Ôn Nhu rất tin tưởng năng lực làm việc của Vân Sơ, y đã đi tìm Bùi Hành Kiệm nói chuyện rồi, bất kể uy hiếp, thỏa hiệp hoặc lừa gạt thì coi như chuyện cũng xong. Hắn không cần lo việc làm của Tắc Lai Mã có thể gây họa cho Vân Na nữa, vả lại tâm trí Ôn Nhu cũng đang đặt vào một chuyện khác.
Tính toán thời gian thì thư của hắn và Vân Sơ gửi đi từ Cao Xương, lúc này hẳn là tới Trường An rồi.
Vốn bọn họ cũng không muốn làm chuyện xấu xa như vậy, nhưng thân là quan viên, hai người lại ở quá xa trung tâm quyền lực, nếu không thể khiến hoàng đế nhớ tới sự tồn tại của mình thì làm việc cực kỳ bất lợi.
Trường An đêm qua có một trận bão tuyết, Tháp Đại Nhạn vào mùa đông xám xịt xấu xí sau khi phủ thêm lớp tuyết trắng liền thành thiêu kiều bá mị, từ một thiết hán chí dương chí cương thành tên béo âm hiểu.
Sau khi tiếng chuông buổi sáng của Trường An gõ lên, kinh động đám vịt trời trú ở Tháp Đại Nhạn, tức thì tiếng vịt kêu ồn ào, tiếng đập cánh lộn làm buổi sáng của phường Tấn Xương chẳng bao giờ yên lành.
Vân Na thích ngủ nướng vì thế mà ghét chúng lắm, nhưng dù nàng bắt chúng nướng ăn bao nhiêu cũng chẳng khiến số lượng của chúng giảm đi chút nào.
Cổng thành Trường An vừa mới mở ra một cái, tiến vào thành trước tiên là sứ giả các nơi đã đợi ở ngoài thành một đêm.
Bọn họ hoặc ngồi xe, hoặc cưỡi ngựa, đi bộ vội vàng đem thông tin tới từ khắp nơi trên toàn quốc tới trung tâm đế quốc.
Khi các sứ giả bước lên Chu Tước đại nhai được quét dọn hết tuyết, một vầng mặt trời đỏ ối cũng từ phía chính đông bay lên. Ánh mặt trời chiếu xuống thành Trường An bao phủ trong sắc trắng, tựa như chốn tiên cảnh nhân gian.
Có điều cảnh đẹp chẳng duy trì được bao lâu, trước tiên là khói đen cuồn cuộn từ phường Tấn Xương bốc lên, đó là Nhà ăn lớn đốt bếp, tận hai mươi sáu bếp lớn, cả phường lần nữa hoạt động hết công suất, cung cấp thịt chín cho người Trường An vào Tết.
Cùng lúc ấy ống khói các nhà các hộ trong thành Trường An cũng bốc lên.
Nay bách tính trong thành Trường An đã không còn thích dùng than củi hoặc là củi để sưởi ấm nữa, bếp lò cùng than đốt lò do phường Tấn Xương mới cung cấp đã nhanh chóng phổ cập. Cho nên bầu trời Trường An chẳng giữ nổi vẻ đẹp bao lâu, chẳng những xám xịt, thi thoảng còn có tro than rơi xuống.
Nhà nhà hộ hộ nổi khói bếp, trong mắt Lý Trị đó là biểu hiện của sự giàu có, một ngày ba bữa mới có cảnh này vào sáng sớm.
Còn về phần hai chữ ô nhiễm chưa từng hình thành trong đầu người Đường.
Đêm qua tuyết quá lớn, đè gãy không ít trúc trong cung, sáng sớm Lý Trị dẫn gấu đi dạo phát hiện bụi trúc phía nam mà gấu lớn thích ăn nhất bị đè gãy, làm tâm tình nó không tốt.
Cho nên khi ăn triêu thực, Lý Trị cho nó thêm một cái bánh nướng mật ong.
Mỗi ngày hắn bắt đầu làm việc từ xem báo cáo của bách kỵ ti, tờ giấy đặt trên cùng có rất ít chữ, chỉ vài ký tự --- Cả đêm bình yên.
Lý Trị thuận tay ném luôn tấu sớ đó vào chậu lửa, nhìn giấy cháy bừng bừng mới lấy tấu thứ hai.
Từ giấy này cũng viết rất ít --- Thư phòng xem tuyết, cả đêm không ngủ.
