Ôn Nhu đợi Vân Sơ trở về, nói ngay:" Tướng quân Cao Khả phái truyền lệnh binh tới, lệnh ngươi tới đại trướng hậu quân nghị sự."
Thế là Vân Sơ còn chưa kịp cởi giáp nghỉ ngơi đã vội vàng tới quân trướng của Cao Khản.
Ở trong quân Cao Khản có biệt danh Gà mái mẹ.
Đây là vị đại tướng hiền hòa nhất, dễ nói chuyện nhất trong quân đội Đại Đường. Khi Vân Sơ tới quân trướng, phát hiện ra mình là người tới cuối cùng, thỉnh tội xong liền kiếm vị trí ngồi xuống.
Cao Khản như vị đại thúc nhà bên vậy, mặt tròn bụng bự, cũng không mặc giáp, chẳng thấy uy nghi gì, cười nói tùy ý:" Ai cũng bảo huyện lệnh huyện Vạn Niên là mãnh tướng vô địch tung hoành vạn quân, lần đông chinh này phải mang uy phong mãnh tướng ra, lấy sĩ khí cho hậu quân chúng ta."
Vân Sơ không dám lơi lỏng chắp tay:" Tướng quân có lệnh Vân Sơ nhật định anh dũng tiến tới."
Cao Khản ra hiệu cho y ngồi xuống:" Ngồi đi, ngồi đi, sau này là huynh đệ ăn cùng một nồi, không cần khách khí như thế. Chuyện khác đều có thể cười cho qua, lão phu cũng có thể gánh cho bộ hạ phần nào, chỉ có hành quân tác chiến là không nói tình nghĩa gì hết."
"Các vị đều là người lên chiến trường rồi, lão phu không nói nhiều, cũng không muốn ai chết dưới đao của đốc chiến đội ..."
Cũng giống như Lý Tích, Cao Khản không đưa ra quy định quân kỷ, Vân Sơ có thể đoán được, làm vậy là để gây áp lực cho người ngồi đây phải cẩn trọng trong từng hành động. E rằng hành trình tiếp tới không dễ dàng.
Dù Cao Khản hay Lý Tích thì cũng phải tranh thủ làm quen với người dưới trong chuyến hành trình dài này, cọ xát đội ngũ.
Hôm đó, hơn năm vạn người ăn hai bữa ở huyện Vạn Niên, hai bữa này chẳng làm nghèo bọn họ được, đám chủ bạ, hộ tào mặt như đưa đám.
Trước khi trời sáng, Tô Định Phương dẫn một vạn người đi, ông ta và Lý Tích đều là đại tổng quản, không tiện ở một doanh.
Khi đi Bùi Hành Kiệm muốn xin Vân Sơ ít y quan, chuyện này Vân Sơ không tự tiện quyết định, bảo hắn tìm Lão Hà, nhưng Lão Hà từ chối thẳng.
Không phải trong quân hắn không có y quan, nhưng không cáp cấp bằng chỗ Vân Sơ.
Lý Tích hành quân cực kỳ quy củ, mỗi ngày hai bữa, đi tám mươi dặm, ngày nào cũng như ngày nào, dù gió mưa cũng không đổi.
Dần dần quân đội rời Đồng Quan, Hàm Cốc Quan, rời Tịnh Châu, tất nhiên cũng rời xa Trường An.
Hành quân là chuyện cực kỳ buồn tẻ và vất vả, nhưng chẳng có gì mà than vãn, ai muốn chưa lên chiến trường đã xảy ra chuyện chứ.
Cứ vậy đi mải miết đến khi Vân Sơ phát hiện ra đoạn Trường Thành đổ nát trên núi thì biết, đại quân đã vào Hà Bắc Đạo.
Dọc đường đại quân luôn đi theo đường lớn, không men theo tuyền đường Tần Thủy Hoàng tuần thị năm xưa. Vì châu chuyện hai bên con đường đó không đủ giàu có để cung cấp vật tư lương thực cho đại quân.
Khi cách Yên Châu chưa tới 100 dặm, Lý Tích hạ lệnh đóng quân.
Vì hành quân dài ngày dưới nắng hè, Vân Sơ khôi phục lại bảy thành như ở Tây Vực.
