Đôi khi gió trên cao sẽ thổi tan mây màu trên Tuyết Sơn, khi đó mọi người sẽ thấy hết dáng vẻ của tuyệt đẹp Tuyết Sơn.
Mỗi lúc như thế nhìn bức tượng phật khổng lồ, đằng sau đầu tựa hồ như có quẩng hào quang sáng lạn.
Đó chắc chắn là thần tích.
Mỗi lúc như vậy Vân Na sẽ đứng trước tượng phật chắp tay, suất lĩnh cư dân gần Phật quốc điên cuồng khấn bái, khi vọng được Phật tổ ban phúc.
Thứ Vân Na truyền bá rõ ràng không phải pháp môn của Pháp tướng duy thức tông thuộc mạch Huyền Trang, nàng chỉ dẫn dắt một đám người thành kính bái phật, chuyện còn lại là của đám hòa thượng già.
Hòa thượng già ở Phật quốc ngày càng nhiều, đó là do Vân Na phái kỵ binh người Tắc đi bắt, phàm là hòa thượng không phù hợp với giáo nghĩa của Huyền Trang sẽ bị kỵ binh người Tắc bắt về, đem luyện lại.
Thủ đoạn thô bạo, nhưng hiệu quả tốt không ngờ, đám hòa thượng già vừa tới Phật quốc liền bị thần tích chinh phục, ngay lập tức đổi tín ngưỡng, quy thuận Pháp tướng duy thức tông.
Vân Sơ cho rằng chỉ ba năm thôi, Tây Vực là thiên hạ của Pháp tướng duy thức tông.
Nhìn muội tử đứng trước tượng Phật lớn tiếng la hét, múa may, gõ trống, gõ chiêng, bận rộn như con lừa, Vân Sơ thấy vị nữ vương Phật quốc này vô cùng xứng chức.
Nhất là chuyện Vân Na đánh đập Vương Danh Viễn khiến cư dân Phật quốc thoát khỏi sự bóc lột của triều đình, Vân Sơ tin, chỉ nửa năm thôi, thanh danh của Vân Na sẽ vang dội cả Tây Vực.
Khi ấy sẽ có thêm nhiều người tới Phật quốc định cư.
Nơi này vốn cần một tòa thành chiếm cứ địa vị thống trị, một tòa thành chân chính đã truyền bá tôn giáo, học vấn, tư tưởng Đại Đường. Dù đất đai Tây Vực vô cùng cằn cỗi, chỉ cần thời gian tưới tắm đủ lâu, những tôn giáo, học vấn tới sau ắt thành dị đoan.
Đương nhiên muốn duy trì hết thảy cần có vũ lực của quân đội Đại Đường, nếu không chẳng khác gì xây lâu đài trên cát.
Còn về phần triều đình bóc lột Tây Vực, kỳ thực với người Tây Vực mà nói, không là cái gì cả, đem so với vô số cường đạo, sa đạo nơi này thì sự bóc lột đó là nhẹ nhất, có quy củ nhất rồi.
Người nơi này rẻ mạt như cát, lại kiên cường như hồ dương, khi không có nước, một cọng cỏ cũng chẳng có, khi nước tới, ngay lập tức thấy ngay cảnh tượng phồn vinh.
Ngày 12 tháng 8, sứ giả của Ưu Tố Phúc tới Phật quốc, đi cùng còn có 28 thương đội Đại Thực mang theo vô số hàng hóa, tức thì khiến thảo nguyên rộng lớn phía trước tập thị lớn chưa từng có ở Tây Vực.
Tin tức lan đi, lập tức có rất nhiều bộ lạc lẻ tẻ sống xung quanh kéo tới, tranh thủ trao đổi vật tư chuẩn bị cho mùa đông.
Nhìn từng đàn gia súc, từng đội xe kéo tới, Lương Anh phụ trách tuần tra đảm bảo an toàn cho họ hoang mang không thôi. Không phải nơi này có khi đi nhiều ngày trời không thấy bóng người à? Rốt cuộc họ ở đâu ra? Từ cát chui lên à?
Trong thư Ưu Tố Phúc gửi cho Vân Sơ còn nói, thêm một thời gian nữa còn có 22 thương đội từ Khố Pháp tới Phật quốc, cuối cùng theo Vân Sơ tới Trường An.
Đồng thời trong số người đi cùng còn có cả đoàn sứ tiết của Đại Thực, bọn họ sẽ mang theo thư do chính khalip viết cho hoàng đế Đại Đường, cùng với cả lễ vật, chính thức bái kiến, để trình bày về cội nguồn tình hữu nghị lâu dài xâu xa của hai nước.
