Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 829 - Q4 - Chương 072: A Phàm Đề.

Q4 - Chương 072: A Phàm Đề. Q4 - Chương 072: A Phàm Đề.

Thành chủ Cáp Tang cực kỳ sẵn lòng đi theo kỵ binh người Đường tới lãnh địa của Tát San, nguyên nhân chủ yếu là vì giờ ông ta nghèo lắm rồi, nếu không muốn số bộ hạ ít ỏi chạy mất thì ông ta phải mau chóng trở nên giàu có.

Giờ Vân Sơ cho ông ta một con đường làm giàu nhanh chóng, đó là theo y cùng cướp của người Đại Thực.

Chuyện này trước kia có cho Cáp Tang mười lá gan thì ông ta cũng chẳng dá làm, giờ thì khác, để khôi phục vinh quang cũ, ông ta sẵn lòng làm mã tặc.

"Ngài nên gọi Khang Bích Ti cùng đi."

Khi Vân Sơ báo cho Cáp Tang tin tốt chuẩn bị đi cướp của người Đại Thực thì đồng thời cũng đưa cho ông ta một vấn đề khó xử.

"Tướng quân, Khang Bích Ti không phải người đáng tin đâu, hắn ta sẽ đem tin tức của chúng ta báo cho người Đại Thực đấy." Cáp Tang làm vẻ mặt chân thành khuyên nhủ:

Vân Sơ thoải mái nói:" Ông cứ nói với ông ta, nếu không tới tham dự, ta sẽ dẫn quân tới viếng thăm ông ta. Ngoài ra ông cũng không cần lo, chỉ cần cướp một tòa thành của người Đại Thực thôi, ông ta sẽ một lòng theo chúng ta."

"Không cho ông ta theo mới là nguy hiểm, ông không sợ ông ta đâm sau lưng sao?"

Cáp Tang suy nghĩ một lúc, vẫn không thể yên tâm về Cáp Tang, kiến nghị:" Tướng quân, Khang Bích Ti có đứa con nhỏ, lúc sinh ra có tiếng khóc như chim sơn ca, được người Khang tộc coi là thần xuống nhân gian .. Khang Bích Ti yêu thương đứa con này lắm, coi nó còn quý gia hơn đôi mắt của mình."

Vân Sơ trầm ngâm nhìn tên khốn kiếp vô sỉ này:" Ông muốn bắt đứa bé đó à?"

Cáp Tang cười đê tiện:" Ta cần ngài giúp ...."

Vân Sơ không tin tưởng lắm vào kẻ ngu xuẩn tham lam ác độc này, nên thấy ông ta cần một người giúp đỡ, liền phái A Phàm Đề khôn ngoan đi theo. Vì A Phàm Đề không có khả năng tự bảo vệ, Vân Sơ để Tiêu Ngọc Hoa đi cùng.

Không ai hiểu đạo sinh tồn hơn hai người này nữa.

Đồng thời cũng là để Tiêu Ngọc Hoa có cơ hội lập nên chiến công của mình. Nơi này không phải là Đại Đường, Tiêu Ngọc Hoa không thể dựa vào quan hệ với Vân Sơ mà dễ dàng có được địa vị.

Ở nơi này, địa vị của mỗi người đều do bản thân đi tranh thủ. Đó là nguyên nhân vì sao Tắc Lai Mã dựa vào Vân Sơ cáo mượn oai hùm chẳng thể nắm được người Tắc, Vân Na lại được họ tôn thờ.

Vì Tây Vực là nơi con người ta vật lộn sinh tồn, ai lại muốn theo tên ngốc để chết, họ chỉ đi theo anh hùng, cũng vì thế mỗi người Tây Vực đều muốn thành anh hùng.

Anh hùng ở Đại Đường có thể chỉ là vinh dự, còn ở đây chính là quyền lực.

Mùa xuân ở Tây Vực bắt đầu từ tháng năm.

Đó chính là lúc cây thông trên núi tuyết chuyển từ mầu thâm đen sang màu xanh biếc, mùa xuân khi đó mới thực sự tới.

Có điều mùa xuân ở Tây Vực ngắn như một cái chớp mắt, còn chưa kịp nhận thì mùa hè đã tới.

Tây Vực vào mùa hè đẹp tựa như không phải ở nhân gian ...

Tới mùa hè người ta sẽ cảm thụ được sự kỳ thú muôn màu ở nơi non nước hùng vĩ này, bất kể quay hướng nào thì trước mặt luôn là những dãy núi sừng sững cao chót vót, là khu rừng nguyên sinh rộng lớn, rậm rạp, trải dài, là thảo nguyên tựa hồ vô tận. Những dòng suối nước chảy róc rách, cỏ cây xanh tươi, cây mọc cao vút tận chân trời, những tảng đá lởm chởm khắp nơi làm lối đi quanh co gập ghềnh.

A Phàm Đề đóng giả làm một tiểu thương bán đồ chơi cho trẻ con, tới mục trường Khang Bích Ti cùng thương nhân trao đổi đồ.

Đồ chơi ông ta mang theo được mục nhân thích lắm, nhất là một thứ gọi là oa oa tiếu, phối hợp với thủ pháp của ông ta có thể mô phỏng tiếng trẻ con khóc, cực kỳ được bọn trẻ con yêu thích.

Ông ta thích dùng đồ chơi đổi lấy sừng trâu, sừng dê, những thứ không quan trọng với mục dân.

