Vì người sáng lập Đại Đường là Lý Uyên vốn là một môn phiệt, cho nên khi Đại Đường càn quét thiên hạ cũng không phá vỡ mô hình giai cấp cố hữu, còn làm nó trở nên sâu hơn, quyền lực hào môn thế phiệt lên tới đỉnh điểm.
Cũng nhờ thái tông hoàng đế quá cường thế, trong thời gian tại vị làm rất nhiều việc trấn áp môn phiệt mới giúp Lý Trị có được một giai đoạn tương đối ổn định, hắn mới lập lại được uy nghiêm của hoàng quyền.
Đến khi giang sơn vững vàng, diệt Tam Hàn khiến uy vọng của Lý Trị tới mức không thể lay chuyển, hắn mới quay đầu lại tiêu diệt môn phiệt, song thực ra đã muộn rồi.
Dù là gia tộc nhỏ xíu mới nổi như Vân gia cũng có 50 bộ khúc võ trang.
Mà hầu tước như Vân Sơ có không ít hơn 200 người, thêm vào số bá tước, tử tước, nam tước số lượng nhiều đến vô kể cùng với công tước, quận vương, công chúa, thân vương quyền lực lớn hơn nữa, đã thành thế lực nằm ngoài sự thống trị của hoàng quyền.
Vân Sơ có nhận thức rất sâu về tính duy nhất của cơ cấp luật pháp.
Vậy mà giờ có một lực lượng lớn như thế được đặc quyền, kéo theo vô số kẻ sống dựa vào nữa, hiệu lực của pháp luật khỏi nói cũng biết.
Khi luật pháp chỉ giáng lên bách tính nghèo khó, mâu thuẫn sẽ ngày một gay gắt.
Quyền lực của quý tộc không chỉ biểu hiện ở lực lượng vũ trang tư nhân, còn cả ở đất phong.
Vân Sơ mỗi năm quang minh chính đại thu hai thành thuế ở huyện Lam Điền.
Trong đó 200 phong hộ ở Bá Thượng, bọn họ sống hay chết đều trong một ý nghĩ của Vân Sơ. Về lý luận thì Vân Sơ có thể thoải mái đặt ra thuế má mà mình muốn áp lên 200 hộ này, rồi lấy hết về mình.
Y có thể thoải mái lấy đi nữ tử trong 200 hộ đó, dày vò cô nương nhà người ta tới chết cũng không bị quan phủ hỏi tới. Vì họ là phong hộ của Lam Điền hầu.
Đây chính là phong kiến của Đại Đường.
Nhưng đáng sợ hơn cả việc bóc lột phong hộ của mình, chính là huân quý không bóc lột họ. Dù tham lam, háo sắc, kinh tởm như Há Kính Tông cũng chưa bao giờ nghe nói ông ta đi cướp khuê nữ của phong hộ.
Ngược lại phong hộ của ông ta đa phần sống tốt hơn bách tính xung quanh.
Phong hộ của Vân gia càng như thế, vì có vị phật sống muôn nhà Ngu Tu Dung, nàng đem thuế phong hộ nộp lên dùng danh nghĩa Vân Sơ ban thưởng ... Cứ thế qua mấy năm, phong hộ của Vân Sơ sắp béo thành lợn rồi.
Phong hộ không thể bóc lột, mà huân quý muốn sốc sung sướng phè phỡn thì phải làm thế nào?
Đi bóc lột bách tính không thuộc về mình, mà chỉ thuộc về Lý Trị thôi chứ sao.
Cho nên những cô nương Hứa Kính Tông chà đạp đều thuộc về Lý Trị, tiền Vân Sơ kiếm được cũng là kiếm từ Lý Trị.
Dưới loại chế độ chính trị đó, mọi người cứ theo tâm lý mà luận đi, có thể sinh ra được bao nhiêu quan viên không làm lợi cho mình mà đi làm lợi cho Lý Trị?
Quan viên biết nghĩ tới lợi ích bách tính như Vân Sơ, Địch Nhân Kiệt, Ôn Nhu là sừng lân lông phượng rồi, ít ra bọn họ vỗ béo mà thịt. Còn chí công vô tư Lưu Nhân Quỹ à, chỉ có một.
Hoàng đế vạn vạn lần không ủng hộ đánh địa chủ chia ruộng đất, vì hắn là địa chủ lớn nhất.
