Trời sáng, từ miệng Bàng Đồng Thiện biết, bước tiếp theo Vân Sơ phải tới thành Tương Bình, vì chiến sự ở đó vô cùng kịch liệt, quân đội Đại Đường cho tới nay vẫn chưa hạ được.
Thế là Vân Sơ chẳng muốn vào thành Huyền Thố nữa, vì tòa thành này thực sự quá thối, y lo trong mùa hè nóng nực này dễ gặp phải ôn dịch.
Sau khi trao đổi với Ôn Nhu, Chung Quỳ và hai vị chiết trùng đô úy, ngày hôm sau Vân Sơ rời thành Huyền Thổ, dựa theo quân lệnh tới một ngọn núi nhỏ tên Bàn Sơn.
Bàn Sơn nằm ở phía đông của thành Tương Bình, là con đường phải qua nếu đi từ Cái Mưu tới thành Tương Bình. Vân Sơ đóng quân ở đây, mục đích là ngăn cản viện quân tới từ Cái Mưu.
Tốc độ hành quân của Lý Tích thực sự quá nhanh, làm Vân Sơ tới Bàn Sơn Lĩnh, viện quân từ Cái Mưu chưa tới.
Địa hình nơi này là hai núi kẹp một khe, trong khe còn có con sông nhỏ chảy qua, khu vực hoang vu hoàn toàn tuyệt bóng người.
Vân Sơ không định mai phục tập ích người Cao Câu Ly ở đây, trận cháy lớn ở ngoài thành Thông Định đã xóa bỏ sạch ý định mai phục giết người của y.
Cho nên Vân Sơ dựng một tòa thành trại bằng gỗ trong khe núi này, chỉ cần viện binh chưa tới là y còn xây dựng, xây dựng càng chắc càng tốt.
Còn về phần địch có vì thành trại nơi này quá kiên cố mà đi vòng cứu viện thành Tương Bình hay không thì chẳng phải chuyện liên quan tới Vân Sơ nữa.
Dù sao Lý Tích hạ quân lệnh y phải tử thủ Bàn Sơn Lĩnh, thế thì chỉ cần giữ vững nơi này là chỉ có công không tốt, chẳng phải ông ta nói rồi à, tự ý chủ trương, thắng cũng giết.
Chiến báo gửi tới, Khế Tất Hà Lực và Tiết Nhân Quý đã chiếm được Tân Thành. Nghe tên là rõ rồi, đây là tòa thành xây sau khi thái tông hoàng đế đông chinh.
Đây là tòa thành đá, xây ba năm mới xong, từ bình nguyên tới điểm cao nhất trên tướng thành chênh lệch tới 50 trượng, địa thế hiểm yếu, thành cao tường dành, cực kỳ khó công.
Thế nhưng khi Khế Tất Hà Lực lệnh Tiết Nhân Quý cường công thì hào quang danh tướng của Tiết Nhân Quý bừng sáng.
Trong Tân Thành có một tên Cao gian, tên Sư Phu Cừu, hắn nhìn thấy Tiết Nhân Quý cao lớn uy vũ, biết không phải đối thủ, thế là bắt thủ tướng, mở thành đầu hàng ... ( Sử thật).
Bên phía Bùi Hành Kiệm càng khoa trương hơn, 10 vạn đại quân ngồi 600 chiến thuyền, rầm rộ tới cửa sông Hùng Tân.
Bách Tể rất bi thương, vì quốc thổ của họ cực nhỏ, dọc chẳng tới nghìn dặm, ngang chưa tới 600 dặm, chẳng có nơi nào mà chạy.
Đối diện với thập vạn đại quân, Bách Tể quốc vương Phù Dư Nghĩa Từ đành cắn răng mà chống đỡ, phái trọng binh tới cửa sông Hùng Tân, muốn kháng địch ngoài quốc môn.
Chẳng biết trận chiến diễn ra thế nào, quân báo chỉ có vài dòng thưa thớt --- Đại quân đổ bộ, anh dũng tiến tới, quân Bách Tể không địch lại, tan rã ...
Người ta cứ nối nhau lập công, trong khi quân mình đang hì hụi cưa gỗ xây quân trại, Vân Sơ có thể tưởng tượng ra bản mặt Bùi Hành Kiệm sau này gặp mặt mình thế nào.