Tới tối A Phàm Đề vất vả nửa ngày trời nghỉ lại ở mục trường, đốt một đống lửa nhỏ, ăn qua loa cho có, lấy sáo ra ngồi thổi bên đống lửa.

Đám trẻ con lúc nào chẳng dư thừa tinh lực, bọn chúng nào chịu đi ngủ sớm, nghe thấy tiếng sáo vui tai thì bò dậy chui ra khỏi lều, xúm xít xung quanh A Phàm Đề, xoay lưng vào đống lửa, nghe ông ta thổi sáo.

Trên đống lửa treo một cái nồi sắt, trong nồi đung sữa ngựa xin từ chỗ mục dân.

A Phàm Đề vui tính hiền hòa dùng cùng đám trẻ con thìa gỗ múc sữa ngựa uống, ông ta dậm chân vỗ nhịp, dùng cái giọng khàn khàn hát bài ca thê lương mang mác của người Tây Vực.

Dần dần đêm chuyển về khuya, đám trẻ con cứ thế lăn ra ngủ trên mặt đất, chẳng có người lớn đi tìm. Đêm đầu hè, trẻ con ngủ ngoài lều là chuyện bình thường.

Dần dần tiếng hát của A Phàm Đề cũng ngừng, có người loáng thoáng thấy ông ta dựa vào đống cỏ ngủ.

Đó là một đêm buồn chán bình thường trên thảo nguyên.

Trời sáng, đám trẻ con vẫn ngủ say, xen lẫn trong đám trẻ con còn có một hai nữ tử trẻ của Khang Tộc, các nàng cũng ngủ tới không biết trời đất là gì.

Người Hồi Hột tới mục trường mua bán không thấy đâu nữa, áo da của ông ta còn trên đống cỏ, còn người không thấy đâu. Nếu không tới đá vào cái áo da rộng có thể làm chăn đắp, ai cũng nghĩ ông ta cuộn mình trong áo ngủ.

Đòng thời, cũng không thấy đứa con Khang Bích Ti yêu thương nhất đâu nữa.

A Phàm Đề thực sự xứng danh a phàm đề. (*)

Ở Đại Đường một gia tộc không thể nào vì một đứa con mà hi sinh gia tộc, giống như Hạng Vũ bắt được cha của Lưu Bang, tuyên bố muốn nấu cha của ông ta, ép Lưu Bang phải đầu hàng.

Kết quả Lưu Bang nói: Nấu xong thì xin chia cho một bát.

Đó là trí tuệ được ca tụng ngàn năm, minh chứng tập thể lớn hơn cá nhân.

Khang Bích Ti rất yêu thương nhi tử, sau khi biết nhi tử rơi vào tay Cáp Tang, ông ta chẳng suy nghĩ gì đã đồng ý yêu cầu cùng đi tới địa bàn người Đại Thực cướp bóc.

Ôn Nhu rất hoài nghi hành vi khinh suất, thiếu trí tuệ của Khang Bích Ti, nhưng thấy Vân Sơ chẳng nói gì, nên hắn nhịn.

Dù sao thì Ôn Nhu chỉ cần quân đội Vân Sơ tới lui như gió, đi khắp nơi cướp bóc thu hút quân đội Đại Thực đi xa, để hắn tìm bảo tàng của Ba Tư Tát San tại thành Trát Lan.

Cho nên Khang Bích Ti có trung thành hay không chẳng ảnh hưởng gì.

Có điều với Cáp Tang cùng đi cướp bóc với Khang Bích Ti sẽ ảnh hưởng rất lớn, bất cẩn một chút là toàn bộ thủ hạ của ông ta sẽ chết hết.

"Ngươi có chắc là Khang Bích Ti vì đứa bé năm tuổi mà đẩy cả bộ lạc vào vòng nguy hiểm à?"

"Ta đoán không chừng đây còn là âm mưu mà Cáp Tang và Khang Bích Ti liên hợp với nhau, mục đích là dụ chúng ta tấn công người Đại Thực gây xung đột giữa Đại Đường và Đại Thực, để chúng ngư ông đắc lợi." Ôn Nhu không ngại suy diễn sâu hơn:

"Chẳng sao, cùng lắm thì ta mở đường máu mà chạy thôi."

Vân Sơ chẳng thể nào nói với Ôn Nhu, chuyện này ở Tây Vực thường thấy lắm, với người Tây Vực mà nói, trừ vài người xung quanh họ quan tâm ra, còn lại chỉ là đám công cụ mà thôi.

…. ….

(*)

Lúc đọc miêu tả A Phàm Đề cưỡi con lừa thì mình thấy ngờ ngợ như đọc ở đâu rồi, hóa ra đúng thế thật. Tìm hiểu thử thì đúng thật A Phàm Đề không phải cái tên ngẫu nhiên đâu, nhất là kết hợp với hình ảnh cưỡi con lừa thì nói tới một bậc trí giả hài hước, vui nhộn của dân tộc Hồi, hay phía tây TQ nói chung. Có thể dùng như tên riêng, cũng có thể coi là danh xưng tôn kính với người thầy, bậc trí giả.

A Phàm Đề có vẻ từ đầu có nguyên mẫu có thật, sau này dân gian hóa quá nhiều thành ra không còn chỉ cụ thể vào ai nữa.

Mỗi người đều có thể là A Phàm Đề.

Bình Luận (0)
Comment