Tuy Vân Sơ không hiểu hai nước lấy đâu ra tình hữu nghị đó, nhưng mà người Đại Thực đã nói vậy thì hẳn phải có cách giải thích.
Do quy mô thương đội quá lớn, cái trấn nhỏ dưới Phật quốc không chứa nổi, Vân Sơ đành xin lỗi khách phương xa, để họ dựng lều bên ngoài. Kỳ thực nói khách khí thế thôi, ở nơi này cần có mảnh đất dựng lều là đủ, không tồn tại cái gọi là chiêu đãi thiếu chu toàn.
Hàng hóa quý giá nhất mà người Đại Thực mang tới Trường An là dụng cụ thủy tinh, trong đó thủy tinh màu của Ai Cập là đắt nhất.
Mặc dù với Vân Sơ đồ thủy tinh còn bọt khí bên trong thì không đáng một đồng, nhưng từ ánh mắt chấn kinh của Ôn Nhu và Chân Quỳ thì chắc là thứ này ở Đại Đường giá trị lắm.
Mà nghĩ kỹ ra thì cũng phải thôi, những thương nhân Đại Thực này không ngại xa xôi ngàn dặm mang thủy tinh tới Đại Đường đổi lấy đồ gốm, một thứ bằng cát đổi một thứ bằng đất, giá trị tương đương, thế cũng là hợp lý.
Nhũ hương, một dược, trân châu, bảo thạch, hộp tinh xảo làm bằng xương lạc đà, cốc đẹp đẽ làm bằng sừng tê, đồ vàng bạc mang phong tình dị vực.
Đây là số hàng hóa giá trị cực cao.
Ôn Nhu say mê chuỗi hạt châu thủy tinh, Vân Sơ không có trình độ thưởng thức cao nhã như thế, y chỉ thích bảy xe lam bảo thạch của Kashmir.
Trước kia Ưu Tố Phúc từng tặng cho y một đôi lao bảo thạch Kashmir cỡ trừng vịt, một được y đặt tên là Bầu Trời, một đặt tên là Biển Rộng.
Hai viên bảo thạch này Vân Sơ sẽ giấu đi làm bảo vật truyền gia.
Còn về phần chuỗi hạt châu thủy tinh Ôn Nhu yêu thích đeo ở cổ tay thì Vân Sơ không tiện đánh giá.
Vân Sơ không nói với người Đại Thực thứ hàng hóa nào được hoan nghênh nhất ở Đại Đường, không cần thiết phải làm thế, tìm hiểu lẫn nhau, đó là phần cần thiết của lần tiếp xúc này. Chỉ cần họ tới được Trường An, với sự tinh minh của họ sẽ hiểu thôi.
Điều y muốn bây giờ là khiến thương đạo này trở nên nhộn nhịp.
Tất nhiên Vân Sơ biết làm ra thủy tinh ra sao, nhưng không cần thiết làm vậy, một chút lợi ích do sản xuất thủy tinh đem lại căn bản không là gì cả.
Vân Sơ cần đông tây giao lưu.
Muốn đạt được mục đích này thì phải đem lại cho cả hai bên đủ lợi ích để duy trì, nếu lợi ích không đủ lớn, ai lặn lội đường xa đi làm ăn.
Đám lão tặc làm thành chủ ở Ba Tư cũng theo những thương đội này trở về, rốt cuộc lần thu hoạch này đã làm họ hài lòng.
Đến khi Ôn Nhu vào sổ thì không chỉ một lần kinh ngạc vì sự giàu có của Ba Tư đô hộ phủ, riêng những tấm thảm tinh xảo thôi đám lão tặc đã kiếm được hơn hai nghìn.
Thảm lông cừu đen chính tông, trước kia chỉ có kỵ sĩ Ba Tư mới được dùng, những món đồ dùng bằng vàng bạc, đá quý, đều không lọt vào mắt Vân Sơ.
Y thích một thanh đao.
Đây là thanh loan đao người Đại Thực thường dùng như có hoa văn hình bậc thang vô cùng đặc trưng, nếu Vân Sơ nhớ không nhầm thì nó được gọi là Thang trời của Damascus.
Cho nên loại đao này gọi là loan đao Damascus.
Nhìn thấy thanh đao này, Vân Sơ muốn biết công tượng Ba Tư luyện ra được thép Ô Tư ở đâu. ( Thép Wootz - thép Damascus)
Có điều không vội, Vân Sơ cầm lấy thanh loan đao múa thử, loan đao trong tay y lúc xoay trái, lúc đảo phải, chẳng mấy chốc đã thành một bóng mờ phát ra tiếng gió vun vút, trông như lỗ đen có thể hút sinh mạng người vào đó.
Đợi loan đao dừng lại, ánh đao màu đen biến mất, tựa hồ như chui vào thanh loan đao vậy.