Vân Sơ càng cười, càng tỏ ra không để ý thì đám người trong phòng càng thấy bất an, ai chẳng biết tên Nhị Bách Ngũ này không vừa, chuyện không bóc trần ra thôi, mọi người vờ vịt với nhau cho qua. Hôm nay nói thẳng ra rồi, sợ y không để kết thúc dễ dàng.
Lý Tích hắng giọng một tiếng, thấy dù sao nên vỗ về Vân Sơ vài câu, thở dài nói:" Ta biết ngươi muốn thêu hoa trên gấm cho Đại Đường, nhưng không ngờ lại thành đổ dầu vào lửa, đây không hẳn là lỗi của ngươi, chỉ là vô tâm làm hỏng chuyện thôi. Quốc triều mới ổn định lại, không còn ngoại địch mà nội bộ đã lục đục rồi, cứ yên ổn vài năm, ngươi tiếp tục trồng bông cũng không muộn, khi đó mọi người cũng quen."
“Cái chuyện gấm lụa thêm hoa này vốn có cũng được, không có cũng chẳng ảnh hưởng gì cả.”
“Không có cũng chẳng ảnh hưởng gì sao?” Giọng điệu Vân Sơ thoáng cái biến đổi, trở nên khó nghe vô cùng: "Anh công cho rằng người Đại Đường bây giờ sống tốt lắm rồi phải không? Không cẩn thay đổi gì nữa phải không?"
"Được, vậy ta cho ngài biết tốt thế nào nhé, chắc là Anh công sống trong phụ đệ cao lớn không biết chuyện dân gian rồi. Mùa đông năm ngoài huyện Vạn Niên ta chết rét 103 người, hiện ăn mày không nhà cửa không dưới nghìn người, mẫn cô viện, phúc thọ viện không đủ chỗ chứa. Nhiều nhà cả năm không có nổi một miếng thịt, làm được cái áo mới là khá lắm rồi."
“Đây là huyện Vạn Niên, là kinh huyện đấy, Vân mỗ dám nói là huyện giàu có, phúc lợi tốt nhất Đại Đường rồi, huyện Trường An còn kém xa, vậy mà còn như thế, nơi khác hoa gấm còn tốt thế nào?"
"Mà nói ra cũng đúng thôi, chư vị thì sống đúng là quá tốt rồi, năm vừa rồi Nhà ăn lớn phường Tấn Xương tốn hơn mười ngày trời nấu nướng, bán ra hơn 30 vạn cân thịt giá rẻ, vốn muốn bách tính vất vả cả năm có Tết kết tươm tất, muôn nhà chung vui."
"Nhưng ta hỏi rồi, phủ các vị tìm mọi cách mua tới sáu bảy phần, tiểu lại trong huyện không dám không bán. Dù ta đã dùng nhiều cách dự phòng, kết quả người được lợi nhất chẳng phải bách tính."
"Các vị chiếm chưa tới một phần trăm nhân khẩu Trường An, nhưng lại chiếm bảy phần thịt, chín chín phần còn lại mới được một phần. Nhà các vị đâu thiếu miếng ăn đó, sao lại đi tranh với bách tính cũng khổ? Không phải các vị luôn cho rằng mình cao quý hơn họ sao? Vậy mà tranh cả miếng ăn bần hèn à?"
"Đó là thêu hoa trên gấm của các vị đấy à?"
"Đợi khi nào mà chín chín phần kia mỗi nhà đều có cơm ăn chứ không phải húp cháo, đến Tết may được cái áo mới, Anh công hãy nói ta đổ thêm dầu vào lửa cũng chưa muộn."
Bất kể văn thần hay võ tướng, nghe những lời mỉa mai châm chọc này của Vân Sơ đáng lẽ phải tức giận, nhưng không, chẳng ai phản ứng gì, ngượ lại đều nhìn y với ánh mắt quái dị.
Vân Sơ xoay lưng lại đại môn, nên y không thấy Lý Trị vừa mới từ phòng Khế Tất Hà Lực ra, những người kia bị Vân Sơ nói cho rát mặt cố ý không nhắc hoàng đế ở ngoài cửa sổ, giọng y vang vọng cả Thái y viện đã lặng ngắt như tờ.
"Ta sở dĩ thề dát vàng bạc cho Trường An, chính là để lưu lại cho đời sau biết, thế nào mới là thịnh thế. Không phải như bây giờ, chỉ mới đại bộ phận chưa chết đói đã nói là thịnh thế, mới chỉ có cái áo che mông đã nói là thịnh thế."
"Cái gì mà thêu hoa trên gấm?"
"Khi nào bách tính được lựa chọn không ăn món này mà ăn món khác, Anh công hãy nói là thêu hoa trên gấm. Khi nào bách tính có vài cái áo lựa chọn khi ra đường ngài hẵng nói là thêu hoa trên gấm."
