Lại nói khi Vân Sơ quấy rối khắp miền đông Ba Tư Tát Sát, kéo quá nửa lực lượng người Đại Thực truy đuổi, Ôn Nhu và Chung Quỳ thành công lén lút tới Trát Lan, vốn định nghĩ cách đào bảo tàng lên sau đó lén lút rời đi ... ai ngờ Vân Sơ hành động quá nhanh.
Giờ không cần nữa, Trát Lan nằm trong hai mươi mốt tòa thành được người Đại Thực cắt nhường rồi, bọn họ công khai đào bới khắp nơi luôn.
Ôn Nhu không tìm được bảo tàng ở Trát Lan, hắn đã tra mọi manh mối có thể rồi, cả tòa thành này bị đào lỗ chỗ. Sau khi không tìm ra được bảo tàng, Ôn Nhu liền biết, cho Ti Lộ Tư một thân phận sẽ là điểm mấu chốt liệu bọn họ có tìm được bảo tàng hay không.
Khi gặp lại Ti Lộ Tư, Ôn Nhu gần như không nhận ra hắn nữa.
Hắn mặc một cái áo vải rách nát, tay dắt một con lạc đà, toàn thân hôi thối.
Rõ ràng hắn suy sụp rồi.
Ôn Nhu kéo hắn lên đứng ở tường thành Trát Lan, không nói gì cả, chỉ để vương tử Ba Tư Tát San này nhìn tòa thành cuối cùng mà bọn họ từng sở hữu.
Trong tòa thành này, những dũng sĩ cuối cùng của Ba Tư Tát San đã ngã xuống, ca ca hắn dẫn theo mấy chục con lạc đà chạy về phương tây, tìm đế quốc Đông La Mã nhờ giúp đỡ.
Bây giờ tòa thành này ở ngay dưới chân hắn, chân thật hơn cả giấc mơ đẹp nhất.
"Bảo tàng đâu? Giao ra đây, ngươi sẽ là chủ nhân của hai mốt tòa thành, có thể tự xưng quốc vương Ba Tư rồi."
Ti Lộ Tư nước mắt ròng ròng, dùng ống tây áo bẩn thỉu quệt mấy lần mới ổn định lại được tâm tình:" Bảo tàng không ở trong thành, ngươi men theo dòng sống này đi lên, dưới chân núi có ba cây thông, chém gãy ba cây thông lớn đó sẽ tìm thấy bảo tàng."
Không cần Ôn Nhu nói, Chung Quỳ dẫn người đi ngay.
Ôn Nhu ném một miếng cam thảo vào mồm, vừa nhai vừa hỏi:" Ngươi chuẩn bị quản lý nơi này thế nào?"
Ti Lộ Tư không nghe thấy Ôn Nhu nói gì, hắn giơ cao tay dùng tiếng Ba Tư hét lên:" Ta về rồi."
Người Ba Tư ở trong thành phản ứng không nhiệt tình cho lắm, vài người ngẩng đầu lên nhìn, đa phần vẫn cứ làm việc của mình.
Ôn Nhu thở dài:" Bọn họ đã quên vương tử của mình rồi."
Ti Lộ Tư lạc quan hơn Ôn Nhu nghĩ, cười nói:" Về được là tốt rồi, trừ vinh quang ngày xưa, bây giò ta không thiếu gì cả."
Ôn Nhu vỗ vai hắn:" Bệ hạ ban cho bọn ta quyền tuy nghi hành sự. Cho nên tới lúc đó bọn ta nói giúp ngươi để ngươi ở Trát Lan xưng quốc vương Ba Tư vẫn có thể. Sau này phải gọi ngươi một tiếng quốc vương rồi."
Ti Lộ Tư nhìn lại bản thân, cười tự giễu:" Ngươi đã bao giờ thấy quốc vương chỉ có một con lạc đà chưa?"
"Thấy rồi, quốc vương, khả hãn, tộc trưởng ... Nhiều lắm. Vận may của ngươi cũng không tệ, có điều ngươi không có được ban thưởng nhiều như họ, đổi lại ngươi có bổng lộc của quan viên ... Cũng đủ để ăn cơm."
Chung Quỳ sau khi biến mất mười ngày vẫn không tìm được bảo tàng.
Ôn Nhu nổi giận suýt nữa thì giết luôn Ti Lộ Tư, hắn đã chắn chắn như thế, cứ nghĩ đem mồi như danh hiệu quốc vương Ba Tư kia ra sẽ lấy được bảo tàng, không ngờ tên vương tử này khó chơi hơn hắn nghĩ.
Khi Bùi Hành Kiệm từ thành Hách Lạp Tư chạy tới Trát Lan thì cả tòa thành này bị xới tung lên, tâm tình hắn rất phức tạp.
