Phường Tấn Xương vào ban ngày yên tĩnh hơn nhiều, Mùng Một Tết cũng không phải là ngày mọi người chạy ra đường chơi, vẫn có một ít người vào phường, đa phần là thương nhân dị tộc. Tuy Thành Trường An vào ngày lễ tết không giới nghiêm, nhưng đối với họ mà nói, vẫn không thể rời phường.
Ban ngày phường Tấn Xương kém sắc hơn ban đêm nhiều, hàng quán thưa thớt, toàn bộ đèn đã tắt, vầng trăng cực lớn kia cũng kéo xuống, khung cảnh chìm trong gió tuyết, chẳng thấy được bóng dáng đêm Giao Thừa náo nhiệt.
Trải qua cả một đêm vất vả, nhà ăn lớn đã đóng cửa phần lớn rồi, chỉ còn ít ô bán thức ăn thôi, nhưng được cái không phải chen lấn nữa, lượng thức ăn vẫn rất nhiều, người tới đây vẫn thoải mái ăn no.
Hôm nay là Mùng Một, Vân Sơ chuẩn bị dẫn quan viên trực trong huyện, cùng các tiểu lại mang lương thực, vật phẩm tới hăm mẫn cô viện, phúc thọ viện, an ủi nhân viên nghĩa trang.
Đây là chuyện mà huyện lệnh nào cũng phải làm, ở huyện Vạn Niên càng như thế. Vì khắp Đại Đường này không có nơi nào có hệ thống phúc lợi lớn hơn huyện Vạn Niên.
Khi tới những nời này Vân Sơ luôn mang theo Vân Na, Lý Tư, bồi dưỡng lòng thương người của bọn chúng.
Những nơi như thế đều ở ngoại thành, mẫn cô viện và phục thọ viện là một thế, cùng đặt trong viện tử cực lớn.
Mỗi năm huyện Vạn Niên đều cấp nơi này rất nhiều tiền, Vân Sơ không muốn người ở đây trông rách nát thảm hại, mà phải cho thấy một mặt ấm áp của nhân gian.
Nói ra sau khi được Vân Sơ quản lý nghiêm ngặt, người già trẻ nhỏ ở nơi này sống tốt hơn trong nhà bình thường.
Trước khi tới, chuyện đầu tiên Vân Sơ làm là xem sổ sách hai nơi này. Mà kỳ thực chẳng cần xem, nhìn mặt người phụ trách là được.
Nếu mặt mày hớn hở ắt kiểm tra sổ sách có lợi cho tên dó, nếu mặt xám như tro tàn thì có thể trực tiếp kéo đi làm xương khô, tặng thái y viện làm tài liệu dạy học.
Năm nay vẻ mặt cả hai người phụ trách rất lạ, không vui mừng, chẳng thống khổ, mà rất kỳ quái, đúng thế, cực kỳ kỳ quái.
Vân Sơ lật xem sổ sách trầm giọng nói:" Nói trước đi, đừng để ta tra ra, lúc đó chẳng còn tình nghĩa nào nữa."
Quản sự Phúc thọ viên run giọng:" Bẩm huyện tôn, nửa canh giờ trước có một vị lão giả vào ở. Ông ta …. "
Vân Sơ xua tay cắt n gang, không cần nghe quản sự nói ra tên lão giả đó, dù ông ta là ai, y đều không hứng thú, y chỉ cần biết, nơi này có làm đúng quy củ không?
Đó là tuổi quá sáu mươi, già cả bệnh tật, cô độc, không có năng lực kiếm sống, phúc thọ viện đều tiếp nạp. Nếu có người nhà, họ sẽ đưa về, lệnh phải đối xử tử tế.
Nếu không có người nhà thì đợi trong có giường trống sẽ an bài.
Vân Sơ làm từ thiện, đó là vì năng lực y có thể, nhưng y không vì làm từ thiện gây rắc rối cho bản thân, huống hồ âm mưu nhắm vào y chưa bao giờ dừng. Vân Sơ tuy bề ngoài thoải mái, nhưng từ lúc đông chinh trở về, y chưa bao giờ thả lỏng bản thân.
"Bố trí ra sao rồi?"
"Đang tạm thời cứu chữa, đợi có chỗ trống thì vào ở ạ."
"Tốt, cứ vậy đi."
Vân Sơ gặp sổ sách lại, y đã xem qua rồi, số sách coi như rõ ràng hợp lý, tuy có ai sai lệch nhỏ, nhưng đó là những thiếu sót thường ngày khó tránh khỏi, y chưa từng truy cứu những chuyện đó.
Phúc thọ viên chiếm diện tích 100 mẫu, bên trong có 500 chiếc giường, huyện dựa vào số giường cấp gạo, y phục, thuốc men và vật phẩm hàng ngày.
Lý Tích 70 tuổi còn có sức sát phạt với mỹ nhân, vui vẻ sinh con, những người trên hoa giáp ở đây đã già tới đi cũng khó khăn. Sự chênh lệch giàu và nghèo thể hiện càng rõ rệt.
Trời rất lạnh, người già đầu giấu tay trong ống tay áo, cùng trẻ con xếp thành hàng, đợi thượng quan tới thăm hỏi.
Lễ Vật Vân Sơ mang tới rất cao cấp, mỗi người một cái chăn, một gói trà, một miếng thịt, một bình rượu nhỏ.
