Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 738 - Q3 - Chương 246: Huyện Lệnh Thân Nông.

Q3 - Chương 246: Huyện lệnh thân nông. Q3 - Chương 246: Huyện lệnh thân nông.

Hoàng hôn đỏ rực, Vân Sơ lần nữa đi thăm Kim Nhu Như, nữ nhân này vẫn ngủ say, dù trong mộng, tay nàng vẫn nắm chặt lan can giường bệnh, tựa hồ chỉ cần buông tay ra một cái, sẽ bị người ta bắt đi.

Đối với nàng bây giờ mà nói, cái giường êm ái, sạch sẽ này là mong ước lớn nhất.

Mặt trời lặn xuống chỉ còn lại những tia sáng đỏ tía, nhưng hơi nóng tỏa ra chẳng giảm chút nào. Vân Sơ cưỡi ngựa đi trên đường thậm chí còn nhìn thấy từng làn hơi nước bị cái nóng rút ra khỏi mặt đường, bốc tới độ cao nhất định, ngưng tụ lại, tiếp tục quay tròn bay lên trên, khiến cho người ta nhìn cảnh trí xa xa đều vặn vẹo.

Phía nam truyền tới từng hồi sấm rền, chứng tỏ ở nơi cách Trường An chưa tới trăm dặm, đang có cơn mưa hình thành.

Tháp Đại Nhạn bị mặt trời nung thành màu xám, đàn vịt trời vĩnh viễn bay quanh nó, chẳng biết mệt mỏi là gì.

Trống dọn đường vang lên, những người chưa kịp về nhà rảo bước nhanh hơn, đó đây vẫn có tiếng nói cười rôm rả từ câu chuyện còn dang dở, loáng thoáng có tiếng cười sang sảng ... những chuyện kinh thiên động địa trên triều chẳng ảnh hưởng lắm tới họ như đám quan viên hay mở mồm ra vì thiên hạ.

Kệ trung thần bị chết oan hay gian thần bị tắm máu, tới chỗ bách tính chỉ là đề tài bàn tán lúc rảnh rỗi thôi.

Vì bọn họ là những người ở hai thế giới khác nhau.

Vân Sơ không muốn làm quan viên đứng trên thần đàn cao vời như vậy, nếu ngày nào đó y bị đem đi chặt đầu mà chẳng có bách tính nào rơi nước mắt, lại còn bị coi như đề tài mua vui thì thất bại quá. Cho nên ngày hôm sau, Vân Sơ dẫn quan lại trong huyện đi xuống nông thôn trực tiếp giám sát chuyện lớn trồng cấy.

Khi sắp ra khỏi thành Vân Sơ nhìn thấy Lý Khách Sư tóc trắng bạc phơ ở bên cạnh biển cáo thị.

Chẳng thấy toàn bộ, vì chỉ có một cái đầu người đựng bên trong lồng gỗ để trang trí, thân thể không rõ ở đâu rồi. Hai thanh niên nam tử đang khóc nức nở phía dưới, binh sĩ thủ vệ cổng thành chu đáo cho hai người trẻ tuổi đó mượn thang.

Binh sĩ nhỏ giọng nói tới khi trời tối đến lấy trộm đầu đi, bọn họ sẽ vờ như không thấy.

Chuyện này chẳng liên quan gì tới việc Lý Khách Sư là trung hay gian, chẳng qua người chết rồi cần phải giữ chút thể diện.

Người Đường luôn khoan dung với người chết, dù là phạm vào tội giết cửu tộc, thân hữu sót lại trộm thi thể lén lút chôn, cũng không ai hỏi.

Lý Khách Sư chẳng thể hiện được uy thế của Đan Dương quận công, chết rồi cái mặt trông xúi quẩy, râu tóc không vểnh ngược, mắt không mở to trợn trừng như Trương Phi.

Ông ta chết là tự chuốc lấy, đợi tới khi Thượng Quan Nghi chết, sẽ khiến nhiều kẻ muốn can dự vào quan hệ giữa hoàng đế, hoàng hậu phải sợ hãi.

Vân Sơ chỉ nhìn đầu ông ta thở dài, coi như chút tưởng niệm giành cho lão chim tặc, thúc ngựa rời thành , nói thế nào ông ta cũng là nhân vật đặc sắc ở Trường an này.

Trong đồng ruộng không nên có cây cối.

Cây mọc quá lớn sẽ ảnh hưởng tới cả một vùng, cho dù là bóng cây cũng sẽ tác động không tốt tới hoa màu sinh trưởng, càng chẳng nói tới cây sẽ gọi chim chóc tới ăn hoa màu, sẽ mang tới sâu hại hoa màu.

Bây giờ cả vùng quê rộng mênh mông trừ thấp thoáng mấy căn nhà ra không có vật gì che chắn nữa mới có đồng ruộng tốt.