Sau khi an bài quân tốt đóng cọc dựng doanh trại, Vân Sơ về quân trướng, nhìn Ôn Nhu đã gày đen đi không ít, đang tranh thủ thời gian pha trà:" Hối hận không?"
Ôn Nhu lắc đầu:" Đừng coi ta thành hạng đầu cơ chứ, trận đánh này quá quan trọng, không tới mới hối hận cả đời."
Vân Sơ nhận lấy chén trà:" Ngươi có cái nhìn thế nào về Bắc Hà Đạo?"
"Ngươi hỏi câu này còn chẳng bằng hỏi ta có cái nhìn thế nào về Sơn Đông!" Ôn Nhu khẽ lắc đầu:" Quá nghèo, quá khổ!"
"Chẳng phải đó là điều Trường An muốn sao?" Vân Sơ tay mân mê chén trà, vài cảnh tượng dọc đường đi khiến y không vui nổi, hôm qua có một đứa bé bảy tám tuổi đứng bên đường mắt gườm gườm nhìn bọn họ thù hận, nếu không phải có mẹ nó chạy tới kịp lôi đi, có lẽ cục đá lớn trong tay nó sẽ ném tới. Y thở dài :" Thôi nương tử nhà ta nói, huân quý Sơn Đông chiếm đất đai gần như không thấy điểm cuối, nói cách khác nơi đó nhiều nô phó, ít tự canh nông."
Ôn Nhu cười lạnh:" Làm Sơn Đông mệt mỏi, làm Sơn Đông nghèo khổ là chính sách kéo dài nhiều năm, thậm chí từ thời Tiền Tùy đã thế."
Đó là đề tài không thoải mái, cũng rất nhạy cảm, nặng nề, dù hai người ngồi trong quân trướng mình cũng không nói nhiều.
Đại quân vừa tới, nông phu nơi này đã chạy sạch, ai nấy hoảng hốt, vứt bỏ cả nông cụ và gia súc gầy trơ xương mà bọn họ coi như tính mạng.
Trong sử sách hay miêu tả vương sư tới đâu, bách tính mang cơm nước ra đường đón.
Ở đây thì không họ thấy là chạy, ánh mắt khiếp sợ lẫn căm hận, không khác gì nhìn kẻ thù.
Xem ra chỉ có người Trường An là thích quân đội thôi.
Từ Yên Châu tiếp tục hành quân về phía bắc 2000 dặm sẽ tới Cao Câu Ly.
Cứ nghĩ tới bách tính nơi này phải phụ trách cung ứng vật tư cho quân đội, Vân Sơ buốt sống lưng, bách tính có đâm sau lưng họ một phát, y thấy cũng chẳng thể trách họ được.
Thế nên mới có cuộc nói chuyện nhát gừng gượng gạo vừa rồi với Ôn Nhu.
Hà Bắc Đạo truất trắc sứ Lư Thừa Khánh lo lắng trùng trùng vào quân doanh gặp Lý Tích.
Nhân mã tùy tùng của ông ta tới 2000 người, vì ông ta còn là hành quân đại tổng quản của Hà Bắc Đạo.
Lần này triệu tập phủ binh Hà Bắc Đạo do ông ta phụ trách, nhìn cái mặt lo âu của Lư Thừa Khánh, cảm giác của Vân Sơ càng tệ.
Rõ ràng đại quân đã tới mà chuyện nơi này chưa làm xong.
Khiến Vân Sơ lo hơn nữa là Lư Thừa Khánh di chuyển trên địa bàn của mình mà phải mang theo 2000 thân vệ, cục diện tệ hại hơn Vân Sơ nghĩ.
Quả nhiên sau khi Lư Thừa Khánh đi, chủ soái hậu quân Cao Khản triệu tập các lộ nhân mã họp.
Cứ nghĩ Cao Khản sẽ tiết lộ sự thực cho mọi người, không ngờ ông ta nói, hết thảy đều thuận lợi, bọn họ nghỉ ngơi ở đây mười ngày. Đợi 14 vạn quân của Sơn Đông, Hà Bắc tới nơi sẽ nhổ trại đi về phía bắc.
Vân Sơ có chuyện muốn hỏi ông ta, nhưng Cao Khản dùng ánh mắt nghiêm khắc ngăn lại.
Đợi họp xong những người khác đi rồi, Cao Khản lạnh lùng nói "đừng làm loạn lòng quân" rồi mới để y đi.