Mỗi khi mùa hè tới là lúc huân quý Trường An rời thành ra biệt viện ngoài thành để tránh nóng, nên đội xe Vân gia chỉ là một phần trong đội xe dài dằng dặc thôi, không hề gây chú ý.
Bá Thượng địa thế cao, vì thế mà mát hơn trong thành, thêm vào nơi đó nhiều nước, nhiều cây là thắng cảnh tránh nắng chỉ kém Ly Sơn của huyện Lam Điền.
Mới ra khỏi cổng thành Vân Sơ đã nhìn thấy một đám phú gia công tử rảnh rỗi đứng dưới bóng cây bên đường.
Đám người này mắt nhìn chằm chằm vào xe ngựa đi qua, mà rèm xe ngựa cũng thường vén lên, để lộ ra những nữ tử ăn mặc mát mẻ.
Nhìn trang phục bọn chúng thì đại bộ phận là giám sinh Quốc tử giám, tên nào tên nấy vờ vịt đọc sách, ngâm thơ, còn có tên cao giọng hát tình ca tiền miên.
Thấy nhà phú quý giận mà phái nhịn, Vân Sơ không hề có ý định bảo vệ vinh dự hầu phủ, khi ở Quốc tử giám, y là tên ác bá trứ danh, còn bây giờ, y là tên ác bá Trường An.
Cho nên ngứa mắt một cái là y thúc ngựa phóng tới, bảo mã như gió, Vân Sơ như điện.
Cành liễu mềm như bún trong tay được y dùng như roi quất tới tấp, hoàn khố bình thường thì chỉ bị quất một cái, Tiền Tâm Vũ bị y quất hai cái. Tên hoàn khố khác bị Vân Sư quất vào vai, Tiền Tâm Vũ bị y để lại vết trên mặt.
Quất xong nhìn đám hoàn khố khóc lóc, Vân Sơ không khỏi sa sút.
Trước kia trong Quốc tử giám cũng nhiều phá vật, song bị y đánh dám vừa chửi vừa chạy, không phế vật triệt để thế này.
Không có một tên nào tránh được cành liễu trong tay Vân Sơ, tên Tiền Tâm Vũ kia còn là một trong số những đứa ôm mặt khóc.
Vân Sơ biết Vân Na đang nhìn trộm ra ngoài, y vờ không biết gì, để đứa bé này thấy người nó thích hèn nhát thế nào cũng tốt.
Không phải Vân Sơ coi thường chúng, đám này ngay cả cái lông chân một tên hoàn khố chân chính như Hạ Lan Mẫn Chi cũng không bằng. Đám này không phải hoàn khố, chúng đơn thuần là lũ phế vật.
Vân Na đúng là nhìn thấy Tiền Tâm Vũ đang đắm đuối nhìn mình bị ca ca tàn bạo dùng cành liễu viết dấu gạch chéo lên mặt.
Tiểu cô nương vô tâm này không ngờ cười phá lên, cười ngã ra sau, chẳng hề thương xót tình lang bị ca ca đánh phát khóc.
Ngu Tu Dung rất hài lòng với biểu hiện của tiểu cô tử, điều này chứng tỏ tình cảm của Van Na mới chỉ manh nha bắt đầu, chưa rơi vào thời kỳ quấn quít không dứt ra được.
Hành động của Vân Sơ dược đội xe dài vỗ tay reo hò, còn có nhà mang đồ ăn tới coi như tạ lễ.
Vân Sơ đánh trước rồi báo danh, báo danh xong lại đánh. Sợ uy danh của y, mấy tên hoàn khố bỏ chạy, mấy tên khác lớn tiếng chửi bới, nói sẽ mời trưởng bối trong nhà ra chủ trì công đạo. Chỉ có Tiền Tâm Vũ đưa tay che mặt giấu ánh mắt đầy thù hận.
Từ Trường An tới Bá Thượng trồng toàn bông, Vân Sơ vừa cưỡi ngựa vừa quan sát xu thế phát triển của bông.
Đúng như dự liệu của Vân Sơ, bông năm nay mọc không tốt, còn xuất hiện rất nhiều sâu.
Trước kia phát hiện sâu bệnh chỉ cần phun thuốc sống phòng trị, bây giờ Vân Sơ không có thuốc sâu nên đành chịu. Đầu năm Vân Sơ còn xin lão thần tiên phối cho loại thuốc giết sâu, kết quả lão thần tiên từ chối.
Theo cách nói của đạo gia đó là vô vi nhi trị.
