Ngoài quân doanh toàn là gia quyến quân sĩ, có ông bà già chống gậy, có phụ nhân mang con nhỏ, càng có vô số người Trường An ưa náo nhiệt hò hét chẳng theo nguyên tắc gì.
Trong số họ cũng có vui có buồn.
Lần đông chinh này trận vong hơn 8 vạn người, mặc dù đại bộ phận là phủ binh hai vùng Hà Bắc, Sơn Đông, nhưng tướng sĩ Trường An cũng chẳng phải tất cả bình an trở về.
Cho tới cổng thành đóng lại, vẫn rất nhiều người không muốn rời đi, nhón chân nhìn quân doanh phương xa.
Trong quân doanh, không khí cũng chẳng phải là toàn niềm vui, niềm vui về nhà phai dần trên đường về xa xôi, giờ còn lại là đủ loại cảm xúc khi đối diện với hiện thực trước mắt, có kích động, có nóng ruột, có cả hoang mang ...
Rất nhiều gương mặt trầm tư.
Cao Văn cũng mang gương mặt khẩn trương vào quân trương của Vân Sơ, trước đó Vân Sơ và Ôn Nhu đang đối chiếu lần nữa danh sách tướng sĩ tử vong, đều ngừng lại nhìn ông ta.
"Mai hiến tù binh, Cao Tàng vương đi trước, vương tộc theo sau, ti chức ..."
Ôn Nhu hiểu lòng người, đi tới nói trước:" Ngài là quan viên Đại Đường, tất nhiên là đi cùng bọn ta, gia quyến ngài cũng sẽ được đón vào nhà mới."
Cao Văn nhẹ người, vừa rồi ông ta nhìn thấy đám Cao Tàng được người Hồng lư tự chỉ dẫn, nếu chỉ là lễ nghi đã đành, lại còn cả khiêu vũ.
Ông ta biết đó là cách nước chiến thắng dùng tù binh giương uy.
Mặc dù ông ta không nói ra, nhưng vẻ mặt đã tố cáo hết rồi, Vân Sơ và Ôn Nhu cùng trấn an, Cao Văn là đệ nhất công thần của họ, tính ra đóng góp không thua kém đám Hắc Xỉ Thường Chi.
Cho dù ông ta ở Cao Câu Ly có quyền cao chức trọng, nhưng ở biên cường nghèo khó, Uyên Cái Tô Văn lại mừng giận thất thường, rảnh rỗi lại chém vài hoàng tộc trút giận. Với cuộc sống sớm chiều khó bảo toàn đó, nói ông ta có bao nhiêu trung thành với hoàng thất thật nực cười, sao bằng làm sĩ nhân tiêu diêu tự tại ở Đường.
Hướng đi của Cao Văn cơ bản được xác được xác định rồi, Hồng lư tự là đơn vị công tác mới của ông ta, tạm thời chỉ là thất phẩm, vài năm nữa lên lục phẩm rồi nghỉ hưu. Nhưng con cái của ông ta được bọn họ đảm bảo vào Tứ môn học, nếu học tốt, có thể tiếp tục làm quan.
Muốn thế, ông ta cần phải làm mờ bối cảnh Cao Câu Ly trên người mình, ông ta sợ nhất là phải xuất hiện trong đội ngũ tù binh.
Tiếp đó Chung Quỳ, Vương Đức Phát, Trương Đông Hải cùng vào quân trướng của Vân Sơ, giờ thì còn chuyện gì to tát nữa, chẳng qua sắp về nhà rồi, đều có chút cồn cào bất an khó nói.
Ngu Tu Dung sai người mang tới triều phục cho Vân Sơ, Ôn Nhu cũng vậy, triều phục bọn họ mặc đều được sửa lại cho vừa người. So với loại triều phục thùng thình như mặc bao tải lên người của Chung Quỳ là hai thứ khái niệm khác nhau.
Gần như chẳng ai ngủ được, gần sáng thì cả quân doanh ồn ào lộn xộn đủ loại tiếng động, mọi người bắt đầu mặc lên người áo giáp đã lau chùi suốt cả đêm.
Đợi tiếng trống canh năm của thành Trường An truyền ra thì hỏa đầu quân cũng gõ nồi báo ăn cơm. Thức ăn hôm nay chỉ có cháo đặc, nhưng mà mỗi người được mấy bát, như thế có thể nhịn qua trưa, kiên trì tới tiệc tối thịnh soạn mà hoàng đế chuẩn bị cho họ.
Trời sáng thì tất cả mọi thứ đã đâu vào đó.
Lúc này đứng trước đội ngũ là Ôn Nhu, hắn đi qua đi lại hỏi lớn:" Thứ dạy các ngươi đã học được chưa?"
Đám phủ binh đáp vang:" Học được rồi."
