Lời Địch Nhân Kiệt vừa dứt, đám người ở trước phủ công chúa cứ như ong vỡ tổ, có ngựa thì nhảy ngay lên ngựa, không ngựa thì chạy bộ. Bọn họ chẳng thèm che đậy gì hết, vội vội vàng vàng đem biến cố này nói cho thượng quan biết.
Điển nghi của Đông cung tuy chỉ là chức quan nhỏ tòng lục phẩm, nhưng có khả năng đại biểu có chuyển biến trong chuyện hoàng đế xử trí Trường Tôn gia. Thậm chí là bước ngoặt lớn.
Như thế tài sản đã xâm chiếm của Trường Tôn gia phải thanh lý, người xung đột với Trường Tôn gia phải nghĩ cách hòa hoãn quan hệ ác liệt.
Người phản bội Trường Tôn gia thì càng khóc không ra nước mắt.
Nếu Trường Tôn gia mà thoát được kiếp nạn này, bằng nền tảng gia tộc lâu đời, bọn họ rất có khả năng sẽ quật khởi lần nữa.
Một quan viên tứ phẩm tới trước mặt Địch Nhân Kiệt hỏi:" Địch Nhân Kiệt, vừa rồi ngươi truyền lời thái tử mà không phải ý chỉ bệ hạ phải không?"
Đối diện với thượng ti trên đầu, Địch Nhân Kiệt vẫn đủng đỉnh:" Hồ thiếu khanh muốn kiểm tra sao?"
" Không dám." Đại lý tự thiếu khanh Hồ Thành Long lắc đầu, dùng đôi mắt âm u nhìn hắn:" Té ra gốc rễ của ngươi là thái tử."
Địch Nhân Kiệt chẳng bao giờ được yêu thích ở Đại lý tự, thế nên hắn chẳng sợ đắc tội với ai :" Gốc rễ của ta là Đại Đường, là triều đình, chỉ là người bị thái tử bắt được đem đi truyền lời thôi. Hồ thiếu khanh không tin cứ đi hỏi thái tử."
Chuyện tên giáo úy bị trông coi phủ Triệu quốc công bị mạch đao tướng của thái tử chẻ đôi đã truyền khắp Trường An rồi, Hồ Thành Long nào dám tỏ thái độ hoài nghi:" Cần tuân lời thái tử, thần Hồ Thành Long cáo lui."
Hồ Thành Long đi rồi, hơn trăm người Đại lý tự bám theo, những người giám sát khác cũng rời đi, khoa trương nhất là người Thiếu phủ giám, tận mấy chục xe.
Trường Tôn Xung tiều tụy không còn ra người nhảy từ trên cổng xuống, đi thay một bộ y phục sạch sẽ mới lại ra cửa, khấu tạ thái tử xong, mở cái miệng đầy vết rộp hỏi:" A gia ta thì sao, phải chăng cũng nhận được ân điển của bệ hạ?"
Địch Nhân Kiệt lắc đầu:" Vì Trường Tôn gia ngươi mà thái tử điện hạ phải chống lại cả thiên hạ rồi. Bản quan kiến nghị thái tử bỏ Trường Tông gia ngươi, thái tử lại nói, cốt nhục tình thân sao có thể bỏ."
Nói xong đại biểu cho thái tử vỗ vai Trường Tôn Xung rồi xoay người đi.
Trường Tôn Xung ở sau cao giọng hỏi:" Địch huynh, những huynh đệ khác của ta thì sao?"
Địch Nhân Kiệt nổi giận quát:" Thái tử còn nhỏ, ngươi muốn hại thái tử tới mức nào nữa?"
Trương Tôn Xung môi mấp máy, quay đầu nhìn ca thiếp cùng con của mình bám vào cửa sợ sệt nhìn ra ngoài, cuối cùng quỳ bò ra đất hô to:" Thần Trườn Tôn Xung, tạ ân điển thái tử."
Hắn biết, cả thiên hạ muốn Trường Tôn gia diệt vong, thái tử có thể giữ mạng cho cả nhà hắn là cực hạn rồi.
Đợi tới mai, không, có lẽ chẳng cần đợi tới mai lên triều, giờ có tấu chương đàn hặc thái tử đổ xuống lưỡng đài các, rồi tới bàn bệ hạ.
Địch Nhân Kiệt nói không sai chút nào, thái tử vì Trường Tôn gia mà chống lại cả thiên hạ rồi.
