành thăm dò chỉ dẫn vị trí cho đại quân.
Thám báo đi một cái, truy trọng đã chất đồ lên xe từ từ khởi hành trong tiếng quát tháo đốc thúc của chiết trùng giáo úy, tiếp đó là bộ tốt, phía sau là đội ngũ kỵ binh của Vân Sơ.
Chuyện hành quân không cần Vân Sơ nhọc lòng, đó là chuyện của trưởng sử Ôn Nhu. Mà kỳ thực cũng chẳng cần Ô Nhu lo, vì có hai trì quả giáo úy, mười ngự vũ giáo úy, ba mươi nhân dũng giáo úy, đây mới là những võ tướng thường ngày phụ trách quản lý phủ binh.
Đây là quân pháp của Đại Đường, bình thường loại Định viễn tướng quân như Vân Sơ chẳng là cái rắm gì, thậm chí chẳng có quyền chỉ huy bất kỳ phủ binh nào.
Đừng nói Vân Sơ, cả Trấn quân Đại tướng quân tòng nhị phẩm như Lý Tích cũng không có tư cách đó.
Tới thời chiến binh bộ tất nhiên phân phối quân cho các tướng quân, đó gọi là tướng không biết quân, quân không biết tướng. Mặc dù không hay lắm, nhưng phòng phạm hữu hiệu võ nhân làm loạn.
Nhìn quân đột trật từ rời quân doanh, Vân Sơ thấy cách này đúng là rất hay, chỉ là về sau có tên hoàng đế ngu xuẩn, cho tiết độ sứ quá nhiều quyền lực, nên mới có họa diệt quốc.
Quân đội của Vân Sơ đóng ở phía nam thành, khi nghe thấy hồi trống thứ nhất y đã nhìn thấy đài điểm tướng.
Lúc này trên đài điểm tướng chỉ có bốn lễ quan ăn mặc hết sức rườm rà đứng ở bốn góc, chính giữa có một cái đỉnh lớn đang bốc khói.
Thám báo xuất phát trước đó đã tới nơi, đánh dấu vị trí cho quân đội tập hợp. Chẳng biết vì sao Vân Sơ vốn chẳng hứng thú mấy với lần xuất chinh này, nhưng khi nhìn cái đỉnh bốc khói nghi ngút lại có chút kích động.
Đại quân quá vạn, vô bờ vô bên, mà lần này quân đội rời Trường An tới hơn 5 vạn, nay toàn bộ đứng xung quanh đài điểm tướng, gần như có thể hình dung bằng mây đen che trời.
Ba hồi trống kết thúc, năm vạn người yên tĩnh, trừ thi thoảng có tiếng ngựa hí thì không một tiếng người.
Một nhạc đội trăm người mặc áo sặc sỡ đi vào từ phía bắc, sau đó là bách quan, tiếp đó nữa là đội ngũ nghi trượng dài hơn 200 mét của hoàng đế.
Lý Trị mặc đại lễ phục từ loan giá xuống, Lý Tích dùng đại lễ quỳ bái, phất ống tay áo rộng ngoài khải giáp tiến tới một bước, tiến tới bước nữa, rồi bước nữa như vũ đạo, hoàn thành ba lần quỳ bái Lý Trị.
Đợi ba lần quỳ bái kết thúc, Lý Trị đỡ Lý Tích lên, hai người lên đài điểm tướng.
Vân Sơ đứng cách quá xa, chẳng nghe thấy lễ quân râu dài đọc cái gì, chắc là văn thư tế thiên thôi, vì ông ta đọc xong liền ném vào đỉnh.
"Gió đông nổi ~~"
"Gió nam nổi ~~~"
"Gió tây nổi ~~~"
"Gió bắc nổi ~~~"
Lễ quan bốn góc chắc là phải dùng hết sức bình sinh mới rống lên được tới tai Vân Sơ như thế.
Lý Trị tay cầm hương, đích thân ném vào cái đỉnh đang cháy rừng rực, tiếp đó giống như Lý Tích vừa rồi, hướng về phía tay bái thiên kiểu vũ đạo.
Tiếp đó Lý Trị đứng đối diện với Lý Tích không ngờ hành lễ với ông ta, Lý Tích thản nhiên đón nhận, đây chính là đăng đàn bái tướng, thời khắc vinh quang của mỗi một võ tướng.
Mỗi lần Lý Trị khom mình, Lý Tích lại rống lên - Nhất định không phụ ủy thác.
Sau ba lần, Lý Tích quỳ bái đất, hai tay giơ cao, lễ quan lấy từ khay một cái ấn, giơ cao cho bốn phía xem rồi đặt lên tay Lý Tích.
Lý Trị và lễ quan lần lượt rời đi, lúc trên đài chỉ còn một mình Lý Tích, ông ta giơ cao ấn tín cho tướng sĩ nhìn, rống lên:" Bệ hạ có lệnh, chinh phạt Cao Câu Ly."
Năm vạn người dưới đài cùng chắp tay thi lễ hô vang:" Vâng!", cả Vân Sơ cũng không kìm được hét lên bằng âm thanh to nhất, da gà nổi khắp toàn thần, sĩ khí thoáng chốc bừng bừng.
Đại tướng quân nhận được ấn tín, dựa theo luật lệ Đại Đường phải lập tức nhổ trại xuất chinh. Có điều trong ngày hôm đó chỉ đi ba mươi dặm.
Năm vạn đại quân chỉnh thể hành quân thì tốc độ không cao được, vì tốc độ phải căn cứ vào đội ngũ truy trọng chậm nhất để tính toán.
Hành quân ở Quan Trung, đại quân chỉ có thể mang theo ba ngày quân lương, rời Quan Trung chỉ được mang chín ngày, tới Tịnh Châu thì mang nửa tháng.
Hành quân trong địa phận Đại Đường thường do châu phủ đương địa cung ứng quân lương.
Một châu cung ứng quân lương cho năm vạn người thì cơ bản chỉ vài ngày là ăn sạch quân lương trong kho nơi đó, đó là nguyên nhân vì sao quan viên địa phương chống đối và đau thương với đại quân đi qua.
Mục tiêu đầu tiên của đại quân là Tấn Dương, nên phải đi qua Bá Kiều tiến về phía đông. Người tiễn biệt Vân Sơ chỉ có Địch Nhân Kiệt.
Tên này đứng trong đám đông nhìn đại quân đi qua trước mắt, khi thấy Vân Sơ chỉ vẫy tay mấy cái rồi đi, rất tiêu sái. Ngay cả thơ cũng chẳng làm một bài, càng chẳng có cảnh lãng mạn tặng cành liễu cho y.
Đại quân rời Bá Kiều coi như đã rời Trường An, tới lúc này quyền lực của Lý Tích thể hiện ra.
Đại quân đi tới điểm giao cắt giữa Lâm Hà và Đồng Hà, nếu tiếp tục đi tới nữa là rời huyện Van Niên tới huyện Tân Phong, Lý Tích hạ lệnh cắm trại dưới Ly Sơn, chuẩn bị mở hội nghị quân sự đầu tiên của ông ta.
Đại quân cắm trại ở địa phận huyện Vạn Niên.
Khi Vân Sơ cắm trại, trung quân truyền tới tiếng trống nặng nề, y thở dài lên ngựa tới đại trướng trung quân, vẫn câu đó thôi --- Ba hồi trống không tới chém!