Lương thực trong huyện chẳng bao giờ đủ ăn, năm nào cũng phải mua ở rất nhiều các quận huyện khác của Quan Trung, hay ở mảnh đất mầu mỡ Lũng Hữu.

Có thể nói hàng hóa huyện Vạn Niên mua nhiều nhất bên ngoài là lương thực.

Mấy năm qua trồng bông ở hai huyện Vạn Niên, Trường An giúp đất đai bị trồng trọt quá độ nhiều năm có cơ hội nghỉ ngơi, ruộng nhiễm phèn đã giảm đi tám thành.

Nhờ thấy trồng bông mọi người mới tốn công tốn tiền cải thiện đất phèn.

Giờ diện tích đồng ruộng trong huyện đã tăng gấp đôi thời Vân Sơ mới tiếp nhận. Đất đai tăng trưởng là chuyện tốt, nhưng đồng thời có nghĩa là, tiềm lực đất đai của huyện Vạn Niên đã bị khai thác hết rồi.

Hết đất thì phải đầu tư vào giống chất lượng cao, mấy năm qua hai huyện bỏ ra 3000 quan tiền vào các loại giống cây. Còn đầu tư vào công trình thủy lợi, chưa tính lao dịch thì đã hơn 5000 quan.

Nếu đúng như lời các bác sĩ nông học của ti nông tự, muộn nhất là tới mùa thu sang năm, tăng trưởng lương thực ngoài ruộng chắc chắn sẽ bù lại được khoản đầu tư này.

Những phương pháp gieo trồng của bác sĩ ti nông tự được Vân Sơ áp dụng vào việc trồng lương thực mùa thu này.

Không phải Vân Sơ không tin tưởng lão nông Quan Trung, nhưng họ cứ tuân theo phương thức từ thời viễn cổ, không chịu cải biển.

Cho nên Vân Sơ lần này chuẩn bị gậy bóng chày đi tâm sư với họ. Thật may mấy năm qua giáo hóa có tác dụng, ai nấy nhìn huyện tôn lăm lăm gậy đứng bên bác sĩ nông học truyền đạt phương thức gieo trồng mới thì đều gật đầu, bọn họ lựa chọn "tin tưởng" vào huyện tôn, huyện lệnh đại nhân mừng lắm.

Các bác sĩ nông học bây giờ thích nhất là đem những thứ mới mẻ ra cho Vân Sơ xem, họ biết vị huyện lệnh trẻ này thích thứ mới mẻ, cứ có là sẽ thưởng.

Sau đó Vân Sơ liền nhìn thấy một cái cày lưỡi cong.

"Huyện tôn, đây là cày Giang Đông, đừng thấy thứ này cong queo khó coi, nhưng là đồ tốt, giúp tiết kiệm sắc lực ..."

Vân Sơ tuy xuất thân là nông dân, nhưng mà nói thật, từ nhỏ tới lớn chưa từng làm ruộng, dù vậy y vẫn biết địa vị vô cùng quan trọng của cày lưỡi cong trên sử sách, không ngờ thứ này xuất hiện ở thời Đường rồi.

"Sao không sớm lấy ra?" Vân Sơ nhìn lưỡi cày trước mắt, mắng:

"Trước đó chẳng phải huyện tôn đã dùng lưỡi cày mới của huyện Vạn Niên rồi sao? Thứ đó cũng không tệ, bọn ti chức cho rằng huyện tôn không coi trọng cày Giang Đông chứ."

Vân Sơ không biết nói sao nữa, lưỡi cày huyện Vạn Niên dùng trước đó cũng do y bỏ tiền tìm người cải tiến, tuy không tệ, nhưng mà cải tiến chút ít thôi, vẫn là cày lưỡi thẳng phổ biến ở Quan Trung, làm sao so được với cày lưỡi cong này.

Hỏi ra mới biết cày Giang Đông đã được dùng hơn trăm năm rồi, thứ này được các nông phu tối ưu hóa trong quá trình sử dụng, nhìn thôi đã thấy hơn kém.

Một lưỡi cày tốt, trước tiên yêu cầu trọng lượng phải nhẹ, sử dụng phải thuận tiện, tiết kiệm được nhân lực. Tất cả những ưu điểm đó đã thể hiện ra trên cài lưỡi cong.

Bất kể thế nào, chỉ cần là đồ tốt thì lúc nào cũng không muộn.

Hai huyện Vạn Niên, Trường An là nơi có số lượng gia súc nhiều nhất, chủng loại phong phú nhất ở Đại Đường. Thế là Vân Sơ nhìn thấy trên cánh đồng rộng bao la, nào là trâu, nào là la, nào là lừa, ngựa thồ ... Thậm chí là cả lạc đà kéo cày, hết sức vui mắt.

Bình Luận (0)
Comment