Sau khi cáo từ mẫu thân, Lý Hoằng lần nữa cho người đi tìm Địch Nhân Kiệt, gặp nhau ở phường Tấn Xương.
Địch Nhân Kiệt như đã biết trước thái tử tìm mình vì việc gì, mở một cuốn sổ ra, nói:" Đất đai Trường Tôn gia tới mười một vạn mẫu, trong đó quá nửa là ở Triệu Châu. Bất kể ruộng đất ở Trường An hay Lạc Dương thì thái tử đều không đụng tới được."
"Mười một ao muối cũng không được lấy, sản nghiệp của quan phủ Sơn Tây chẳng còn được là bao, cần số ao muối này bù lại."
Chuyện tự nhiên thành ra thế này, Lý Hoằng không muốn lấy tài sản của Trường Tôn gia cũng không được, nếu không trong mắt phụ hoàng mẫu hậu, nó là kẻ thất bại:" Vậy ngươi nói thẳng ra cô gia có thể lấy cái gì, đừng nói là mấy thứ vàng bạc châu báu, ta muốn thứ thực sự có lợi."
"Cá muối của Trường Tôn thị buôn bán khắp đại giang nam bắc, nhưng lại có hiểm nghi vận chuyển muối trái phép, thái tử mà lấy cái này sẽ bất lợi với danh vọng." Địch Nhân Kiệt vẫn cứ thong thả nói:
Trường Tôn gia nắm muối sắt, giờ muối không được đụng vào, đất không được đụng vào, chẳng lẽ nó đi lấy sắt, Lý Hoằng tức giận:" Ngươi nên biết, ta mà khống chế đống núi sắt, thứ có thể làm ra khải giáp, binh khí thì phụ hoàng, văn võ toàn triều nhìn vào ta thế nào?"
"Cho nên hạ quan kiến nghị, điện hạ giúp đỡ Trường Tôn Xung, để hắn ở lại Trường An, sống thêm một thời gian, nếu thái tử không lấy bất kỳ thứ gì của Trường Tôn gia thì thanh danh sẽ không có tì vết nào."
Lý Hoằng khó chịu, chính Địch Nhân Kiệt gài vào đầu nó cái ý tưởng lấy tài sản Trường Tôn gia để cứu mạng họ, giờ nó làm cả phụ hoàng mẫu hậu không vui rồi, tên này lại bảo mình đừng lấy gì cả.
Vậy nó thành đứa ngốc à?
Địch Nhân Kiệt trải một tấm bản đồ ra bàn, trên đó có một con đường từ Trường An tới Sơn Tây, Hà Bắc, rồi cuối cùng dừng lại ở thành Đại Hành:" Tuyến đường này vốn không phải là của chúng ta, dùng lợi ích của Trường Tôn thị để giúp con đường này thông suốt, thần thấy rất có lãi."
Lý Hoằng bẫy giờ mới nhìn kỹ tấm bản đồ, đo khoảng cách từ Trường An tới thành Đại Hành, lại đo khoảng cách Trường An tới Tây Vực, thở dài:" Thái tử ta chỉ xứng với tòa thành biên viễn xa hơn cả Tây Vực à?"
Địch Nhân Kiệt bình thản nói:" Nay bệ hạ đang tuổi xuân đỉnh thịnh, thái tử không thể gây dựng ảnh hưởng ở triều đình. Vậy sao không bắt đầu từ bốn phía, đất đai mới, lĩnh vực mới, đủ cho thái tử thi triển tài hoa, dần dần tiến vào Trung Nguyên, cuối cùng định hình cách cục thiên hạ."
"Đợi tới khi thái tử ngự cực, nếu bốn phương hoàn toàn vững vàng, thành tựu của thái tử sẽ còn hơn cả tổ tiên."
Lý Hoằng nghe vậy hứng thú hơn hẳn, thì ra đây là kế hoạch to lớn, không phải vì nó chỉ là tên thái tử nhỏ xíu nên phải ăn cơm thừa canh cặn, chỉ Tây Vực:" Chuyện sư phụ ta đang làm chính là ổn định Tây Vực đúng không?"
Địch Nhân Kiệt gật đầu rồi lại lắc, thở dài:" Tây Vực vô cùng quan trọng với Trường An, Tây Vực đi xuống sẽ kéo theo Trường An sụp đổ."
"Thế nhưng Tây Vực quá rộng lớn, không thể đóng lượng lớn quân đội, chỉ có thể lấy ít tinh nhuệ làm chính, dùng cương binh bản địa làm phụ. Sau đó phân chia quận huyện, phái quan viên quản lý, trăm năm mới có thể ổn định."
"Quản lý Tây Vực không phải chỉ cần quân đội, quan viên, còn cần nho sinh, phật giáo đồ và cả thương cổ nữa."
"Chuyện Vân hầu làm bây giờ là thị uy, cảnh cáo những kẻ có khả năng nhúng tay vào Tây Vực như Đại Thực, Thổ Phồn không được vượt quá giới hạn."