Bọn họ cho rằng, phàm thứ gì xuất hiện trên đời đều có nguyên nhân, bao gồm cả thứ sâu ăn lá bông kia. Lão thần tiên nói, con người đứng quá tham lam, cây trồng ngoài ruộng, trời thu ba phần, đất thu ba phần, người thu ba phần mới là đạo pháp tự nhiên.
Lão thần tiên lòng dạ rộng lớn có thể chứa vạn vật tự nhiên, nhìn cái gì cũng nhìn từ phạm trù bao quát, không nhìn vào cá thể.
Vân Sơ thì không thể như thế, y là quan chăn dân, y phải tính tới được mất từng nhà, thêm một nhà thất thu là thêm một nhà khóc.
Sâu xuất hiện, lòng người thì tản mác, nhìn nông dân uể oải trên ruộng chẳng thèm bắt sâu thì biết bông năm nay giảm sản lượng là tất nhiên.
Nhìn lá bông mới mọc đã vàng, còn quăn lại, lòng Vân Sơ không có chút gợn sóng nào.
Quan Trung nên xuất hiện một lần bông thất thu rồi, nếu không ai cũng cho rằng trồng bông là chuyện lãi lớn, quan phủ hút máu bách tính, ngồi mát ăn bát vàng.
Đó là sai lầm của Vân Sơ khi đối xử với bách tính quá tốt, mọi việc đều tính toán quá chu đáo, bách tính chỉ việc trồng cây hoàn toàn không nghĩ tới cây giống, tiêu thụ, thậm chí thiên tai cũng không sợ vì họ được phát cả lương thực rồi.
Trồng bông quá dễ dàng, nên họ coi mọi thứ quá hiển nhiên.
Khi đội xe tới Bá Thượng, Vân Sơ thấy một cái đầu trọc trong ruộng bông.
Cả cái đầu bị nắng chiếu cho đen xì xì bóng nhẫy, đợi cái đầu trọc nghe thấy tiếng xe ngựa ngẩng lên, Vân Sơ mới phát hiện ra đó là Huyền Trang đại sư.
Vân Na hét một tiếng vui vẻ, nhảy khỏi xe chạy về phía Huyền Trang đại sư, tới gần còn nhảy lên cao, như con chim én lao vào lòng ông.
Huyền Trang đại sư cười giang tay, để tiểu cô nương mặc áo vàng nhạt chìm vào trong tăng bào xanh thẫm rộng thùng thình của ông.
Giống mọi khi, trong mắt Huyền Trang đại sư chỉ có Vân Na, Ngu Tu Dung, thậm chí Thôi nương tử thi lễ với ông, ông cũng gật đầu cười.
Hai đứa bé đi còn chưa vững cũng làm ông hoan hỉ.
Về phần Vân Sơ và Con khỉ già thì ông coi như không thấy.
Con khỉ già quen chuyện này rồi, ông ta nghĩ, một hòa thượng sinh ra một đứa nhi tử, nói chung chẳng phải là chuyện vẻ vang gì nên né tránh là đương nhiên.
Vân Sơ thì chẳng hiểu nổi, y luôn muốn có một cuộc nói chuyện thẳng thắn với Huyền Trang đại sư, tới nay ông hòa thượng già này vẫn không cho y cơ hội.
Vân Sơ nhìn nơi dừng của Huyền Trang, một cái bát, một cái chổi lông, trong bát có sâu xanh lét đang ngọ nguậy, số lượng cực nhiều. Xem ra vừa rồi ông ta trốn trong ruộng lấy bàn chải chải sâu vào bát.
Y thấy ông hòa thượng già làm chuyện thật ngu xuẩn, ruộng bông rộng bao la, sâu nhiều vô số kể, một người cứu được bao nhiêu bông chứ?
Con khỉ già gặp Huyền Trang là trở nên trẻ trung, nói thế nào Huyền Trang là sư phụ của ông ta, ở trước mặt sư phụ, chẳng lý nào nhận mình là ông già.
Trong ruộng bông còn có hòa thượng khác, họ cũng đang làm chuyện giống Huyền Trang.
Có điều vì bị Vân Na phá đám, họ tu bế khẩu thiện mãi mãi không thành, khi Vân Sơ chào hỏi, họ chỉ mỉm cười gật đầu.
Huyền Trang đại sư không thể giết sâu, vì hòa thượng không thể sát sinh, sâu cũng không thể đưa sang ruộng khác, nếu không chẳng khác gì chuyện vô nghĩa.
Đám hòa thượng đem sâu trong bát đổ vào bát của Vân Sơ, thế là Vân Sơ đầy một bát sâu.