Có câu nói ai cũng nghe nhàm tai, chính trị không có đúng sai.
Cả trung gian cũng chỉ là nhất thời, không phải nhận định lâu dài.
Chỉ cần dòng sông lịch sử đủ dài, con người nhìn lại, cái gọi là đúng sai cũng biến thành huyền học.
Thái tử Lý Hoằng cứu Trường Tôn Xung khỏi nước lửa, cho nên khi Trường Tôn Xung gặp điện hạ, chuyện đầu tiên hắn làm là đem hết gia tài cống hiến cho thái tử.
Khi ai cũng nghiến răng ken két vì cho rằng số tiền tài đáng lẽ của mình rơi vào tay thái tử, Lý Hoằng lại đem toàn bộ số tài sản đó đăng ký vào sổ sách, hiến lên hoàng đế, hi vọng hoàng đế nể tình tha cho vài người của Trường Tôn gia.
Cảnh này vừa xuất hiện, dù là Lý Tích lâu rồi không lên tiếng cũng phải tán dương thái tử, nói nó là người thực sự nhân hậu.
Đánh giá này thực sự rất cao, từ khi Đại Đường lập quốc tới nay, bất kể cao tổ, thái ông hay đương kim bệ hạ bọn họ chỉ có thể gọi là anh minh, chứ cả ba vị đều không liên quan tới nhân từ.
Ai ai cũng nghĩ Hứa Kính Tông, công thần trong việc lật đổ Trường Tôn gia sẽ đàn hặc thái tử, vậy mà Hứa Kính Tôn lại im lặng không ngờ. Khi nghe thấy thái tử đem toàn bộ tài sản Trường Tôn Xung dâng lên hiến cho hoàng đế, còn tiếp tục cầu xin cho Trường Tôn gia, ông ta hiếm khi khen ngợi thái tử.
"Đại Đường sau này sẽ xuất hiện một vị nhân tông hoàng đế."
Làm thủ hạ cho người ta, chẳng ai thích hoàng đế khắc nghiệt bạc tình, hoàng đế dồn người thân như Trường Tôn gia vào chỗ chết, sau này nếu họ phạm lỗi, kết cục sao mà tốt được.
Chẳng qua mọi người lăn lộn trên triều chẳng kịp nghĩ xa, vì thăng quan phát tài, ai nấy hăm hở tiến lên, chỉ sợ chậm chân hơn người khác, nên mới dốc sức hạm hại tiêu diệt nhau.
Thiển cận, nhưng biết làm sao, tuổi thọ con người chẳng so được với lịch sử.
Lý Hoằng không cần tài sản của Trường Tôn gia, nhưng hành vi này của nó lấy được lòng số người còn đi theo Trường Tôn gia, đây mới là con đường Địch Nhân Kiệt nói.
Trường Tôn gia quá to lớn, họ đích thực đủ tiềm lực phát động một cuộc phản loạn, tuy chắc chắn sẽ thất bại nhưng đủ khiến ai muốn đẩy họ vào chỗ chết phải trả giá đắt. Ngay cả bây giờ Trường Tôn Vô Kỵ từ bỏ phản kháng, hoàng đế giành chiến thắng cũng không thể nào thay thế hết những người Trường Tôn gia đề bạt bao năm.
Lý Hoằng không cần du thuyết từng người một, chỉ cần dựng lên cho họ một chỗ dựa, khi nó cần, những người này sẽ đứng bên nó.
Lần này Lý Hoằng làm tốt hơn cả hoàng đế, hoàng hậu nghĩ, không ai chỉ trích gì được nó vì nó khiến Trường Tông gia cam tâm tình nguyện cống hiến toàn bộ gia sản ... Tuy còn có một số giấu đi, nhưng với hoàng đế mà nói không quan trọng nữa.
Ngày mười bảy tháng sau, Trường Tôn gia chia làm hai đợt rời Trường An, người trẻ tuổi đày đi Lĩnh Nam, không được ân xá.
Người nhiều tuổi tới Kiềm Châu đất Thục, vĩnh viễn không được về.
Sau khi tiêu diệt Trường Tôn gia, hoàng đế và hoàng hậu có được hiện tại, thái tử Lý Hoằng đầu tư vào tương lai, triều đình có nhiều ghế trống cho các đại thần phân chia, quốc khố sung túc.
Ai nấy đều vui.