"Thú vị thật đấy, trong quốc tử giám có không ít người lên tiếng bất bình vì Chử Toại Lương, trong số đại thần cũng có người dâng tấu, hi vọng bệ hạ xá miễn cho Chử Toại Lương, để ông ta về quê làm nông."
Ôn Nhu sáng sớm đã tự mình tới một bức tường phường, đọc phẫu tâm thiếp, còn chép một bản mang về.
Địch Nhân Kiệt phân tích:" Bệ hạ xưa nay tự xưng nhân hiếu, vì nhân hiếu mà làm được thái tử. Bây giờ đám người Chử Toại Lương công kích vào nhân hiếu của bệ hạ, là muốn làm dao động căn cơ của bệ hạ."
"Ta thậm chí còn hoài nghi, nếu bệ hạ ép quá mức, ông ta dám nói bệ hạ kế vị bất chính. Nhìn đi, ông ta nói rõ rồi, khi nhận di chiếu chỉ có ông ta và Trường Tôn Vô Kỵ, hai người họ có đủ tiếng nói."
Ôn Nhu vừa tiếp tục sao chép phẫu tâm thiếp vừa nói:" Bút trong tay đánh không nổi kiếm. Ta không tin ông ta không hiểu đạo lý này, trừ khi là có chuyện làm ông ta phát cuồng."
Vân Sơ nói nhỏ: “Hai nhi tử Chử Ngạn Phù, Chử Ngạn Xung và tôn tử Chử Phụ cũng bị đầy đi Ái Châu. Hơn nữa Chử Ngạn Phù tới nơi liền chết.”
Hai người kia từng thì không nói nữa, không nói cũng là một thái độ, ở chuyện Chử Toại Lương, hoàng đế và hoàng hậu xử lý thiếu cái tình.
"Ba người chúng ta cứ vờ không biết gì là được chứ gì?" Vân Sơ tổng kết:
Ôn Nhu chuyên tâm vào thư pháp không đáp.
Địch Nhân Kiệt đứng dậy:" Đi đây, thời gian tới mỗ thẩm tra quyển tông, không có việc gì thì đừng làm phiền."
Thế là chỉ còn lại một mình Vân Sơ không biết nên chuyên tâm vào cái gì để vượt qua được cơn sóng gió này.
Xưa nay Vân Sơ chẳng có cảm tình gì với những nhân vật chính trị, bất kể là sống hay chết, thành hay bại đều là theo đuổi của họ.
Một Chử Toại Lương bi tình xuất hiện trong thành trường an, một bài Phẫu tâm thiếp dán lên tường trắng phường thị, biểu lộ hết tiếng lòng của lão thần.
Khi dư luận bắt đầu dâng lên những ngôn luận hoàng đế, hoàng hậu bất nghĩa, khiến công thần lão thần giận mà không dám nói thì nhi tử của đệ nhất thư pháp danh gia Âu Dương Tuân là Âu Dương Thông viết một khúc Quảng hàn thiếp dán ngay bên cạnh Phẫu tâm thiếp.
" Trăng sáng bao giờ có?
Nâng chén hỏi trời cao
Chẳng hay trên đây cung khuyết
Đêm đó nhằm năm nao?
Rắp định cưỡi mây lên đến
Chỉ sợ lầu quỳnh điện ngọc
Cao ngất lạnh lùng sao?
Đứng múa vời thanh ảnh
Trần thế khác chi đâu."
Xoay gác đỏ
Luồn song lụa
Rọi tìm nhau
Chẳng nên cừu hận
Sao lại nhằm tỏ lúc xa nhau
Người có buồn, vui, ly, hợp
Trăng có tỏ, mờ, tròn, khuyết
Tự cổ vẹn toàn đâu
Chỉ nguyện người trường cửu
Ngàn dặm dưới trăng thâu.
Thư pháp của Âu Dương Thông trải qua bao năm trui rèn đã có thể sánh ngang với phụ thân, chữ viết ra, chẳng kém gì Chử Toại Lương.
Quan trọng nhất là, trường đoản cú Âu Dương Thông viết ra làm chấn kinh toàn bộ Trường An.
Chỉ cần là người có chút học vấn là coi thường trường đoản cú không có vần luật, không có nguyên tắc, bị coi là biểu hiện học vấn chưa tới nơi tới chốn. Nhưng dưới bút pháp Vân Sơ, lại trở thành thứ phá vỡ khuôn sáo cũ, đi tới tự do, một vầng trăng sáng đã kể hết bi hoan ly hợp của nhân gian.
Nửa trước là xô đổ thần thoại cũ, đưa ra cái nhìn mới, là sự thay thế phát triển so thi từ thời lục triều Ngụy Tấn.
Nửa phần sau cực kỳ mang tính triết lý và nhân tính. Lập ý cao xa, ý nghĩ mới mẻ, ý cảnh thanh tân như họa. Cuối cùng lấy sự khoáng đạt đối diện với được mất cũng như sinh tử.