Ôn Nhu gật gù dặn:" Đọc cho tốt vào, bệ hạ sẽ có trọng thưởng, chuyện này có ích lợi cho tiền đồ của các ngươi."
"Nếu đám chó má các ngươi mà đọc sai, dù các ngươi cởi giáp về nhà rồi, bản trưởng sử cũng tìm các ngươi đánh đít."
Cả đám chẳng sợ còn cười đùa:" Làm sai mà sai được ạ, tiểu nhân có thể đọc từng chữ ấy chứ."
Ôn Nhu ở trong quân một năm, chẳng những âm hiểm hơn, còn thô tục hơn, co chân đá vài tên dám đùa cợt:" Thế thì tốt, áo choàng buộc cho chặt, giày không được cho bụi, chiến mã buộc túi phân, kiểm tra lại thật kỹ cho lão tử."
"Vâng!"
Đội ngũ từ đối chính trở lên đồng thanh đáp lời, nhảy xuống chiến mã, cẩn thận kiểm tra lại một lượt, có người còn lau móng ngựa tới đen bóng.
Vân Sơ rất hài lòng với biểu hiện của họ.
Từ ngày nhận lệnh trở về Ôn Nhu nói với y, những người này đều từ trong đống người chết chui ra, nếu cuối cùng vì trưởng quan sơ ý, làm không tốt chuyện dàn dựng này, khiến cho công lao của tướng sĩ bị hạ thấp thì không đáng.
Ôn Nhu thấy lúc này phải có bài thơ hay tán tụng hoàng đế, tán tục Đại Đường, đợi khi hoàng đế tiếp nhận kiểm duyệt đọc ra, hẳn làm hoàng đế vui vẻ, đợi luận công ban thưởng cũng cao hơn một bậc.
Cho nên suốt dọc đường đi vị trưởng sử của y đã nghiền ngẫm một bài hát ca tụng thích hợp càng đông người đọc càng tốt.
Ôn Nhu tâm cảnh nay đã hoàn toàn khác trước làm ra rất nhiều bài thi ca, trong đó có vài bài, hắn tự nhận là hiếm có trên đời.
Sau khi tràn trề tự tin, lúc qua Tấn Dương, hắn cố ý nói với Vân Sơ là bây giờ thiếu một bài thơ hay, hi vọng vị danh gia thi từ làm ra một bài để vỗ mông bệ hạ, khiến công tích các huynh đệ được đánh giá cao hơn một bậc.
Khi hắn cho rằng mình nắm chắc phần thằng thì Vân Sơ chỉ tốn một tuần trà đã viết xong một bài thơ.
Ôn Nhu xem bài thơ Vân Sơ viết xong thì nổi điên xé tan nát thơ của mình giấu trong ống tay áo.
Sáu ngày sau đó chỉ cần nhìn thấy Vân Sơ là hắn mặt xưng mày xỉa, thái độ không ưa nổi, cho tới khi đại quân qua Lạc Dương mới tự điều chỉnh lại.
Đối với người trước kia từng lăn lộn quan trường như Vân Sơ, y hiểu ý nghĩa của hoạt động lớn chẳng kém Ôn Nhu.
Thời học sinh coi đây là diễn trò, đóng giả, ca tụng công đức vô nghĩa, chẳng mấy coi trọng, đem ra đùa cợt. Lên tới đại học thì càng ghét cay ghét đắng mấy hoạt động phù phiếm vô nghĩa này, không chỉ trốn, còn xíu người khác làm theo.
Sau này mới hiểu thứ mình coi thường mang ý nghĩa tuyên truyền giáo dục với quốc gia, mang ý nghĩa cổ vũ bách tính, có lợi cho sản sinh sự đồng cảm ngưng tụ lòng người.
Đợi quân trận của Vân Sơ lần nữa bày xong, lập tức khác hẳn với võ nhân thuần túy như Tiết Nhân Quý.
Cả Bùi Hành Kiệm nhìn thấy quân trận của Vân Sơ cũng giận dữ rống lên chửi vô sỉ, hắn rất muốn điều chỉnh quân trận thì tiếng nhạc đã vang lên. Hoàng đế, hoàng hậu, hoàng tộc văn võ bá quan đã xuất hiện ở trên Xuân Minh Môn. Hắn không còn thời gian điều chỉnh nữa, vội vàng xếp người cao lớn bên trên, thấp bé xấu xí ở dưới.
Hoàn toàn không so được với đội quân toàn áo đỏ như máu của Vân Sơ.
Nhìn thấy quân trận của Vân Sơ, mắt Quách Đãi Phong đỏ ngầu, tác chiến đã không bằng người ta, giờ biểu diễn cũng không bằng.
Thứ khốn kiếp này dọc đường về thì tỏ ra không thèm tranh công tích, người ta lơ là, đến lúc quan trọng nhất y lại giở trò rồi, Bùi Hành Kiệm nói đúng, y là thứ vô sỉ.