Tin tức những thứ nông sản treo thưởng giá trị một vạn xuất hiện, chẳng có gì ngạc nhiên khi cả Trường An sôi trào.
Ai nấy vắt óc tìm kiếm ký ức về mấy loại cây trồng đó.
Đáng tiếc đầu óc họ trống, người nọ hỏi người kia, đến cả những nhân vật được coi có học vấn uyên bác nhất, đi nhiều biết rộng cũng chưa từng nghe nói.
Không ai biết hết, hỏi cả Hồ thương bọn họ cũng lắc đầu.
Vì vậy liên có ngự sử ngôn quan cho rằng Vân Sơ trêu đùa người thiên hạ, khải tấu lên hoàng đế, hi vọng hoàng đế xử phạt tên huyện lệnh ăn nói bừa bãi.
Còn có người cho rằng Vân gia treo giá cao cho những thứ không tồn tại, để mua danh kiếm tiếng.
Luận điệu như thế không ít, người chướng mắt với Vân Sơ trước giờ vốn cả đống, chuyện y vung tiền bừa bãi làm hỏng dân phong thuần phác của Đại Đường không phải lần đầu nữa. Dư luận lần này rất quyết liệt, bọn họ tính dằn mặt tên huyện lệnh thích chơi trội này, nhất định phải cho một bài học.
Kết quả là Vân Sơ vác một cây cải trắng khổng lồ tham gia đại triều hội, làm tất cả những người định đàn hặc y câm mồm hết.
Lỡ chẳng may hôm nay đàn hặc y, mai y kiếm ra được vật thực chứng mình thì mất mặt là chuyện nhỏ, bị y tóm được cớ tới nhà nói chuyện mất răng mới là chuyện lớn.
Lý Trị nhìn thấy Vân Sơ ngồi bên cạnh cây cải trắng to đùng đoàng che hết người phía sau cũng không hỏi tới, hắn sớm quen chuyện tên Nhị Bách Ngũ này làm rồi. Đem so với việc y từng muốn mang đao tham dự đại triều hội thì còn nhẹ nhàng chán.
Chuyện này bề ngoài tạm trôi qua như thế, sau lưng còn ai chưa phục không biết được.
Sắc xuân ló dạng, tuyết chảy băng tan, trên những dãy núi xa xa vẫn trắng xoá băng tuyết nhưng bình nguyên Quan Trung dần dần bao phủ bởi sắc xanh.
Gió thổi nhè nhẹ, không khí thoang thoảng mùi cỏ tươi dễ chịu, từng đám mây trắng trôi lững lờ trên bầu trời xanh, dưới đất từng đội lạc đà xuất hiện.
Hồ thương ở Tây Vực lại ùn ùn kéo tới Trường An.
Bọn họ thông thường sẽ rời khỏi Tây Vực vào mùa thu, dẫn đội lạc đà tới Trường An, trải qua một mùa đông khốc liệt, vừa vặn tới Trường An vào mùa xuân, bắt đầu kinh doanh.
Sau đó bọn họ ở Trường An từ mùa xuân tới cuối hè, mang hàng hóa mua được ở Trường An mang về Tây Vực. Như thế bọn họ tránh được mùa bão cát sa mạc nghiêm trọng nhất.
Rất nhiều Hồ thương tới Trường An làm ăn lâu năm, bọn họ xuân tới thu đi đều đặn như đàn chim di cư vậy.
Năm nay khi các Hồ thương vẫn như thói quen tới Trường An giao dịch thì bị nha dịch huyện Vạn Niên dẫn tới Khúc Giang lý.
Lúc này công sự hố sâu ở Khúc Giang lý đã hoàn thanh, bách tính nơi đó thậm chí cho nước vào hố sâu, nước không cao, nhưng cách tuyệt liên hệ Khúc Giang lý với bên ngoài.
Khúc Giang lý bây giờ thành nơi tập trung hàng hóa của các Hồ thương.
Sở dĩ không cho Hồ thương vào thành là vì ngài huyện lệnh thích kiếm chuyện kia đang triển khai vận động toàn thành làm vệ sinh lớn chưa từng có.
Lạc đà là thứ động vật bẩn thỉu, nặng mùi tất nhiên không cho vào thành.
Hơn nữa Hồ thương tập trung hàng hóa ở Khúc Giang lý có thể đảm bảo không bị tổn thất vì chuyện ngoài ý muốn, đồng thời biến Khúc Giang lý thành lý phường thương mại mậu dịch.
Hồ thương ở lại đó thì phải ăn phải tiêu, bách tính có thể cho thuê nhà ở, cho thuê kho bãi.
Quan trọng nhất là Khúc Giang lý cách thành Trường An mười dặm, đây là khoảng cách không xa không gần, bách tính Khúc Giang lý có thể làm nghề vận chuyển xe ngựa, lại kiếm theo một khoản nữa.
