Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 871 - Q4 - Chương 114: Xâm Nhập Văn Hóa.

Q4 - Chương 114: Xâm nhập văn hóa. Q4 - Chương 114: Xâm nhập văn hóa.

Công chúa Đại Thực thì Vân Sơ chưa thấy chứ nữ nô mà người Đại Thực, Ba Tư mang theo thì ăn mặc rất tiết kiệm cũng rất mỹ lệ.

Nhất là là nữ lang Ba Tư thích che kín mặt nhưng lại để lộ eo ra khi khiêu vũ, thực sự có sức quyến rũ câu hồn nhiếp phách.

Vũ đạo của họ đa phần là động tác lắc hông hoa trương, phối hợp cái lưng như không có xương, cánh tay uốn lượn như rắn nước, dễ dàng khơi lên khơi lên dục vọng nguyên thủy của nam nhân.

Ở thời kỳ này, bất kỳ ở quốc gia nào, địa phương nào, vũ đạo chỉ có hai tác dụng, một là để tế tự, hai là để lấy lòng nam nhân.

Thương đội này không nhiều lúc cần tế tự, cho nên tác dụng lớn nhất của những điệu múa kia là giao lưu hai bên.

Dù đi đường vất vả thế nào, mỗi buổi tối dừng lại cắm trại nghỉ ngơi là cả trại tưng bừng náo nhiệt, về mặt biết cách hưởng thụ cuộc sống, người Đường còn kém cả người Tây Vực, chưa nói tới người Đại Thực, Ba Tư.

Gió thổi khiến ngọn lửa cháy phừng phừng, đúng là lửa hơ lồng ngực ấm, giỏi thổi lưng lạnh toát, lợi thời tiết đó mà mấy nữ nô vẫn cởi bỏ áo lông trên người, khoe ra bầu ngực căng tròn, vòng eo săn chắc. Khi các nàng gỗ trống tay nhảy múa, mọi người quên hết mọi thứ trên đời.

Có mỹ nhân như thế làm bạn, dù có chết cũng thấy vinh diệu và may mắn.

Trong văn hóa người Đại Thực, Ba Tư, mỹ nhân thường gắn liền với cao quý, vì người sở hữu mỹ nhân ắt phải cao quý.

Do Trường An kết nối với Tây Vực, các loại người Hồ kéo tới, đang không ngừng ăn mòn phong tục tập quán vốn có của người Đường.

Đặc biệt là ở hành vi và ăn mặc, người Đường mấy năm qua ngày một cởi mở.

Cổ áo ngày một rộng, ngày một thấp, đồi ngực nữ nhân vốn là thứ giấu kỹ, bây giờ bắt đầu xu thế khoe ra rồi.

Trong thành Trường An, một số Hồ cơ lớn gan vì bán được nhiều rượu hơn, thu hút được nhiều khách hơn đã mắt đầu mặc yếm lót như áo ngoài. Chú ý một chút thì khoác bên ngoài một chiếc áo sa mỏng, hoặc vắn trên tay tấm lụa màu sắc sặc sỡ.

Phồn hoa thịnh thế, phụ nhân lại chính là quần thể đi đầu trong việc tiếp nhận thứ bên ngoài, nhất là liên quan tới chuyện làm đẹp, bọn họ muốn thông qua các loại trang phục diễm lệ lấy được sự tôn trọng của người khác, lấy được sự sủng ái của nam nhân.

Người Đường không quá coi trọng trinh tiết, chí ít thì không gắn trinh tiết với sinh mệnh của nữ nhân.

Phụ nhân Đại Đường rất ít khi thủ tiết, chuyện tái giá ở Đại Đường không bị người ta nói ra nói vào, chỉ cần tái giá mà vẫn là đại phụ thì địa vị chẳng hề kém hơn người khác.

Nói ra thì các cô công chúa Lý Đường chính là người đi đầu trong việc theo đuổi ái tình, hưởng thụ ái tình, vì thế mà có nàng bị treo cổ, có nàng bị phế truất, có nàng bị dìm chết, có nàng bị chặt đầu ... Nhưng vẫn chẳng cản được họ.

Nam tử Đại Đường thay đổi ít hơn, vì thay đổi trên người nữ tử, cuối cùng hưởng lợi là họ.

Có đều cài trâm hoa, tô son môi, đánh má trắng, xông hương, vẽ mày cũng được nam tử Đại Đường cũng dùng, cho nên hoa mỹ nam cũng năm sau nhiều hơn năm trước.

Xa hoa dâm dật phá hỏng lề thói.

Rất nhiều người cổ hủ nói như thế.

Vân Sơ không nghĩ thế, một quốc gia cường thịnh phải có khí độ dung nạp trăm dòng, có thể mới tiếp nạp tinh hoa của khắp nơi.

Nhưng Vân Sơ cũng là người bảo thủ, tiêu chuẩn kép, nhìn vũ cơ, vũ nữ Ba Tư ăn mặc mát mẻ biểu diễn vũ đạo, y xem rất say sưa.

