Lời của Vân Na kỳ thực do Lý Hoằng nói.
Mà Lý Hoằng sở dĩ biết câu đó là do cha nó dạy.
Tất nhiên không phải nói tới củi và phân trâu, nhưng mà ý tứ thì không khác là bao.
Lý Hoằng không đánh giá cao việc Vân Na có thể làm được nữ vương Phật quốc, giống như nó chưa từng hi vọng muội tử Lý Tư có thể thành mỹ nữ yểu điệu vậy.
Đó lại là hai người nó bận tâm nhất trên đời, cho nên nó thấy, nếu mình không thể trở nên cường đại, vận mệnh của Vân Na và Lý Tư sẽ vô cùng bi thảm.
Tuy chẳng biết vì sao nó nghĩ thế, nhưng mà vì Vân Na không đánh lại được Lý Hoằng nữa, nên nàng ngầm thừa nhận.
Người cường đại hơn mình thì nhất định là đúng.
Đó là thế giới quan đơn giản của Vân Na, ví như ca ca luôn vô cùng cường đại, nên chuyện ca ca làm đều đúng.
Hầu gia vốn cũng đúng, nhưng bây giờ ông ta thành kẻ lửa đảo rồi, cho nên Vân Na vốn định bước vào phòng Con khỉ già, nghĩ thế nàng dừng lại.
Bước chân nàng vừa dừng thì bị một bàn tay khô gầy kéo vào phòng, Con khỉ già đặt Vân Na lên bàn, già trẻ cứ thế nhìn nhau chằm chằm rất lâu.
"Lửa đảo!" Vân Na nghiến răng nói ra hãi chữ này:
"Đồ ngốc! Cháu theo ta bao nhiêu năm mà chẳng thông minh hơn gì cả." Con khỉ già đối diện với Vân Na cũng rất bất lực, bao năm qua ông ta thì thầm vào tai nàng rất nhiều suy nghĩ của bản thân, ai ngờ đến lúc cần thì những lời ông ta dạy bảo trôi sạch:
"Cháu muốn về Trường An."
"Cứ làm tốt chuyện ở đây đi rồi về."
"Không làm tốt được, rất nhiều người chết rét rồi, cừu cũng đói tới gầy đi rồi, trâu chỉ còn lại bộ xương, cháu không đủ lương thực cho họ ăn nữa." Vân Na đau lòng, nàng rất cố gắng rồi nhưng không thể làm mọi chuyện tốt hơn: “Cứ tiếp tục thế này rất nhiều người sẽ chết, phải làm sao bây giờ?”
"Nếu không đủ lương thực bọn họ sẽ tới nơi không bị bạch tai, cướp của người ta là được." Con khỉ già cười thoải mái:" Sói đói bụng đi săn cừu có gì không đúng."
"Không đúng, chúng ta là Phật quốc phải có lòng từ bi." Vân Na kiên định nói:
"Sói không ăn thịt cừu sẽ chết đói thôi."
"Cháu không muốn người Phật quốc làm sói."
Con khỉ già vỗ đầu Vân Na:" Cháu không muốn họ làm sói, vậy thì phải làm cừu, tới khi đó không chỉ có sói tới ăn họ, còn có hổ, báo cũng tới."
Vân Na lo lắng nhìn ngoài cửa, ngoài kia có gần sáu vạn thần dân của nàng, nếu họ đều biến thành cừu hết, với hiểu biết của nàng về Tây Vực, chẳng bao lâu họ sẽ bị ăn tới chẳng còn một sợi lông.
Con khỉ già nhét vào tay Vân Na một tấm lông cừu, lại vỗ đầu nàng:" Ăn hay bị ăn, cháu nghĩ cho kỹ. "
"Cháu sẽ không đi cướp đâu." Vân Na mấp máy môi nói:
"Vậy bảo ca ca cháu đi cướp đi, không phải y từ nhỏ nuôi cháu như thế à? Nếu y không cướp của người khác, có nuôi được cháu lớn thế này không?" Con khỉ già âm hiểm nói:
Vân Na khẽ run lên, nàng biết những chuyện ca ca làm trước kia, chỉ là lúc đó nàng vô tư, chẳng suy nghĩ gì cả, càng lớn nàng càng hiểu đó là chuyện thảm khốc cỡ nào, hai tay siết chặt.
"Mau đi đi, đừng để lỡ thời gian nữa, nếu không sẽ có thêm nhiều người chết đói đấy." Con khỉ già thúc giục:
Vân Na nuốt nước bọt, nàng từng trải qua cơn đói rồi, lần đó gặp bạch tai, ca ca ra ngoài tìm thức ăn mất ba ngày, nàng và mẹ ở trong lều trông đống lửa nhỏ.
