Tả Xuân thấy có người đảm bảo, vả lại nghĩ Vân Sơ không dám lừa gạt hoàng đế ở chuyện tra một cái là ra này, chắp tay với Cao Tàng vương:" Thành Đại Hành sơ sài không đủ để đại vương an cư. Không bằng để lão nô viết một phong thư, hỏi chủ nhân, rồi mời đại vương tới Trường An đàm đạo với chủ nhân được không?"
Cao Tạng vương dài giọng, khô khốc đáp:" Được!"
Tả Xuân chỉ bốn thái giám võ trang:" Đó là mấy gia phó nội trạch chủ nhân nhà lão nô quen dùng, có thể làm tả hữu của đại vương. Đại vương cần gì cứ sai bảo bọn chúng."
Bốn tên thái giám tức thì đứng sau lưng Cao Tàng vương, Tả Xuân lại nói:" Nội trạch thành Đại Hành làm vương cư."
Vân Sơ nghĩ tới mấy trăm cái xác đông cứng ở nội trạch, chắp tay:" Vì an nguy của vương thượng, phòng khách trung đình là nơi thích hợp làm vương cứ nhất."
Cao Tàng vương mặt không chút biểu cảm dài giọng nói:" Được."
Sau khi mấy người bọn họ thảo luận xong xuôi chuyện an bài an toàn cho Cao Tàng vương thì Cao Văn dẫn ba mấy nam nữ xông vào đại sảnh.
Những người này thấy Cao Tàng vương uy nghiêm ngồi ở chủ vị, những người khác lễ độ đứng hai bên, đều là người cung cấm, sao không nhìn ra thế cục, gào một tiếng "đại vương ..", thế rồi quỳ xuống dưới chân ông ta, khóc không ra tiếng.
Cao Văn ở bên ở bên liên tục lau nước mắt, nói với Tả Xuân:" Đây là vương của Cao Câu Ly, hạ quan có thể lấy mạng ra đảm bảo."
Kỳ thực khi Tả Xuân nhìn thấy đám nam nữ chịu đủ loại dày vò ùa vào là ông ta ngửi thấy mùi quen thuộc, những người này đều tới từ vương cung.
Cao Văn lấy từ trong ống tay áo ra một cái tỳ ấn giơ lên cao, đi bằng gối tới trước Cao tàng vương, buộc vào đai lưng ông ta, nghĩ tới quốc gia chẳng còn, chua xót quỳ xuống đất khóc rống lên.
Cao Tàng vương nước mắt đầm đìa, môi run run, cuối cùng vẫn dùng giọng lạnh lùng nói:" Khởi giá."
Sau đó được đàm Vân Sơ cung kính tiễn chân tới nơi nghỉ.
Tả Xuân an bài ổn tỏa cho Cao Tàng vương xong, đi ra nói với Vân Sơ:" Có thể đổi lấy ít công lao, nhưng không được lừa dối bệ hạ. Chuyện cần kể ra ngoài vẫn phải kể, tấu sớ lên bệ hạ không được có lời giả nào."
Nói rồi vội vàng về thương khố, đó là tính mạng của ông ta, không dám có sai sót.
Đợi Tả Xuân đi rồi, Cao Văn khóc tới nhũn người bò dạy, nói với Vân Sơ:" Tướng quân, ta cũng muốn tới Trường An."
Ôn Nhu bĩu môi:" Ông theo Cao Tàng vương về Trường An cũng chỉ là một tùy tùng của Cao Câu Ly vương, ở đó chẳng ai coi ông ra gì."
"Chẳng bằng theo bọn ta kiếm ít công lao, đợi khi bọn ta về kinh, ông cùng Hắc Xỉ Thưởng Chi, Sa Trá Tương Như lấy thân phận công thần về, nhận quan chức. Bên nặng bên nhẹ tự cân nhắc."
Nói câu này là nể tình nghĩa hai bên ở đây phối hợp ăn ý rồi. Cao Văn bình tĩnh lại, cân nhắc một hồi chắp tay với Vân Sơ:" Vậy đợi tướng quân ban sư về triều, ta đi theo ngài."
Sự kiện Cao Tàng vương xuất hiện ở thành Đại Hành nhìn qua thì chỉ như sự trùng hợp, nếu bóc tách toàn bộ chuyện này ra nhìn sẽ thấy sự tất nhiên trong đó.
Cao Tàng vương dù có là con rối đi chăng nữa cũng không thể xem thường sự thực ông ta là vương của Cao Câu Ly.
Ông ta biết, nếu Uyên Cái Tô Văn đánh bại quân đường, danh vọng sẽ như mặt trời giữa trưa, có giết ông ta lên làm vương cũng không thành vấn đề.
