Lý Hiền dẫn một con gấu nhỏ đi vào thấy hoàng đé, hoàng hậu và thái tử đang cười nói, khung cảnh rất ấm áp.
Khi nó đi vào, ngừng cười trước tiên là hoàng hậu, tiếp đến là hoàng đế, cuối cùng là thái tử.
Lý Hiền cung kính thi lễ vấn an, hoàng đế đi tới cởi dây buộc cổ gấu khoang ra, nói:" Thứ này có linh tính, con buộc nó, nó không coi con là chủ nhân, phải đối xử tốt với nó mới được."
Lý Hiền nói:" Con người đứng đầu sinh linh, sinh ra là để sai bảo dã thú, vạn vật là để cho người dùng. Còn cho rằng sử dụng nó, sai khiến nó, không cần đối xử với nó quá tốt."
Lý Trị nghe vậy mặt biến sắc, nhìn Lý Hiền:" Những lời này ai dạy con?"
Lý Hiền thấy sắc mặt phụ hoàng rất tệ, lập tức nói:" Là bạn học Vương Bột ạ."
Lý Trị hừ lạnh một tiếng, nói với Tả Xuân:" Trục xuất khỏi nội cung."
Rồi xua đầu con gấu khoang chưa bằng một phần mười con gấu của hắn:" Nuôi nó cho tốt."
Lý Hiền nhìn mẫu thân cầu cứu, Vũ Mị làm như không thấy, còn Lý Hoằng không nói một lời, khi phụ thân dạy nhi tử, nó không xen vào.
Lý Hiền tám tuổi vất vả bế con gấu khoang nhỏ lên, lần nữa thi lễ với ba người rồi lui ra.
Lý Trị nói với Vũ Mị:" Hiền Nhi lễ số chu đáo."
Vũ Mị cười:" Dù sao là đứa con bệ hạ tận tâm dạy bảo, tương lai nhất định là đứa con ngoan."
Lý Trị thấy không khí tốt đẹp bị Lý Hiền làm hỏng, không cần suy nghĩ lấy ngay Vân Sơ ra gánh tội:" Hoàng hậu có biết, Vương Danh Viễn mà nàng phái đi Tây Vực chết ở Khang Cùng Than chưa?"
"Trẫm nghe nói trước khi hắn chết có va chạm với Vân Sơ, hoàng hậu định xử lý chuyện này thế nào?"
Vũ Mị mặt đanh lại:" Mạng đền mạng."
"Không tới mức hiện không có chứng cứ gì chứng minh là Vân Sơ làm, có điều y ở Tây Vực quá tự tung tự tác rồi, trẫm cho rằng nên có chút cảnh cáo, chuyện này trẫm để hoàng hậu làm."
"Có thể giao Vân Sơ cho thiếp dùng không?" Vũ Mị nghĩ một lúc rồi hỏi:
Lý Trị không ngờ Vũ Mị lại đưa ra yêu càu này, hắn lắc đầu:" Không được, người này trẫm còn dùng."
Vũ Mị rời đi, không nhắc tới chuyện Lý Hiền nữa, còn việc trừng phạt Vân Sơ thế nào, nàng sẽ cân nhắc thật kỹ, nếu không nàng trừng phạt, Lý Trí ra tay cứu y, thế chẳng phải nàng thành kẻ xấu à?
Nếu không làm gì thì tên đó thực sự quá ngông cuồng rồi, người của nàng mà y dám giết hại dễ dàng vậy sao?
Địa vị lẫn tác dụng của Vân Sơ bây giờ không phải tùy ý có thể trừng phạt y nữa, yếu tố phải cân nhắc rất nhiều.
Còn Trường Tôn Xung chẳng có cái may mắn đó, vì phụ thân hắn đã tự sát ở Kiềm Châu rồi, giờ ai ai cũng hi vọng thái tử xử tử hắn, hoặc đày hắn đi, mà địa điểm thì bọn họ cũng chọn rồi, tốt nhất là Liêu Đông.
Tam ti hội thẩm đã xác định đội danh của Trường Tôn Xung, chẳng qua là hắn đang sống ở Đông cung, bọn họ không vào bắt người được, chẳng thể chấp hành.
Ở chuyện này hoàng đế và hoàng hậu đều không lên tiếng, cho nên Đông cung tuy nát, nhưng chẳng ai có thể xông vào đó bắt Trường Tôn Xung.
Củ cải đỏ trong Đông cung vì sương xuống mà biến thành màu đỏ.
Trường Tôn Xung mặc một bộ áo gai đứng trong ruộng rau, trông chẳng giống quý công tử, mà càng giống lão nông.
Đúng là lão nông, Lý Hoằng tận mắt nhìn thấy Trương Tôn Xung trong một năm già đi mười tuổi.
"Thái tử giúp thần cầm cự thêm một thời gian nữa thôi, tối qua thần rụng hai cái răng nữa, xem ra không còn sống được bao lâu nữa đâu."
Trường Tôn Xung chẳng ngẩng đầu lên, vừa cuốc đất trừ cỏ trong ruộng, vừa như tự lẩm bẩm.