Tình ý trọn vẹn, cánh giới đẹp đẽ, là thi từ vịnh trăng đệ nhất từ khi có Đại Đường tới nay, chiếm hết trái tìm theo chủ nghĩa lãng mạn hết thuốc chữa của người Đường.
Khi bài Thủy điệu ca đầu xuất hiện, người ta bắt đầu đem Phẫu tâm thiếp so sánh với Quảng hàn thiếp.
Trước là so thư pháp, sau lại so nội dung. Thư pháp thì không phân cao thấp, về nội dung thì lời chất vấn nát lòng của Chử Toại Lương sao so được với sự sái thoát tiên nhân ca múa trên Cung Quảng Hàn?
Chỗ hỏng nhất của Phẫu tâm thiếp là không thể ca hát, còn Quảng hàn thiếp thì rất dễ ngâm nga, chết người nhất là bài từ này vốn được biên khúc từ trước, mà biên khúc khác hẳn với Đại Đường, âm vực rộng, uyển chuyển biến ảo.
Điều này thu hút rất nhiều ca cơ và nhạc sư hứng thú, từ phiên bản Vân Sơ ngâm cho Xuân ma ma nghe, bọn họ cải biên tới hơn trăm phiên bản phù hợp với nhạc khí Đại Đường.
Một câu "trăng sáng khi nào có?" xuất hiện từ những vở kịch, tới phụ nhân giặt giũ quần áo bên giếng, rồi thư sinh bâng khuâng đứng giữa trời tuyết hay ông già xế bóng chắp tay nhìn trời cao.
Nhất thời tiếng thở dài vang khắp đường lớn ngõ nhỏ.
Cả Đại Đường chìm đắm vào nội dung của Quang hàng thiếp làm Phẫu tâm thiếp của Chử Toại Lương bị quên dần.
Một trận tuyết lạnh đổ xuống, người qua đường vội đưa tay che cho Quảng hàn thiếp, lại có người dùng khung đóng lên để bảo vệ. Còn Phẫu tâm thiếp thì bị gió mưa làm rách tơi tả.
Giống như Chử Toại Lương đã là ông già mặt trời xế bóng, Vân Sơ là mặt trời mới lên, mọi người đều thích ánh ban mai, không thích trâu già. Cho dù con trâu già mệt mỏi từng vì thế giới mà cống hiến tất cả, nhưng bi thương, thống khổ của ông ta sẽ bị lãng quên như Phẫu tâm thiếp.
Ông ta thực sự không hợp thời thế nữa, đầu xuân năm mới, ai cũng tránh chuyện xui xẻo không may, Phẫu tâm thiếp càng chứa nhiều bi ai, người ta càng không muốn nhắc tới.
Sau khi dùng phương thức của văn nhân đả kích tan nát kiêu hãnh của Chử Toại Lương, triều đình công bố, Ái châu thứ sử Chửi Toại Lương qua đời.
Lần này trước công báo chẳng có mấy người xem, một hồi sóng gió chưa kịp hình thành đã bị áp xuống.
Ngày mười lăm tháng Giêng, thành Trường an có hai mặt trăng, một cái lớn treo ở đỉnh tháp Đại Nhạn, một cái nhỏ lười nhác ở rặng núi phía đông.
Tết Nguyên Tiêu thực sự của Thành Trường An tới rồi, đây mới là ngày cuồng hoan chân chính.
Hoạt động trước đó phường Tấn Xương tổ chức chẳng qua là hoạt động thương nghiệp thôi, chưa phải hoạt động lễ hội.
Trên sân rộng của Thái Cực điện, Lý Trị mặc tấm áo choàng lông gấu đen lớn, bên cạnh là con gấu được hắn nuôi cho lông bóng mượt. Vũ Mị ngồi ở đối diện khoác áo choàng hỏa hồ ly, nổi bật làn da trắng cùng , lộ ra khuôn mặt diễm tuyệt thiên hạ.
Không giống sau bữa tiệc Giao Thừa, cả hai đều mệt mỏi, lúc này vẻ mặt đế hậu đều rất thoải mái.
"Lúc này tới phường Tấn Xương du ngoạn mới là đúng dịp nhất." Lý Trị cầm chén lưu y uống một ngụm rượu nho oán trách Vũ Mị: "Trẫm làm hoàng đế không đủ uy phong, chẳng thể muốn gì làm nấy."
Sau chuyện xe ngựa của Lý Tích nổ, ai dám để hoàng đế tới chỗ đông người nữa, nên Vũ Mị kiên quyết không cho hắn tới phường Tấn Xương chơi Nguyên Tiêu:" Muốn gì làm nấy quan trọng lắm sao? Đại ca bệ hạ từng nói câu đó đấy."
Lý Trị nhìn cảnh Trường An muôn nhà lên đèn, huy hoàng rực rỡ, nói:" Đó là câu trước kia trẫm không dám nói, giờ có thể nói rồi."
"Giờ cũng không nên nói, người ta bắt đầu công kích bệ hạ giả nhân giả nghĩa rồi đấy."
Lý Trị dựa vào lưng con gấu, hờ hững nói:" Nàng biết mà, trẫm vốn là người như thế."