Vì tập trung hết Hồ thương ở Khúc Giang lý, nên lợi nhuận thu được cũng phải chia cho huyện Trường An.
Nhìn qua thì toàn là vụ làm ăn kiếm vài đồng, nhưng giúp bách tính Khúc Giang lý sau khi khai thác hết đồi đất vẫn có thể sống tốt.
Hơn nữa là một viên quan thân dân, Vân Sơ biết rất rõ, một cỗ xe ngựa chuyên chở hàng vào Trường An thôi, nuôi một nhà sáu khẩu không thành vấn đề.
Mậu dịch với người Hồ đem lại lợi nhuận kinh người, Vân Sơ muốn đem sản nghiệp này biến thành chuỗi sản nghiệp, cố gắng kéo thật dài chuỗi sản nghiệp này ra, để bách tính có thêm nhiều lợi nhuận trong đó.
Nói thật, dù mậu dịch với Hồ thương xưa nay lớn tới khó miêu tả hết, nhưng bách tính lại chẳng được hưởng chút lợi lộc nào trong đó, vì rơi cả vào tay đại thương huân quý. Vân Sơ cố gắng đem lợi ích trong đó san sẻ cho bách tính.
Còn về phần đại thương cổ người Đường và Hồ thương bị tổn thất thì chỉ cần không khiến họ điên cuồng phản đối là Vân Sơ thành công rồi.
Tất nhiên huyện Vạn Niên, huyện Trường An phải chống lại được áp lực các huân quý mà đám đại thương quy thuận, chỉ cần để lâu thành thông lệ là được.
Vân Sơ cho rằng lột da người có tiền đắp lên bách tính cùng khổ mới là chức năng cơ sở nhất của quan phủ.
Vốn chức năng này được thực hiện thông qua thu thuế, đáng tiếc thuế ở Đại Đường không thể hiện ra được điểm ấy, cho nên phải dựa vào thủ đoạn khác để đạt được mục đích giết giàu cứu nghèo.
"Triều đình nếu không chủ động làm việc giết giàu cứu nghèo, đợi tới khi giàu càng giàu, nghèo càng nghèo, tới một cực hạn nào đó, người nghèo chiếm tuyệt đại đa số nhân khẩu sẽ cầm cuốc lên, tự yêu cầu chia đều tài phú, đất đai."
"Từ khi Đại Đường khai quốc tới nay đã có 26 vụ tạo phản, đừng nghe những lời trình bày của quan phủ, phải độc kỹ quyển tông, xem xem nguyên nhân chân chính khiến bách tính tạo phản là gì?"
"Rồi ngươi sẽ phát hiện ra, 26 vụ tạo phản này tuyệt đại đa số là do nghèo đói tới không sống nổi nữa."
"Còn ngay từ đầu kẻ dựng cờ tạo phản chỉ để lập đổ Lý thị ngươi thì nói thật là không có một ai."
Vân Sơ ngồi trong lán cỏ, nhìn đội xe gần như không thấy điểm cuối đi về thành Trường An, giải thích cho Lý Hoằng bụng đầy nghi vấn nghe mục đích của việc làm này.
Lý Hoằng ngẫm nghĩ:" Sư phụ bây giờ có tình làm cho giao dịch giữa đại thương cổ và Hồ thương trở nên phức tạp là chia đều tài phú à?"
Vân Sơ gật đầu:" Hồ thương từ vạn dặm xa xôi mang hàng hóa tới đây thì nhất định phải giao dịch, chúng ta thông qua phục vụ nho nhỏ giúp giao dịch của họ trở nên thuận lợi hơn. Có quan phủ, đông đảo bách tính tham gia vào khiến giao dịch của họ an toàn hơn, không lo bị đại thương cổ đương địa giở trò, vậy thu phí là đương nhiên. Còn đám đại thương cổ kia, sau này ta còn phải tiếp tục xử lý chúng."
Lý Hoằng vẫn không hiểu:" Đại thương cổ cũng đóng thuế mà."
"Không đủ!" Vân Sơ nói dứt khoát:" Mặc dù triều đình định ra thuế thị trường cho cho đám đại thương cổ, nhưng chút thuế đó với chúng mà nói là chín trâu mất một sợi lông."
"Khi thuế thu không đạt được tác dụng giết giàu cứu nghèo thì quan phủ phải chủ động ra tay làm. Tiểu tử, ngươi nhớ kỹ cho ta, cái mông của quan phủ nhất định phải ngồi ở lập trường số đông, không phải là ở nhóm nhỏ được lợi ích."
Lý Hoằng hai năm qua có thay đổi rồi, không còn là đứa bé trước kia bảo sao nghe vậy nữa, nó lắc đầu:" Không đúng, mẫu hậu không nói thế, mẫu hậu nói bảo vệ lợi ích người bên cạnh mới là hàng đầu, nếu đi bảo vệ lợi ích cho thiên hạ, người thiên hạ mù mắt không thấy, thiệt thòi sẽ là mình."