Cho dù tên Tiết Nhân Quý kia không thích khoe khoang, nhưng chỉ cần hắn đứng đó hời hợt nói một câu, Tân Thành, chó đất gà ngói mà thôi, đủ làm Vân Sơ xấu hổ không biết giấu mặt vào đâu.
Nếu đám tướng sĩ của mình theo hai người đó kiếm được quân công nhất chuyển hoặc nhị chuyển rồi, chứ không phải đang làm tiều phu thế này.
Nghĩ tới đó con cá nướng trong tay chẳng còn ngon lành gì nữa, để giảm bớt áy náy, Vân Sơ tự mình tham gia công tác xây dựng quân trại, cầm búa lên đóng đinh vào gỗ.
Thế là Vân Sơ xây một cái quân trại siêu kiên cố, nhưng họ phí công rồi, vì đợi suốt mười ngày không thấy viện quân đâu, cứ như người Cao Câu Ly đã quên mất đồng bọn ở thành Tương Bình rồi.
Ban đêm, ếch dưới sông ra sức kêu, không chịu nghỉ giây phút nào.
Điều này chứng tỏ không có ai lén đánh quân trại.
Chiến báo lại gửi tới, Lý Tích đã hạ thành Tương Bình.
Khế Tất Hà Lực cũng dùng mười ngày công phá sáu thành trì xung quanh.
Còn Vân Sơ vẫn ở Bàn Sơn Lĩnh nghe ếch kêu.
Lúc này đến Vân Sơ cũng sốt ruột, y không thể ngồi im thế này được, nếu không lúc về Trường An, y không dám ngẩng đầu nhìn ai nữa, huyện Vạn Niên sẽ thấp hơn người ta một bậc.
Thám báo của Vân Sơ đã thấy thành Cái Mưu, thậm chí y cũng rảnh rỗi tới xem thành Cái Mưu, cái tòa thành này đóng chặt cửa, cực kỳ yên tĩnh.
Vân Sơ phái thám báo mở rộng tìm kiếm khu vực 300 dặm, kết quả chẳng gặp được một quân nhân Cao Câu Ly nào mà gặp phải hai con hổ đông bắc.
Thế là địch chưa thấy đâu mà tổn thất hai con ngựa, bị thương một thám báo.
Còn cho rằng người Cao Câu Ly đi đường vòng, cứu viện thành Tương Bình, kết quả thám báo nói, thành Cái Mưu không có động tĩnh gì, bọn họ không phái ra dù chỉ một binh một tốt.
Không đúng, chẳng lẽ người Cao Câu Ly chưa biết quân Đường đã tới? Đây là điều vô cùng không đúng.
Sau đó ba huynh đệ Vương Chiêu liều chết đi đường nhỏ vào thành Cái Mưu, bọn họ nói có mấy đồng bọn Cao Câu Ly từng cùng cướp bóc linh tinh ở Liêu Đông.
Một ngày sau ba huynh đệ Vương Chiêu về báo, họ đã chiếm thành Cái Mưu rồi.
Vân Sơ nhìn bộ dạng tửu sắc quá độ của ba huynh đệ này, chỉ muốn học Lý Tích, chém ba cái đầu treo lên cửa để cảnh cáo người khác.
Nhưng Vương Chiêu thề thốt, đúng là thế, binh tướng Cao Câu Ly đều chạy tới chi viện thành Ô Cốt bên kia sông Áp Lục rồi.
Vân Sơ bán tín bán nghi phái Chung Quỳ dẫn 500 người Bất Lương đi thăm dò. Lại một ngày sau Chung Quỳ phái người về, nói hắn đã khống chế thành Cái Mưu đang tiến hành đăng ký nhân khẩu.
Tới đây Vân Sơ mới chỉnh đốn toàn bộ binh mã tới thành Cái Mưu, tới cổng thành được bách tính ra đường hoan hô chào đón, đãi ngộ cao tới mức dùng giỏ cơm ấm canh tiếp đãi cũng không đủ hình dung. Mặc dù dung mạo những "bách tính" này rất hung ác, nhưng Vân Sơ không truy cứu làm gì.
Sau khi tiếp nhận thành phòng, Vân Sơ hai tay chống hông đắc ý nói với thám báo:" Đi bẩm với đại soái, Vân Sơ ta cũng chiếm một tòa thành rồi."
Từ cái lần thám báo thiếu chút nữa bị hổ tha đi, thám báo của Vân Sơ biến thành năm người một tổ, nếu không chưa thấy địch đâu mà đã tổn thất quân tốt thì nhục lắm.