Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 578 - Q3 - Chương 088: Một Ngày Của Lý Hoằng. (1)

Q3 - Chương 088: Một ngày của Lý Hoằng. (1) Q3 - Chương 088: Một ngày của Lý Hoằng. (1)

Trường Tôn Vô Kỵ rời đại điện, lòng bi thương.

Chỉ vẻn vẹn vài chục quan tiền thôi, chỉ cần hoàng đế mở lời với ông ta, ông ta lập tức triệu tập huân quý Quan Lũng, chuẩn bị cho hoàng đế. Đừng nói vài chục, một trăm, hai trăm thậm chí ba trăm vạn, ông ta cũng lo liệu được.

Ông ta muốn hoàng đế hiểu, thiên hạ này không thể thiếu Quan Lũng, bất họ bất kỳ lúc nào cũng là cột trụ của triều đình.

Trên đời này, chuyện làm người ta bất lực nhất là người khác không cần tới ...

Từ lúc đông chinh bắt đầu, đám người Trường Tôn Vô Kỵ đã sớm tính toán chi tiêu tiền lương, bọn họ dự kiến, triều đình tối đa chỉ duy trì được tám tháng là đại quân phải nhanh chóng rút lui. Nếu không triều đình không gánh nổi chi phí, khi đó loạn lạc nổi lên ...

Lòng Trường Tôn Vô Kỵ trống rỗng, ông ta luôn đợi hoàng đế tìm tới mình nhờ giúp đỡ, nếu không đông chinh thất bại sẽ là đả kích chí mạng với quyền uy của hoàng đế.

Ông ta còn nhớ khi thái tử Lý Thừa Càn mưu phản thất bại, Ngụy vương Thái cảnh cáo Tấn vương Trị, đứa bé đó chạy tới phủ mình khóc, là ông ta đứng sau lưng hắn, che chắn cho hắn vô số mưa gió.

Giờ đứa bé này không cần che chở nữa, thậm chí ghét bị che chở.

Hoàng đế không cần nữa, Trường Tôn thị sẽ đi xuống ...

Trái ngược lại với vị cữu cữu già, Lý Trị tâm tình cực tốt, cảm giác vung tay tiêu liền một phát 70 vạn quan tiền thật là sướng.

Chuyện này khiến hắn thấy được sự quan trọng của việc nắm lượng lớn tiền thuộc về bản thân hữu ích thế nào, không cần phải đi tìm người khác, nhận lấy vô số điều kiện khuất nhục.

Đợi Vân Sơ về, thế nào cũng phải cùng y thảo luận, làm sao kiếm được tiền mà không ảnh hưởng tới quốc kế dân sinh.

Tả Xuân đã dẫn người cưỡi khoái mã tới Lai Châu, tới đó ông ta sẽ tổ chức đội thuyền lớn, đem toàn bộ tiền tài Vân Sơ tích trữ ở thành Đại Hành đi.

Vì trong tấu sớ Vân Sơ nói, vì khoản tiền lớn này, y phải chống đối Lý Tích, cho nên số tiền này với y là phiền toán lớn, cần dứt bỏ sớm.

Lý Trị vừa mới rời đại điện, con gấu lớn đã ục ịch chạy tới, đưa cái tai tròn của mình tới bên tay Lý Trị.

Tay nắm tai gấu, Lý Trị rất hài lòng với gấu lớn, cũng hài lòng với trạng thái của bản thân bây giờ.

Mỡ thừa ở bụng không còn nữa, ngay cả bệnh đau đầu chóng mặt mà hắn cực ghét cũng lâu rồi không phát tác.

Mời lão thần tiên tới bắt mạch, được một câu "ngũ tạng điều hòa" khiến Lý Trị mừng không thôi. Kể cả thủa thiếu niên được lão thần tiên bắt mạch cũng không có đánh giá như thế.

Cho nên khi dẫn gấu lớn vào rừng trúc tìm măng non cho nó ăn, Lý Trị còn trợ cấp ít măng mùa đông do đất Thục tiến cống.

Đứng trong ánh nắng mùa đông, Lý Trị cũng thấy ấm áp, nghe bên tai gấu lớn nhai trúc rau ráu, hắn thấy nên làm bài thơ để ghi lại ngày hôm nay.

Đoan cư lâm ngọc ỷ, sơ luật khải kim thương.

Phượng khuyết rừng thu sắc, long vi dẫn tịch lương.

Dã tịnh sơn khí liễm, lâm sơ phong lộ trường.

Thế lan khuy bán ảnh, nham quế phát toàn hương.

Mãn cái hà điêu thúy, viên hoa cúc tán hoàng.

Huy tiên tranh điện liệt, phi vũ loạn tinh quang.