Tuy không muốn, nhưng Vân Na không còn cách nào khác, miễn cưỡng nói: " Được, vậy thì để ca ca và Ôn Nhu ca ca đi cướp một ít lương thực về, đủ để người nơi này cầm cự được tới khi lương thực mọc ra từ cỏ ..."
Khi Vân Na đang không biết phải nói chuyện với ca ca thế nào, dù sao đây cũng là Phật quốc của nàng, không thể cứ mãi dựa vào ca ca, vì thế mà nàng mới đi tìm Con khỉ già. Đợi lúc nàng chuẩn bị xong lời thuyết phục, đi gặp Vân Sơ và Ôn Nhu thì hai người họ đã mặc giáp, đang chỉnh quân rồi.
Một nghìn lão tặc, hai nghìn phủ binh, một nghìn hỏa kế vũ trang, thêm vào ba nghìn kỵ binh người Tắc, cùng với đám bách tính Phật quốc đông nghìn nghịt mang đủ các loại vũ khí, nhân số không dưới hai vạn.
Vân Na mắt cay cay nhìn ca ca mặt giáp đen trên có vô số vết xước cưỡi con ngựa mận chín xông vào đám đông, lớn tiếng hô hào gì đó, những người kia giơ cao cũ khí hô hào hưởng ứng.
Trông vô cùng uy vũ.
Sau đó những người này được vô số bách tính Phật quốc tiễn đi về phía tây trong ánh mắt khát vọng.
Vân Na nhìn đứa bé đầu to gầy quắt queo, nàng lần mò trong ống tay áo hồi lâu ra cái kẹo mạnh nha ăn mọt nửa đưa nó.
Đứa bé này kỳ thực rất đẹp, đôi mắt to, lông mày dài cong cong, răng lại trắng, chỉ là gầy quá.
Những đứa bé khác thấy Vân Na phát kẹo thì nhanh chóng vây quanh nàng, đứa nào đứa nấy vươn cánh tay khẳng khiu về phía nàng.
Nhưng Vân Na mò muốn rách ống tay áo rồi vẫn không tìm thấy cái ăn, đau lòng nhìn đám trẻ con hạ tay xuống tản đi.
Vân Na nhảy lên một tảng đá lớn, bắc tay làm loa hô to:" Ca ca, mang về thật nhiều lương thực nhé ..."
Con khỉ già đứng dưới ánh nắng, nắng chiếu rõ từng sợi lông trên người ông ta, Vân Sơ ở giữa đại quân không nghe rõ lời Vân Na, nhưng ông ta nghe thấy.
Ông ta hướng về phía Vân Na chắp tay:" Mọi tội nghiệt thuộc về ta, lão nạp sẽ đờ đời trầm luân trong địa ngục, vĩnh viễn không thoát được."
Pháp Hoa đại sư đứng ở cổng Phật quốc nhìn thấy cảnh này mà chẳng chút động lòng.
Giác Minh đại sư thì đọc một câu Phật hiệu:" Lão nạp có thể nhịn đói mười ngày."
"Không cần." Pháp Hoa đại sư lạnh lùng nói:" Phật quốc vẫn còn hai nghìn đảm lương thực."
Giác Minh đại sư nghi hoặc:" Nếu đã thế sư huynh vì sao trơ mắt nhìn những người đó đói khát?"
"Hiện giờ chết đói là người già yếu, chưa tới lúc phát lương thực."
"Phật tổ từ bi, già yếu hay trai tráng đều là người, vì sao cứu trai tráng mà bỏ người già yếu? Xưa Phật tổ xá thân nuôi hổ, vì sao chúng ta không làm thế?"
Pháp Hoa đại sư giọng đều đều:" Có một đàn hươu bị thợ săn bao vây, ép bọn chúng chạy tới vách núi, hươu không nhảy qua được vách núi đối diện, mà thợ săn thì cứ từng bước tới gần."
"Một con hươu già nhảy lên, nó không dùng hết sức, chỉ nhảy giữa chừng. Cùng lúc đó một con hươu khỏe mạnh nhảy lên, dẫm vào lưng con hươu già lấy đà, nhảy qua bên kia vách núi. Con hươu già rơi xuống, tan xương nát thịt."
"Sau đó con hươu già yếu lần lượt học theo, để những con trẻ khỏe dẫm lên vượt sang bên kia ... Đợi tới khi thợ săn tới được vách núi thì đàn hươu chạy hết rồi, tuy chỉ còn một nửa, nhưng thợ săn không làm gì được chúng."
"Năm sau trong đàn hươu có vô số hươu con ra đời, chỉ ba năm, chúng khôi phục lại như xưa."
Giác Minh đại sư chắp tay niệm phật hiệu:" Chúng sinh đều khổ."