"Nói thật, các người muốn ăn cái gì, muốn mặc cái gì ta mặc xác, vì các người là hổ báo trong bách thú, các người có năng lực quyết định các người các người ăn sung mặc sướng, các người có trí tuệ thì các người cao hơn người một bậc."
"Nhưng các người vì mình thiếu đi một miếng ăn thì phá không cho người khác ăn. Bách tính ngu muội các người không giúp đỡ mà lợi dụng chơi đùa trong lòng bàn tay, thể hiện mình ưu việt."
"Ta luôn cho rằng tác dụng của quan phủ chính là áp chế các người lấy đi quá nhiều, để lại cho những người không bằng các ngươi quá ít."
"Chức trách của quan phủ là đảm bảo đồng ruộng, sông núi, hồ ao có thể làm ra nhiều sản xuất hơn, thỏa mãn được nhu cầu của nhiều người hơn."
"Còn phải đảm bảo người lao động nhiều thì được nhiều, người thông tuệ lấy nhiều hơn, nhưng hết thảy phải đảm bảo kẻ ngốc, kẻ yếu có được tôn nghiêm tối thiểu."
"Thái tông hoàng đế nói, nước có thể chở thuyền, nước có thể lật thuyền, các vị chớ quên lời ấy."
Vân Sơ đâu có ngốc, từ sự nhẫn nhịn của đám người kia, từ ánh mắt che giấu hả hê của bọn chúng, y đoán được Lý Trị ở phía sau rồi, giọng nói ngày một tha thiết.
"Đừng có quá tham lam, ta hi vọng mọi người khi vơ vét lợi ích thì mở bàn tay ra một chút, để có chút gì đó chảy qua kẽ tay các ngươi, cho bách tính kiếm được miếng ăn."
"Đừng có giang rộng tay ra mà vơ vét, đừng dùng công cụ mào đào, mà khoét, lấy sạch lợi ích về nhà mình, hãy để lại cho bách tính ngu độn hơn các vị, kém cỏi hơn các vị một miếng cơm ăn ..."
Từ giọng điệu châm chích trào phúng biến, Vân Sơ thành lo cho dân cho nước, như thế nghe ra hình tượng của mình cao lớn hơn nhiều, ít nhất Lý Trị nghe sẽ thích.
"Láo xược." Lý Trị đi thẳng vào trong phòng, trước tiên trừng mắt với Vân Sơ, sau đó tới bàn làm việc ngồi xuống, vỗ bàn mắng:" Ngươi có tư cách gì mà lớn lối trước các trọng thần quốc gia?"
Văn võ vội vàng thi lễ nghênh đón, Vân Sơ cũng chắp tay thi lễ nhưng không nói một lời.
Lý Trị hừ một tiếng:" Còn ngang bướng."
Vân Sơ cúi đầu, nhưng ương ngạnh nói to:" Thần xin từ chức."
Lý Trị nhìn chậu trúc trồng bằng đá núi lửa trên bàn Vân Sơ, uể oải nói:" Quan chức tước vị của ngươi do ngươi dùng công tích, tính mạng đổi lấy, không cần nói lời từ quan từ chức nữa."
"Ngươi là huyện lệnh huyện Vạn Niên, ở đó có trồng bông hay không do ngươi định đoạt, mục trường Âm Sơn nên thưởng cho ai là việc của trẫm."
"Mỗi người chúng ta có thiên chức của mình, làm tốt thiên chức là không phải hổ thẹn với thiên địa nhân rồi."
"Người trong huyện không cùng đường với ngươi, đó là do ngươi làm chưa đủ tốt, bị người ta ngáng chân là bình thường."
"Lấy ra chút khí phách cho trẫm coi, đừng như oán phụ lăn ra đất ăn vạ như thế, ngươi nghĩ ngươi nói thêm vài câu đáng thương thì người ta mềm lòng bỏ qua cho ngươi à?"
"Nếu ngươi thấy mình làm việc không thẹn với Đại Đường, không phụ tin tưởng của trẫm, không có lỗi với lê dân bách tính thì cứ phóng tay mà làm."
"Yên tâm mà làm đi, tới giờ trẫm còn chưa định lấy cái đầu ngươi đâu."
Những lời này nghe thì mắng Vân Sơ, kỳ thực là cổ vũ y, đám văn thần võ tướng không ai còn đắc ý được nữa, tên này vốn có tiếng Nhị Bách Ngũ, lại còn được bệ hạ ngầm cho phép thế này ...
Mắng Vân Sơ xong, Lý Trị nhìn quanh cười nói:" Chẳng qua là một cái mục trường Âm Sơn thôi, nơi như vậy ở Đại Đường còn nhiều. Như vừa rồi trẫm nói, chỉ cần các khanh giữ đúng thiên chức bổn phận, trẫm không keo kiệt ban thưởng."
Đợi đám thần tử tạ ơn xong, Lý Trị lấy chậu trúc trên bàn Vân Sơ, đưa cho Tả Xuân, sau đó chắp tay sau lưng không thèm nói thừa một câu, chứng tỏ đã bất mãn với họ lắm rồi.