Đến chập tối thì Tả Xuân tới, mang theo rất nhiều thái giám, bọn họ tay đều cầm một thanh đao, từ khi bước vào tiểu viện chuẩn bị riêng cho Khế Tất Hà Lực, đao liền rời vỏ.
"Khi nào có thể tỉnh lại?" Tả Xuân vừa thấy Vân Sơ là hỏi thẳng luôn:
Ông ta bình thường không dám dùng khẩu khí này nói chuyện với Vân Sơ, nếu dùng rồi tức là hoàng đế mượn cái miệng ông ta hỏi.
"Lão thần tiên nói, ba ngày sau."
"Không thể gọi tỉnh ngay à?" Giọng của Tả Xuân hạ xuống một chút, mặt vẫn nghiêm nghị, đây là hoàng hậu hỏi:
"Được, có thể đánh thức ngay, vấn đề ở chỗ lão thần tiên, lão thần tiên thấy nếu đánh thức lão tướng quân, có thể sẽ chết ngay tức khắc, không bằng đợi ba ngày tự tỉnh lại."
Nếu lão thần tiên nói thế thì chịu rồi, không ai có thể tranh cãi với lão thần tiên ở chuyện cứu người, dù có là hoàng đến.
Có điều Tả Xuân vẫn đuổi hết đám tướng lĩnh tôm tép trong tiểu viện đi, tiếp nhận nhiệm vụ phòng vệ.
Chuyện tiếp theo giao cho y chính bình thường trông coi là được, ba người Vân Sơ chuẩn bị tới chỗ Lão Hà ở cục cung môn kiếm rượu uống.
Đằng sau quan giải của Lão Hoàng có một viện tử không rộng, nơi này thuộc về một mình ông ta, trong viện tử có một cái hầm, chưa vô số rượu ngon.
Đây chính là một trong số điểm đặc sắc của Hoàng Thành, rượu của Lão Hoàng.
Bình thường Lão Hoàng không rời quan giải, dù là ngày nghỉ, ông ta cũng trốn trong cái quan giải đó say sưa qua ngày.
Khi ba người Vân Sơ tới nơi thì Lão Hoàng đang rang đỗ tương trong nồi sắt nhỏ đặt trên bếp lò nhỏ.
Đỗ tương rang cùng với rất nhiều muối, khi đỗ tương nổ tanh tách, Lão Hoàng đỗ hết vào sàng, sàng muối đi.
Nhân lúc đỗ tương còn nóng bỏng tay, ba người Vân Sơ ngồi xuống nhón từng hạt ném vào mồm.
Rượu gạo đã được ngâm trong giếng tới mát lạnh, ăn cùng với đỗ tương nóng, tư vị đó thử một lần khó quên.
Viện tử không rộng, chỉ chừng một mẫu, cũng không có cây lớn, chỉ vài bụi cây thấp lè tè, một hòn giả sơn, một phiến đá lớn bằng phằng có thể làm bàn đặt trên bãi cỏ. Bốn người chỉ uống hai vò rượu là dừng, vì loại rượu này hai vò đầu uống vào linh hồn, uống tới vò thứ ba thì giảm một bậc, chỉ tác dụng tới thân thể.
Còn uống tới vò thứ tư thì các loại mùi vị từ dạ dày dâng lên, uống gì cũng như nhau.
Bởi thế chỉ uống hai vò, như thế mới giữ được sự mỹ hảo ban đầu.
Vân Sơ chưa bao giờ thấy người nhà của Lão Hoàng, có điều Lão Hoàng không giống hoạn quan, vì râu ông ta rất rậm, theo như y quan sát thì trông không giống râu giả.
"Ông quen thuộc Tiền Cửu Lũng không? Vân Sơ nhắm mắt kéo linh hồn về thân thể, hỏi Lão Hoàng:
"Người phía hoàng hậu, nghe nói là được lòng hoàng hậu lắm." Lão Hoàng nhai đỗ tương rôm rốp, xem ra răng còn tốt:
"Nhi tử thứ sáu của hắn ý đồ với muội tử của ta, ta giết hắn cũng không tính là quá chứ?"
"Không sao, thực ra ngươi giết sạch cả nhà hắn cũng được, chỉ cần không giết Tiền Cửu Lũng là không sao."
Vân Sơ không hiểu:" Vì sao thế?"
Lão Hoàng tỉnh bơ nói:" Ta và Lão Tiền làm việc giống nhau, vì sao ta không có người nhà mà hắn lại sinh cả đống con?"
Lão Phó là người thật thà, nói:" Sức khỏe ngươi rất tốt, tinh huyết dư dật, sinh con dễ như trở bàn tay chứ."
Lão Hoàng bê vò rượu nho ra, rót cho mỗi người một bát:" Nên ta mới thành cục trưởng cung môn, hắn chỉ làm tả giám vệ tướng quân."