Nếu Uyên Cái Tô Văn thua, trước khi chết nhất định sẽ không cho ông ta tiếp tục sống.
Tóm lại khi trận chiến này có kết quả là ông ta chết, muốn sống chỉ có cách chạy.
Đáng thương Cao Tàng vương bị nhốt trong vương cung, hoàn toàn không biết gì chuyện ngoài kia, cùng một đám hoàng tộc cũng vô tri như ông ta nhân hỗn loạn trốn khỏi thành Bình Nhưỡng còn nghĩ người ngoài kia biết thân phận của mình sẽ cung kính phục tùng.
Ông ta còn nghĩ sẽ đứng lên kêu gọi bách tính đi theo vương của mình, kiến lập Cao Câu Ly mới.
Ông ta tính toán cả rồi, sẽ tới chỗ quan phủ Cao Câu Ly không quản tới, quân Đường cũng không quản tới, triệu tập lưu dân trong rừng, thực hiện kế hoạch phục hưng của mình.
Kết quả những bách tính kia cho rằng đám người họ là cường đạo xông ra đánh, đám vương tộc phế vật sao đánh lại nổi, chỉ có thể vừa đánh vừa chạy, vừa chạy vừa mất người. Khi rời thành có hơn 300 người đến khi bọn họ bị bắt chỉ còn ba mấy người.
Có điều Vân Sơ rất phục Cao Tàng vương, mãnh tướng như Chung Quỳ có cả xe ngựa kéo cũng phải đi mười một ngày mới có thể về được thành Đại Hành, ông ta dẫn theo đám nam nữ chỉ mất mười ngày.
Ôn Nhu dùng quy cách cực cao chiêu đãi đoàn người Cao Tàng vương.
Dùng tơ lụa làm y phục cho họ, nhất là vị trắc vương phi được ông ta yêu thương được hắn tìm tơ lụa tốt nhất thành Đại Hành làm y phục cho nàng.
Ôn Nhu thậm chí còn lấy tấm da tuyết hồ mà hắn định mang về cho lão bà làm ra cái lông hoa lệ vô cùng cho nàng.
Toàn bộ trang sức cần có của một trắc vương phi cũng được hắn chuẩn bị.
Trù từ cũng là trù tử nhà ăn lớn phường Tấn Xương tham gia phủ binh, cơ bản để Cao Tàng vương hưởng thụ phục vụ cao cấp nhất.
Vân Sơ và Chung Quỳ thì chỉ biết trố mắt nhìn Ôn Nhu đóng vai tổng quản thái giám, chăm sóc Cao Tàng vương và trắc vương phi từng ly từng tí. Chẳng hiểu hắn làm cái quái gì.
Đến khi Vân Sơ nhìn thấy Ôn Nhu mặc áo mới cho Cao Tàng vương và trắc vương phi, vẻ mặt của hắn làm y nhớ ngay tới cô bé thay áo cho búp bê của mình không khỏi rùng mình.
Thôi, sở thích của hắn, dù có biến thái chăng nữa, là bằng hữu, Vân Sơ không bình luận.
Bình Nhưỡng rốt cuộc bị công phá, Tiết Nhân Quý, Bùi Hành Kiệm, Quách Đãi Phong, tổng cộng mười sáu đội quân chém giết sáu ngày mới dẹp yên được.
Khi quân Đường rời đi, tòa danh thành này không còn dáng vẻ ban đầu nữa, Lý Tích bắn 6 vạn tù binh.
Theo Cao Văn nói, bách tính trong thành Bình Nhưỡng gần 30 vạn.
Sào huyệt của Uyên Cái Tô Văn không ở Bình Nhưỡng mà là Trường An cách đó chưa tới 30 dặm.
Đúng thế, Cao Câu Ly cũng có một tòa thành Trường An, gia tộc Uyên Cái Tô Văn sống ở đó.
Trong trận chiến Bình Nhưỡng, Uyên Cái Tô Văn trọng thương, được hai nhi tử hộ tống, liều chết mở con đường máu qua cánh quân chiến đấu tiêu cực của Quách Đãi Phong, trử về thành Trường An.
Khi ai ai cũng đợi Lý Tích chém đầu Quách Đãi Phong treo lên cột cơ thì ông ta lại bỏ qua.
Thành Bình Nhưỡng không còn, Cao Câu Ly diệt vong.
Sau khi kháng cự ba ngày, Uyên Nam Sản giết phụ thân, huynh đệ, vào buổi sáng dẫn người ra hàng.
Tới đây lực lượng kháng cự cuối cùng của Cao Câu Ly cũng bị xóa xổ.