Cuộc sống ở đây chỉ có thể náo là giúp những người già này không chết đói chết rét vạ vật ngoài đường, chứ không thể giúp họ an hưởng tuổi già.
Vân Sơ vào kho lương thực, dùng dùi chọc thử, cũng được, là lương thực bình thường, không phải loại đã biến chất.
Vân Na và Lý Tư thì chạy qua mẫn cô viện rồi, theo sau chứng là đám trẻ nhỏ đủ bộ dạng kỳ quái.
Ở phường Tấn Xương, Vân Na từ nhỏ đã cầm đầu bọn trẻ con, nên có hiểu biết nhất định về trẻ nhà nghèo, Lý Tư suốt ngày theo đuôi Vân Na cô cô. Vì thế tuy trẻ con nơi này xấu xí hơn, bẩn hơn, hai đứa vẫn tiếp nhận.
Nếu là đứa đẹp đẽ chút thì ai nỡ vứt đi, dù vứt đi cũng có người nhặt ngay.
Vân Sơ kiểm tra xong thì dẫn người về thành, bên ngoài trạch viện, ở trong khu rừng gần đó còn có rất nhiều người già trẻ nhỏ dừng những túp lều nát ở tạm, đợi ngày được vào trong trạch viện.
Cứ cách hai ngày, người phục thọ viên và mẫn cô viện sẽ cung cấp họ chút thức ăn.
Một ông già cao lớn, y phục rách nát dựa lưng vào cây đại thụ, nhìn chằm chằm Vân Sơ.
Vân Sơ không nhìn ông ta, cùng quan lại huyện Vạn Niên thương thảo làm sao để khai thác thêm nhiều tài nguyên, hỗ trở nhiều người hơn.
Nhìn một cái là Vân Sơ nhận ra rồi, chẳng biết vì sao ông già này lưu lạc thành người không ai ngó ngàng tới.
Có điều chắc chắn là thành Trường An sắp nổi lên một hồi phong ba, nếu chút hiệu quả đó cũng không có, loại người như Chử Toại Lương cũng không biến bản thân thành bộ dạng này.
Lịch sử nói, Chử Toại Lương bị biếm tới biên viễn, uất ức mà chết.
Một người đáng lẽ ra phải chết ở nơi biên viễn đột nhiên lại xuất hiện ở ngoài thành Trường An, bề ngoài như ăn mày muốn vào phúc thọ viện. Có vấn đề là cái chắc.
Nếu không ở Trường An này, Chử Toại Lương không thiếu bằng hữu, mà bằng hữu của ông ta thì phần đông là loại không vì sợ hoàng đế mà vứt bỏ lão hữu.
Thế mà ông ta bây giờ như một người ăn mày run rẩy trong gió lạnh.
Vân Sơ có thể cảm thụ được ánh mắt sắc bén của Chử Toại Lương nhìn mình, song chẳng quan tâm, hai người chẳng có giao tình gì hết, không lý do gì để quan tâm.
Chưa tính lời cảnh cáo của Trường Tôn Vô Kỵ lần trước, y vẫn không quên, mặc dù ông ta đang chật vật đối phó với hoàng đế, ai chắc khi vào đường cùng, ông ta không điên cuồng lần cuối.
Quyền lực, địa vị, người ta chẳng dễ buông bỏ.
Làm gì có chuyện Lý Trị và Trường Tôn Vô Kỵ không biết Chử Toại Lương đã chạy về Trường An. Người ta còn giả ngốc thì mình chẳng cần làm người thông minh.
Loại người như ông ta căn bản không cần thương xót, càng không thể cười nhạo, kẻ nào cười ông ta sẽ biến bản thân thành trò cười.
Sau khi đội ngũ của Vân Sơ đi chưa được một tuần hương thì có cỗ xe ngựa tới bên cạnh Chử Toại Lương, hai người đi xuống, bế lên xe, sau đó về Trường An.
Bọn họ sở dĩ để Chử Toại Lương ở đây là cho Vân Sơ thấy, chỉ cần y tới tiếp xúc nói chuyện với là một loạt kế hoạch sau đó có thể triển khai. Đáng tiếc vị Vân hầu này trái tim sắt đá, chẳng ngó ngàng tới trung thần hiển hách ngày nào nay sa cơ, khiến kế hoạch thành công một nửa.
Sau đó Chử Toại Lương xuất hiện ở khắp nơi, có người thấy ông ta ở Chợ Đông, Chợ Tây. Quan viên đi thanh lâu thấy Chử Toại Lương xem múa.
Càng có người nhìn thấy một từ giáy dán ở phường thị :" Khi nhận di chiếu, chỉ có thần và Vô Ky. Bệ hạ đau thương gào khóc, thần tấu thỉnh bệ hạ kế vị đăng cơ. Khi đó bệ hạ tay ôm cổ thần, thần và Vô Kỵ mời lập tức về kinh, phát đi thông báo, trong ngoài yên ổn."
Đoạn văn chương này tên Phẫu tâm thiếp viết chừng mực, như mây trôi trời quang, như gió nhẻ trên biển biếc. Lúc khí thế như ngựa chạy nước kiệu, biến hóa thuận tâm ý.
Ở Đại Đường, trừ Chử Toại Lương, không ai viết ra được văn chương khí thế như vậy.
Cho nên người khắp Trường An đều biết, Chử Toại Lương về rồi, không phải phụng chiếu trở về mà tự mình đi từng bước về.