"Cô gia biết, ngươi gian nan sống như thế là vì tể diện của cô gia, không nên như thế, thể diện của cô gia, không cần ngươi chống đỡ."
"Sở dĩ cô chống lại cả thiên hạ cũng giữ mạng cho ngươi, là vì Trường Tôn thị vì Đại Đường lập nên công lao hiển hách."
"Người có công nên có báo đáp, tuy hiện ta không thể giải quyết được chuyện của ngươi, nhưng giữ cho huyết mạch Trường Tôn thị không đứt đoạn thì cô gia làm được."
Trường Tôn Xung dừng cuốc:" Điện hạ định giúp thần thế nào?"
Lý Hoằng chắp tay sau lưng nói:" Đại thế trong thiên hạ, thuận theo thì sống, đối nghịch thì chết. Trường Tôn thị diệt vong là đại thế, có điều không phải là đại thế quá lớn, ta muốn thử làm trái đại thế này một chút, xem xuất hiện hậu quả gì."
Đông cung vào thời kỳ Lý Thừa Càn phồn hoa vô cùng, ở đây có trường đua ngựa, có khu dựng lều của người Hồ, có vô số mỹ nhân, khắp tầm mắt là cảnh gấm vóc xa hoa.
Đến thời Lý Hoằng nơi này biến thành nông gia viện tử lớn chưa từng có, dù là vào giai đoạn cây rụng lá, vạn vật tiêu điều nơi này vẫn có ớt đỏ rực, củ cải đỏ sẫm, bắp cải xanh thẫm, cải trắng lá tươi non, càng có cao lương đỏ cả mảng.
Hành tím được đào lên, số lượng rất nhiều, chất đống ở trong kho.
Lý Hoằng mở một cửa hiệu lớn ngoài Đông cung, bên trong toàn bán loại rau củ mới, vì tránh tranh lợi với dân, rau củ ở hiệu rau thái tử bán rất đắt, gấp năm lần giá nông dân.
Dù là thế người mua hàng ở hiệu rau lúc nào cũng đông nghìn nghịt, mỗi ngày cửa hiệu mở cửa một cái chỉ cần chưa tới nửa canh giờ là đã bán sạch rồi.
Người khắp Trường An đều biết, hiệu rau này là nguồn thu nhập duy nhất của thái tử, vì thu nhập từ đất phong được hoàng hậu "giữ hộ". Vì thế mọi người đều thích mua rau để tặng thái tử ít tiền tiêu vặt.
Thế nên cái tiếng bần cùng của Lý Hoằng, khắp Trường An không ai không biết, không ai không hay.
Khi bách tính gặp thái tử thường phục vi hành ở chợ Tây, hỏi thăm giá cả rau củ, thịt thà, lương thực, ai nấy đều trả lời vô cùng nhiệt tình.
Bách tính hận không thể đem bí quyết trong nhà hiến cho thái tử, để rau của thái tử trồng tốt hơn một chút, để thái tử kiếm thêm được chút tiền.
Thái tử điện hạ rất tốt, nghe chưởng quầy nào đó khoe kiếm được tiền liền cao hứng đòi một chén rượu để uống, nếu gặp quán nào làm ăn kém, thái tử thường xuyên tới chiếu cố chuyện làm ăn.
Mọi người nhìn thấy một người kế thừa vô cùng phù hợp với kỳ vọng, ai cũng hài lòng.
Khi Lý Hoằng bước vào Đại lý tự, quan viên từ trên xuống dưới đều nghênh đón, có điều Lý Hoằng không để ý tới họ, nó tới đây để tìm Địch Nhân Kiệt.
Cho dù xung đột với thái tử ở chuyện Trường Tôn Xung, nhưng thái tử không trách tội bất kỳ ai ở Đại lý tự, thậm chí không gièm pha một lời trước mặt hoàng đế.
Mỗi lần lên triều nhắc tới chuyện này, dù ngôn quan của lưỡng các nói lời kịch liệt một chút, thái tử chỉ đáp bằng ba chữ ... Không đành lòng.
Ba chữ này không có lý lẽ nào cả, càng không phù hợp với tinh thần pháp trị của Đại Đường, nhưng thái tử vẫn nói thế, làm thế. Dù bị hoàng đế trách mắng, bị hoàng hậu xử phạt, thái tử vẫn không đổi chí.
Bên giờ trên triều đường có rất nhiều tiếng hô hào yêu cầu lưu đày cả nhà Trường Tôn Xung, nhưng không ai đem những lời ấy nói với thái tử.
(*) Vương Bột là thần đồng, một nhà văn, thơ nổi tiếng Sơ Đường, vì ông chết quá trẻ, người ta nói vì ông quá tài hoa nên bị trời ghen tỵ. Sau này tên Vương Bột đi vào cuộc sống, tới bận bây giờ, đứa bé nào quá thông minh người ta vẫn so với Vương Bột, hoặc sợ vì quá tải giỏi mà không thọ như Vương Bột.
Tác phẩm nổi tiếng nhất chắc là Đằng Vương Các tự rồi.