Thế nhưng điều này không ảnh hưởng tới việc Vân Sơ khơi lên một làn sóng đánh địa chủ chia ruộng đất oanh liệt ở huyện Vạn Niên.
Đối tượng là năm kẻ bị coi là chó săn của Thôi thị phản bội lại giai cấp ... Đỗ Sùng Minh, Tào Tuệ, Triệu Dĩnh, Khúc Thiên Minh, Phùng Chính.
Tất nhiên Vân Sơ chưa điên như Ôn Nhu nghĩ mà tổ chức một hồi vận động bạo lực oanh liệt như Hắc Xỉ Thường Chi làm ở Bách Tể.
Y dùng tới luật pháp, hoặc có thể nói y lợi dụng tính co dãn lớn trong luật pháp Đại Đường.
Nói ra năm người này đều là những người thông minh, khứu giác nhạy bén, thêm vào được tiền tài của Thôi thị hỗ trở nên mỗi khi Vân Sơ đưa ra một chính sách lợi dân, bách tính toàn chưa làm quen được thì bọn chúng đã ra tay, chiếm lấy hết lợi ích.
Tuy Vân Sơ khi phát hiện ra chính sách của mình rốt cuộc vẫn làm béo cho thế gia đại tộc, lòng cực kỳ phẫn nộ, nhưng người ta phát tài hợp lý hợp pháp.
Cơ hội toàn là do Vân Sơ chủ động dâng lên cho người ta.
Cho nên Thôi Chấn mới nói Vân Sơ kiếm chuyện với Thôi thị chỉ là cơn cuồng nộ trong bất lực.
Nếu như bách tính đi theo những kẻ đó cùng giàu lên, bọn chúng tạo ra được tác dụng đi đầu làm gương thì Vân Sơ bóp mũi mà nhận.
Nhưng bản chất chúng là chó săn của Thôi thị, nên chúng coi láng giềng xung quanh là trâu ngựa, còn ra sức tính kế đem tài sản ít ỏi của bách tính là ruộng vĩnh nghiệp mua dần từng chút một. Biến bách tính mất đi ruộng đất thành điền hộ của mình, cuối cùng là nô phó.
Vân Sơ thừa nhận nhiều bách tính rất ngốc, rất xui xẻo, nhưng cũng không thể là nguyên nhân để năm kẻ đó lợi dụng phát tài.
Đám người này làm việc rất bí ẩn, mua rất ruộng đất của bách tính xui xẻo, sau đó không đem chuyển nhượng sang tên, mà chỉ viết một bản hiệp ước, chứng minh đất đai kia là của năm tên chó săn.
Đây là sơ hở Vân Sơ lợi dụng, Vạn chủ bạ đưa ra thông báo, huyện nha sẽ xác nhận lại quyền sở hữu ruộng vĩnh nghiệp trong huyện.
Nếu trong ba ngày không chỉnh lý đem quyền sở hữu thông báo lên huyện nha, sau này có sai sót gì, quan phủ không thừa nhận, đồng thời không thừa nhận chuyển nhượng riêng giữa bách tính với nhau.
Thông báo này đưa ra, bách tính huyện Vạn Niên tức thì điên cuồng, được lý trưởng, phường chính bênh vực, họ trở mặt không nhận hiệp ước mình đã ký.
Bản tính của người Quan Trung vừa ngốc vừa điêu ngoa, khi không còn cách nào khác tất nhiên là ngốc, chỉ cần có chút xíu khả năng thôi, bọn họ sẽ lấy về số ruộng còn quan trọng hơn cả mạng đó. Bọn họ có hàng vạn cách ăn quịt.
Hành động của Vân Sơ tất nhiên khiến nhiều người tức giận.
"Ngươi làm như thế hậu quả là cố định ruộng đất ở huyện Vạn Niên, nói cách khác, sẽ không còn giao dịch ruộng đất trong huyện nữa. Vì giáo huấn mấy con sâu hại mà ngươi đã hủy chữ tín trong huyện."
Người đầu tiên chỉ trích Vân Sơ không ngờ là Địch Nhân Kiệt, hắn tôn sùng Pháp gia, hắn cực kỳ coi trọng giấy tờ khế ước, hắn thấy việc làm của Vân Sơ rất đê tiện, không có tinh thần luật pháp, dù y trơ tráo nói đang làm theo luật.