Vừa mới viết xong tiêu đề (Thập nhị nguyệt nhị thập nhật), phát hiện trong thơ xuất hiện nham quế, hà cái, hoa cúc không phù hợp lắm, thế là hắn xóa đi, sửa thành ( cửu nguyệt sơ cửu) mới hài lòng.

Lý Trị đưa cung nhân:" Giao hoảng hậu giám thưởng."

"Bài thơ này của phụ hoàng viết thật hay." Lý Trị quỳ trên cái ghế, sán tới bên mẫu hậu cùng xem thơ của phụ hoàng:

Vũ Mị đọc một lượt cũng khen tấm tắc:" Đây là tinh phẩm hiếm có của bệ hạ, nếu không sửa tên càng hoàn mỹ."

Lý Hoằng nói:" Hài nhi mô phỏng chữ của phụ hoàng đã hơn một năm, hay là để hài nhi chép lại rồi đưa tới bí thư giám, để bí thư thừa ghi vào ( khởi cư trú)?"

Vũ Mị quay sang nhìn nhi tử, nhất thời không rõ đây có phải là lời vô tư không, hay cố ý? Có điều thấy nhi tử kề sát người mình, còn chú ý tới chân mình, tránh không để chạm vào bụng nàng mà quỳ trên ghế.

Chỉ chi tiết rất nhỏ thôi cũng hiếm có rồi, đứa bé ở tuổi này, nếu không thực sự quấn cha mẹ, không chú ý tới chuyện đó.

Lý Hoằng được phụ hoàng cho phép, trải giấy ra chép thơ, nghe Lý Trị hỏi:" Gần đây con thích trồng rau à?"

Lý Hoằng vừa chép thơ vừa thuận miệng đáp:" Hài nhi ham chơi, phụ hoàng đừng trách."

Lý Trị dặn:" Thân là thái tử, thân nông là tốt, nhưng đừng quá say mê."

"Hài nhi không say mê, hành tím là thứ các dũng sĩ phải đi khắp chân trời mới tìm được. Hài nhi đối xử qua loa thì không xứng với hi sinh của họ."

Lần này cả Vũ Mị cũng khen ngợi:" Đúng thế, nhất cử nhất động của con đều bị người ta chú ý, không làm thì thôi, đã làm thì phải làm tốt nhất."

Lý Hoằng toét miệng cười:" Mẫu thân nói phải ạ."

Đợi nhi tử chép thơ xong, Vũ Mị đem so với nguyên văn của Lý Trị không sai một chữ.

Vì thế Vũ Mị tin, nhi tử gần gũi nàng, ca ngợi phụ hoàng đều từ đáy lòng chứ không phải cố ý, nếu không chẳng thể vừa chép thơ còn đối đáp được như vậy.

Hoàn thành việc thường ngày vỗ mông phụ thân, cùng hoàn thành nhiệm vụ trọng yếu thân mật với mẫu thân, Lý Hoằng vui vẻ tới Đông cung.

Cho dù nó mới sáu tuổi thôi, bởi vì đã là thái tử, chỗ nên mỗi ngày đều sống ở Đông cung cách hoàng cung một bức tường.

Đông cung của Đại Đường chẳng tốt đẹp gì, truyền thuyết mười ba năm trước ở đây có rất nhiều người chết, máu ướt đẫm mặt đất, tanh thối ba năm mới dần dần tiêu tan.

Cho nên ở trong Đông cung sinh trưởng tốt nhất là mẫu đơn, liễu và hòe, những loài ăn mặn.

Đặc biết là vào mùa xuân, mẫu đơn ở Đông cung nở đẹp nhất Trường An.

Lý Hoằng không thích thứ này, chủ yếu vì Vân Na tỷ tỷ thích mặc áo hoa, làm bản thân thơm phức bị ong mật mẫu đơn thu hút tới đốt cho.

Không phải vì nó thích Vân Na đâu, mà là vì Vân Na bị ong đốt thì cũng bắt một con ong đốt nó mới chịu thôi.

Bây giờ trong Đông cung trồng hành tím rất tráng lệ, trồng rau cải trắng cũng rất tráng lệ, trồng bắp cải cũng rất tráng lệ.

Lý Hoằng quyết định đợi rau cải trắng được 5 cân sẽ đi báo hỉ với phụ hoàng, đồng thời sẽ đặt rau cải trắng thành rau Hiển Khánh.

Còn rau bắp cải nếu như đủ to, Lý Hoằng sẽ hiến cho mẫu thân, đồng thời đặt tên là rau hoàng hậu.

Về phần hành tím, Lý Hoằng để lại cho mình.

(*) Tha thứ cho mình, thơ thất ngôn mình còn dịch được chứ loại thơ cổ viết như văn thì thua, bài này đúng là của Lý Trị, cũng có chút tiếng tăm, chút thôi, nhiều người ta dịch sẵn cho mình copy rồi.

Người TQ đọc thơ cổ của họ cũng ngáo luôn.

Bình Luận (0)
Comment