"Làm thế là để tranh thủ thời gian cho thái tử, cần mười năm Phật quốc tạo dựng uy thế, có thể hiệu lệnh một phương. Hai mươi năm triều đình phân chia quận huyện quản lý sẽ có hiệu quả ban đầu. Ba mươi năm mới có thể quản lý mục dân lưu lãng như các bộ tộc."
"Đây là một chuyện vĩ đại, điều cần làm rất nhiều, dốc sức cả đời chưa chắc hoàn thành."
Lý Hoằng là đứa bé thông minh mà kiêu ngạo, chuyện người khác cho rằng làm cả đời không xong thì nó càng hứng thú, vỗ bàn:" Được, vậy thì chúng ta bỏ Trung Nguyên, một lòng đồ mưu biên cương. Ngươi đi thuyết phục Trường Tôn Xung tới Đông cung ta làm điển nghi."
"Chuyện này thái tử nên ngầm trợ lực thôi, không nên công khai ra như vậy."
"Ngươi quá coi thường phụ hoàng mẫu hậu ta rồi, công khai làm chuyện này, nếu gặp khó khăn gì, ta còn có thể đường hoàng chạy tới chỗ họ mặt dày xin xỏ. Huống hồ, giờ nhân thủ công khai của ta còn chưa đủ, lấy đâu ra người âm thầm làm việc."
Từ đầu tới cuối, Lý Hoằng không hỏi Địch Nhân Kiệt tình hình của Vân Sơ ở Tây Vực, dù Địch Nhân Kiệt đã hai lần dẫn dắt đề tài tới Vân Sơ rồi, nó vẫn bỏ qua.
Không phải nó không muốn biết, mà là nó biết quá rõ.
Nhiều lúc Lý Hoằng một mình ở Đông cung, ngẩng đầu lên nhìn trời sao, nó luôn đưa bản thân vào trong đội ngũ thăm dò phương tây của Vân Sơ.
Nó còn đặt mình vào vị trí của Vân Sơ khi gặp phải vấn đề, tự hỏi bản thân xem phải xử lý thế nào.
Phật quốc của Vân Na dưới Tuyệt Sơn đẹp như tiên cảnh ngoài cõi trần, tuy chẳng đủ ăn, nhưng hình ảnh Vân Na dẫn theo đứa bé toàn thân hình xăm gánh củi từ trong núi đi ra, hẳn hết sức thần thánh.
Thân ở Trường An, nhưng lòng nó ở ngoài vạn dặm ...
Khi Địch Nhân Kiệt tới phủ công chúa nơi Trường Tôn Xung sống thì hắn để mình trần, nằm trên cổng uống rượu.
Sau khi Trường Lạc công chúa mất, Trường Tôn Xung luôn sống ở nơi này, không về Trường Tôn gia, vì công chúa cưới hắn chứ không phải hắn cưới công chúa.
Lý Hoằng lựa chọn Trường Tôn Xung vì điểm này, hắn là phò mã của Lý gia.
Địch Nhân Kiệt đứng ngưỡng cửa ngẩng đầu lên nhìn Trường Tôn Xung, vị phò mã trước kia hết sức chú trong bê ngoài vậy mà lúc này râu mọc như cỏ, léo lên đầy mặt. Thân thể trắng trẻo bị nắng gắt Trường An nướng thành màu đỏ sậm.
Trên da hắn có lớp màng mỏng màu trắng, dùng tay xé một cái là kéo ra cả mảng.
Trường Tôn Xung lúc này đang vừa uống rượu vừa lột da mua vui, xé ra mảng ra trắng, hắn không lãng phí, ném vào miệng nhắm rượu.
Hắn đã biết mình bị đầy đi Lĩnh Nam chướng khí khắp nơi, muốn sống trở về là chuyện không thể nào.
Thế nhưng chưa tới lúc cuối cùng, Trường Tôn Xung vẫn muốn bảo vệ tiểu thiếp sống trong phủ công chúa và ba đứa con.
Vì thế hắn nằm trên cổng, dùng gạch nói ném những quan viên định vào phủ công chúa.
Người của Hồng lư tự, Thiếu phủ giám, Đại lý tự, Hình bộ gác ở cửa, bọn họ không vội, sự phản kháng của Trường Tôn Xung chỉ là nhất thời, trước khi hoàng đế hạ lệnh trục xuất hoặc là giết hắn mà thôi.
Trong những cặp mắt như sói đói rình mồi đó, Địch Nhân Kiệt tới trước phủ công chúa, mở một bản văn thư ra, đọc to:" Thái tử dạy, đề bạt Trường Tôn Xung làm Đông cung điển nghi, lập tức nhậm chức."
(*) Trên lịch sử chỉ ghi chép Trường Tôn Xung bị đày đi Lĩnh Nam, sau đó không rõ kết cục.