Đến khi trên người Vân Na chỉ cần có chút nào đó không thích hợp là mặt y dài như mặt lừa, đen hơn cả than.

Quốc gia hùng cường cần có khí độ tiếp nhận tất cả, Vân Sơ cũng có khí độ đó, vì thế bất kể là tiền bạc, mỹ nhân hay là ngựa tốt, kỳ trân dị bảo, ai tặng gì y cũng nhận, thậm chí cả câu chuyện của người Đại Thực y cũng không bỏ qua.

Vì Vân Sơ được nghe Nghìn lẻ một đêm bản nguyên thủy nhất.

Vì người kể là người Đại Thực, người nghe là người Đại Đường, thế nên giữa Đại Đường và Đại Thực có một hải đảo, trên đó có một quốc gia tên là nước Tát Tang - Sasan.

Quốc vương Sơn Lỗ Á Nhĩ - Shahryār phát hiện vương hậu và phi "bất trinh", ông ta giết họ. Sau đó mỗi đêm ông ta cưới một thiếu nữ, tới sáng giết đi, để không ai có thể phản bội ông ta.

Bách tính cực kỳ sợ hãi, dẫn nữ nhi bỏ trốn, nhưng quốc vương vẫn lệnh tể tướng tìm mỹ nữ cho ông ta. Thế là phụ nữ nước Tát Tang - Sasan không chết bởi đao quốc vương thì bỏ chạy.

Con gái tể tướng là nàng Sơn Lỗ Tát Đức - Scheherazade vì không muốn phụ nữ bị tàn sát, tự nguyện gả cho quốc vương. Nàng dùng cách kẻ truyện khiến quốc vương hứng thú tạm không giết nàng, cứ như thế câu chuyện kéo dài một nghìn lẻ một đêm. Cuối cùng quốc vương bị cảm hóa, hai bên sống với nhau tới già.

Vân Sơ nghe câu chuyện đó hết sức hưởng thụ, còn Vân Na thì tức tới xì khói.

"Vì sao không giết chết tên quốc vương đó."

Chung Quỳ cũng nghe chuyện nói:" Vì trong tất cả các câu chuyện, mọi người đều rất khoan dung với quốc vương, hi vọng thông quá trí tuệ để các quốc vương trở thành người tốt.

"Nếu muội mà là Scheherazade thì ngay đêm đầu tiên sẽ giết tên quốc vương đó." Vân Na không coi đó là câu chuyện nữa, như sự thực vậy:

Ôn Nhu giải thích:" Trong câu chuyện thì quốc vương của người Đại Thực đại biểu cho sự cường đại, không thể bị đánh bại."

"Mọi người đều không thích chiến tranh, muốn dùng cách khác để thay đổi vận mệnh. Ở điểm này người Đại Thực hay người Đường đều giống nhau."

"Muội không cần biết, muốn chỉ muốn giết chết tên quốc vương đó."

Đem so với những quan viên như Vân Sơ, Ôn Nhu thì Vân Na chắc chắn là người có dũng khí hơn.

Cho dù Vân Na rất tức giận, nàng vẫn muốn nghe kể chuyện, nhất là tiểu nữ tử Đại Thực biết nói tiếng Hồi Hột kia giọng như oanh vàng líu lo, có thể khiến câu chuyện trở nên hấp dẫn hồi hộp, làm người nghe cuốn vào trong đó.

"Tiểu nữ hài đó thuộc về ta."

Nữ vương của Phật quốc lên tiếng, chủ nhân của tiểu nữ tử đó mừng rỡ vô cùng, thành kính dâng lên nữ vương bệ hạ, còn tằng kèm rất nhiều đồ tốt cho nữ vương tôn kính.

Thương nhân Đại Thực là những thương nhân gian xảo nhất trên đời, quá trình bọn họ theo Vân Sơ tới Trường An là quá trình không ngừng lôi kéo làm hủ bại Vân Sơ.

Mà Vân Sơ thì không có tí sức kháng cự nào, chỉ cần ngươi dám tặng là y dám nhận.

Người quá dễ bị mua chuộc không đáng tin.

Đạo lý này ở Đại Thực hay Đại Đường đều giống nhau, chỉ có cách nói khác nhau thôi.

Cho nên Vân Sơ nhận càng nhiều lễ vật, hứa hẹn càng nhiều, thậm chí còn chủ động cung cấp cho họ những điều kiện thuận lợi tới mức không thích hợp thì đến cả thương cổ Đại Thực cũng khinh bỉ y.

Từ đó trở đi đám thương nhân không tặng Vân Sơ cái gì nữa, đến một đồng xu cũng chẳng có.

(*) Đó cũng là câu truyện Nghìn lẻ một đêm mình biết, mình nghĩ nó phổ biến lắm, có gì mà Vân Sơ nói là nguyên bản? Hay là trước giờ ở TQ họ nghe kể phiên bản khác.

Bình Luận (0)
Comment