Chẳng ai để ý chuyện Vân Sơ muốn giết nhi tử Tiền Cửu Lũng, dù hắn quan chức không thấp, đám người ở đây chỉ coi là gia nô. Đánh chó thì phải ngó mặt chủ, chứ đánh chó con thì không cần để ý.
Thế nên Lão Hà chuyển đề tài:" Khế Tất Hà Lực về rồi, như thế mục trường dưới Âm Sơn xem ra sẽ hoàn toàn thuộc về tộc Khế Tất."
Lão Hoàng lắc đầu:" Biến số lớn lắm, đợi ông ta tỉnh lại nói rõ mọi chuyện đã. Rõ ràng ông ta thoát 5 tháng trước, vì sao lưu lạc nửa năm mới về, lại còn ở trên chiếc thuyền nát tại Lạc Dương."
Lão Hà lại hỏi:" Còn ai muốn mục trường Âm Sơn nữa?"
"Tám vạn người Cao Câu Lý được bệ hạ đưa tới đó, mà mục trường Âm Sơn cách Liêu Đông không xa, ta nghĩ đây là sai lầm của bệ hạ." Chỉ Lão Hoàng mới dám nói vậy:
Lão Hà tặc lưỡi:" Đây là vốn lập quốc, biết đâu lại do bệ hạ cố tình bố trí."
Vân Sơ tò mò:" Lão Hoàng, sao lại đi nói chuyện tung hoành thiên hạ với y giả vậy?"
Lão Hoàng cầm bát rượu lên mời:" Cái bánh lớn quá, ai cũng muốn cắn, chỉ mong ba vị đừng tham thứ không phải của mình. Nếu không mỗ uống rượu thiếu đi một người thì buồn lắm."
Nghe Lão Hoàng nói thế Vân Sơ, Lão Phó, Lão Hà đều đứng dậy thi lễ, bất kể họ có ý đồ với miếng bánh kia không, ân tình này coi như nhận rồi.
Ăn đỗ tương với rượu gạo ướp lạnh thì định sẵn là buổi tụ hội này không kèo dài được lâu.
Khi tiếng rắm vang lên thì cũng là lúc giải tán rồi.
Đây cũng là đặc điểm buổi tụ hội của Lão Hoàng, ông ta ít khi tụ tập với người khác, dù có cũng trong thời gian rất ngắn.
Lão Hoàng là người trung thành tới chết với hoàng tộc Lý thị, là loại không ai hoài nghi được, chết vì trung nghĩa là mục tiêu của ông ta.
Cho nên ông ta có thể thoải mái làm rất nhiều việc vi phạm quy củ mà chẳng có tí chướng ngại nào.
Loại người như ông ta sẽ được người Đường tôn sùng, thân thậm chí sánh ngang với các bậc chí sĩ, khi chết sẽ được thụy đẹp.
Còn Vân Sơ thấy ông ta giống như quả phụ đời sau vì tấm bia trinh tiết mà khổ cả đời.
Ban đầu có thể là thật, về sau chỉ là thói quen thôi.
Trước khi vào thái y viện, Vân Sơ đi quanh một cái ao nước rất lâu, biết làm sao được, không bài tiết hết khi độc ra chẳng lẽ làm y sinh đi đầu độc bệnh nhân.
Có thể làm việc có lỗi với người khác, nhưng đừng làm việc có lỗi với nghề nghiệp của mình.
Nhất là làm y sinh, ngay cả bệnh không thể chữa, vẫn phải tỏ thái độ chuyên nghiệp, dốc hết sức ra giúp bệnh nhân cầm cự. Cuối cùng, nếu người bệnh dựa vào ý chí của mình vượt qua được bệnh tật thì tất cả công lao sẽ thuộc về y sinh.
Cái nghề mà chẳng cần làm gì vẫn có thể được người ta nhớ ơn hiếm lắm.
Đó là nguyên nhân dù thành hầu tước, Vân Sơ vẫn không bỏ nghề y sinh.
Trang phục công tác thuần một màu trắng mà Vân Sơ thiết kế rất được các y giả hoàn nghênh, phần trên là kiểu áo Tôn Trung Sơn để mở cổ, một hàng nút đen từ cổ áo tới tận hông.
Dưới là quần ống đứng trắng muốt, quan trọng nhất phải là thẳng mới được. Cuối cùng là đôi giày mền da trâu phân trái phải, đi rất thoải mái, lại còn không phát ra tiếng động.
Từ khi loại trang phục này xuất hiện, trong thời gian ngắn, toàn bộ y giả Đại Đường đều đổi sang loại trang phục công tác này.
Loại áo khoác trắng dài đi lại cũng phong cách thì chỉ y giả cao cấp từ y chính trở lên mới được mặc. Khi mỗi vị y chính áo trắng bay bay đẫn đám y giả cấp thấp mặc áo thuần màu trắng đi thăm bệnh, khí thế đó chẳng kém gì tướng quân thống lĩnh thiên quân vạn mã.