Lý Trị mỉm cười, cũng đốt tờ giấy này, nhưng nụ cười cũng chẳng kéo dài được lâu, nhìn đống tấu chương cao như núi, hắn thở dài một tiếng, nhéo tai con gấu lớn rồi bắt đầu đọc.
Thư phòng im phăng phắc, chỉ thi thoảng có hoạn quan tới thay nước trà nóng cho hoàng đế, con gấu lớn cuộn mình ngủ say dưới chân Lý Trị.
Mặc dù không thể so được với sự cần cù của cha mình, Lý Trị cũng là hoàng đế chăm chỉ, nhất là sau khi bệnh đau đầu đã lâu không tái phát, mỗi ngày hắn đều kiên trì xem tấu chương.
Hơn một canh giờ sau Lý Trị cũng mệt, dang tay ra cho đỡ mỏi, gạt vào đống tấu chương, tức thì đổ ra bàn. Hoạn quan phía sau vội vàng chạy lên sắp xếp.
Lý Trị nhìn thấy một tấu chương màu xanh, thuận tay rút ra xem, mở đầu viết: Chính Tắc huynh khỏe không, đệ ở Cao Xương ...
" Đây chẳng phải thư tên Nhị Bách Ngũ viết cho Lưu Nhân Quỹ à? Chậc chậc, một đông một tây, xa cách hàng vạn dặm mà vẫn viết thư cho nhau." Lý Trị sờ phong bì, khá dày, không rõ có gì mà nói lắm thế:
Tức thì hắn cời giày, nhét hai chân vào đống lông ấm áp của gấu lớn, đổi tư thế thoải mái, chuẩn bị xem lá thư rất dày Vân Sơ viết cho Lưu Nhân Quỹ.
Đọc trộm thư của người khác, đó là sở thích không tiện nói của hoàng đế.
Mới đọc được một lúc, Lý Trị mắt vẫn nhìn chằm chằm vào thư, tay thì giơ lên vẫy:" Mang cho trẫm bầu rượu."
Văn chương hay có thể lấy để nhăm rượu.
Văn chương vỗ mông hay đương nhiên càng có thể lấy nhắm rượu, giống như đậu hũ thối vậy, người khác thấy thối, nhưng người ăn lại thấy mùi thơm trong đó.
Lý Trị đọc thư Vân Sơ viết Lưu Nhân Quỹ tới ba lần, hắn cực kỳ tán thưởng với phân tích lý giải những bố trí của mình ở Tây Vực mà Vân Sơ viết ra, cảm giác như Bá Nha gặp được Tử Kỳ.
Giống như những danh tác, khi tác giả của nó sáng tác chắc gì có ý đó, đời sau phân tích lại viết ba trang dài. Thế nên dù một số lý giải của Vân Sơ vốn Lý Trị chẳng nghĩ tới, nhưng khi đọc xong hắn cho rằng Vân Sơ đã lý giải hoàn mỹ bàn cờ lớn của mình ở Tây Vực.
Nếu thư chỉ có thế thì Lý Trị chỉ đọc một lần là đủ rồi, nhưng ở phần sau, Vân Sơ liệt kê ra một loạt phương pháp chấp hành, quán triệt ý đồ của hoàng đế ở Tây Vực, hỏi ý Lưu Nhân Quỹ kinh nghiệm phong phú xem lựa chọn cách chấp chính nào.
Lý Trị có thể bố trí kế hoạch to lớn, nhưng bảo hắn tốn tâm tư định ra phương án hành động thiết thực thì làm khó hắn quá rồi.
Còn Vân Sơ là quan viên cơ sở ưu tú, lại có năng lực chấp hành rất cao, nên mỗi phương sách y đều đưa ra ba biện pháp giải quyết, cùng với cả trở ngại có thể gặp phải vừa phương án khắc phục, giảm tổn hại.
Lý Trị liền thấy kế hoạch của mình là phương châm chính sách vô cùng tốt.
Uống hết bầu rượu, Lý Trị thấy trong phong bì tấu chương xanh vẫn còn một lá thư nữa, là của Ôn Nhu viết cho lão tổ, vừa đọc vài dòng hắn lại hưng phấn vẫy tay:" Lấy cho trẫm bầu rượu nữa."
Hoạn quan mau chóng chạy đi, mới sáng sớm làm bệ hạ vui thế này thật hiếm có, phải biết khi tiệp báo đại phá Tân La truyền về, bệ hạ chỉ uống một bầu rượu thôi.