Một tháng không gặp Ti Lộ tư vương tử đã gầy tới biến dạng, chẳng những gầy mà đến sức nói chuyện cũng chẳng hề có.
Có điều được cái trước khi sứ giả Vương Danh Viễn tuyên đọc tin tức bổ nhiệm hắn làm quốc vương Ba Tư thì hắn vẫn còn sống. Coi như giúp người đáng thương này thỏa nguyện làm quốc vương, mặc dù chỉ được một tuần hương, coi như với hắn mà nói là an ủi lớn.
Chỉ là tận khi thỏa nguyện rồi, hắn cũng chỉ trả lời Ôn Nhu bằng một nụ cười, hắn ra đi, bảo tàng phục quốc của Ba Tư Tát San biến thành bí mật mãi mãi.
Dù sao tin tức này truyền đi, hoàng đế về mặt đạo đức không còn tì vết nào nữa, không cô phụ vương tử Ti Lộ Tư đi vạn dặm tới Đại Đường cầu viện.
Không có vương tử Ti Lộ Tư, Ba Tư độ hộ phủ vẫn thành lập, một số người có tồn tại hay không chẳng quan trọng, không ảnh hưởng gì tới đại cục.
Hồng lư tự lang trung Vương Danh Viễn là thân tín của hoàng hậu, trong tay hắn còn có ba văn bản chỉ cần tiền tên vào là lập tức có thể thành lập đô hộ phủ.
Hắn rất bất mãn với chuyện dư ra ba văn bản trống này, cho rằng đó là lỗi của Bùi Hành Kiệm và Tiết Nhân Quý.
Vì An Tây đô hộ và Bắc Đình đô hộ không đạt được mục tiêu của hoàng đế, nên mới dư ra văn thư trống.
Hoàng đế cho Tây Vực nhiều biên chế quan viên như vậy, mỗi cái đều phải nộp tiền lương, vật tư tương ứng. Giờ thừa ra, vậy Tiết Nhân Quý và Bùi Hành Kiệm phải bù vào chỗ tiền lương còn thiếu hụt.
Với Tây Vực vừa gặp phải bạch tai diện rộng mà nói, muốn gom được nhiều tiền lương như vậy là rất khó khăn.
Nhưng ý chỉ của hoàng đế không thể làm trái, nếu không hậu quả đáng sợ hơn cả bão đen và bạch tai.
Một cuộc vơ vét với người Tây Vực sắp bắt đầu, như đám mây đen từ đỉnh núi bây ra, che lấp toàn bộ ánh sáng và bầu trời trong xanh.
Vân Sơ đẩy mạnh đàm phán thương nghiệp với người Đại Thực, dưới nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, một đội lạc đà lớn do nghìn người tạo thành sẽ vào Tây Vực, đi xuyên qua cả Tây Vực tới Ngọc Môn Quan, tới Đại Đường đến Trường An.
Tương tự như vậy cũng sẽ có một thương đội nghìn người của Đại Đường tới Ba Tư Tát San, xuyên qua quả nửa Đại Thực, tới thành Khổ Pháp (Kufa), được gọi là thành của vạn tòa thành.
Hai thương đội này một cái do tổng đốc Ưu Tố Phúc đảm bảo, có thể từ chối mọi thuế má trên đường, được quân đội Đại Thực bảo vệ.
Bên kia do An Tây đô hộ Bùi Hành Kiệm đảm bảo, đãi ngộ tương tự, khi gặp nguy hiểm có quyền cầu cứu trú quân đương địa.
Mậu dịch đường dài vừa mới bắt đầu, nguy hiểm rất lớn, đi đi về về, ít nhất cần ba năm, lợi nhuận chưa rõ, tới khi bông hoa nhỏ này kết trái quả mới luận thuế má.
Vân Sơ luôn muốn dùng món ăn của Đại Đường để làm sâu sắc thêm tình cảm của Ưu Tó Phúc với Đại Đường, đáng tiếc thân phận của ông ta đã xác định cái dạ dày của ông ta chỉ thuộc về người Đại Thực, phản ứng với mỹ thực của Đại Đường rất bình thường.
Ông ta chỉ thích ăn bánh nướng, thịt dê, thịt gà, hành và củ cải, cà rốt. Vân Sơ đem những thứ này trộn cùng với gạo làm ra cơm thủ trảo, lần đầu tiên mới khiến Ưu Tố Phúc chấn động.
Tiếc rằng, đất đai người Đại Thực không trồng được gạo, Ưu Tố Phúc thấy mình cần nghiên cứu Thiên Trúc trồng được rất nhiều gạo.
Hai mốt tòa thành bị cắt nhường bù lại, mất ở phía tây thì lấy ở phía đông, đây là lối suy nghĩ rất bình thường.