Qua Tết Nguyên Tiêu là Lập Xuân, thời tiết thành Trường An ấm dần, vừa qua sáu cái rét, thời tiết có ấm lên cũng hữu hạn.
Trường Tôn Xung mới sáng sớm đã dậy chăm sóc ruộng trong nhà, còn dẫn theo hai nhi tử, một nữ nhi.
Hai đứa nhi tử cùng phụ thân ra sức cuống đất, nữ nhi đeo sọt rải phân.
Tiểu cô nương trước kia du ngoạn phường Tấn Xương còn đem đồ dùng riêng vì sợ bẩn, bây giờ có thể dùng tay không lấy phân rồi.
Lý Hoằng thấy Trường Tôn Xung đang cố gắng dạy cho đám con cái đối diện với cuộc sống gian khổ sắp tới.
Đây là sự giúp đỡ cuối cùng của phụ thân sáng suốt giành cho con cái, dạy chúng trồng trọt, dạy chúng làm việc, dạy bọn chúng dựa vào đôi tay mình ngoan cường mà sống.
Nhìn thấy màn này Lý Hoằng có hơi ghen tỵ, phụ thân nó chưa bao giờ dạy bảo nó cái gì, chỉ đưa ra cho nó một đống yêu cầu rồi đợi nó thực hiện.
"Ngươi không cần phải làm thế." Lý Hoằng đứng ở xa nói:
Trường Tôn Xung ngừng cuốc đất đứng lên:" Muốn sống trên đời này phải là hổ báo, không thì ít nhất cũng là sài lang, đáng tiếc Trường Tôn gia nay còn không xứng làm ưng khuyển. Vậy thần dạy chúng cúi đầu làm một trâu thôi, hi vọng dựa vào cần cù chịu khó mà sống tiếp."
Lý Hoằng đi tới:" Ngươi muốn để con ngươi rời Đông cung sao, nếu muốn, ta có thể giúp."
Ba đứa con của Trường Tôn Xung tránh đi, tựa như sợ làm bẩn thái tử.
"Không cần, thêm một khắc đoàn tụ vẫn tốt."
"Đừng có suốt ngày nghĩ tới cái chết, phải nhìn về phía trước, cố gắng sống tiếp mới có ý nghĩa."
Trường Tôn Xung cười:" Thần sống tới bây giờ là do bệ hạ cho phép, chứ chẳng phải thần nỗ lực, dù thần cố gắng thế nào, mai bệ hạ muốn thần chết là thần phải chết."
Lý Hoằng ngây ra một lúc không đáp được, xua tay:" Thôi đừng nói nữa, nói nữa trong lòng không vui."
Trường Tôn Xung chắp tay:" Đa tạ ân điển thái tử."
Lý Hoằng lắc đầu, thở hắt ra một hơi:" Không cần cám ơn ta, hôm nay ta mang tới cho ngươi một tin dữ, đệ đệ ngươi Trường Tôn Tịnh khi đi qua Mai Lĩnh bị rắn độc cắn, do không có thuốc chữa nên chết rồi."
Trương Tôn Xung tức thì ngẩng cao đầu lên nhìn trời, kiềm chế không cho nước mắt rơi xuống.
Tới khi Lý Hoằng về thư phòng, Trường Tôn Xung cúi đầu cuốc đất tiếp, tới lúc này hai hàng nước mắt mới cuồn cuộn trào ra như đê vỡ.
Tôn thần tiên ở Thái Cực cung cùng phụ hoàng luận đạo, trong thời gian ngắn chưa thể về Kỷ vương phủ, Lý Tư lại không thích Thái Cực cung nên Lý Hoằng dẫn muội muội về Đông cung.
Lý Tư nãy giờ lục lọi trong thư phòng rất lâu mà không tìm được thứ khiến nó thỏa mãn.
Thấy Lý Tư cầm lấy một cái đỉnh đồng xanh loang lổ trông vô cùng cổ kính, Lý Hoằng vội nói:" Cẩn thận, đó là đỉnh thời Thương."
Lý Tư thuận tay vứt đi:" Nặng quá, không tiện cho Vân Cẩn chơi, Vân Cẩm cũng không thích. Nhà huynh có đồ gì bằng vàng đẹp đẹp không?"
Lý Hoằng thở dài:" Nhà ta làm gì có mấy thứ đó."
Lý Tư nhảy khỏi giường, kéo ống tay áo Lý Hoằng lo thay cho ca ca:" Vân Na cô cô sắp về rồi, huynh mà không kiếm ít tiền, cô cô đòi tiền, huynh phải làm sao?"
Lý Hoằng đáp:" Đền luôn ta cho nàng ấy là được."
Lý Tư ngoáy ngoáy lỗ tai, nghiêng đầu làm bộ nghe chưa rõ:" Huynh muốn làm cái gì cơ?"
Lý Hoằng bị muội muội trêu chọc, ngẩng đầu nhìn trần nhà, thong thả nói:" Liên quan rắm gì tới muội."
Lý Tư nghe Lý Hoằng nói tục, tức thì nổi giận:" Nhớ nhá, lần sau huynh nhờ lão thần tiên khám bệnh cho phụ hoàng mẫu hậu, muội không đi, không giúp huynh nữa."
"Thì lần sau ta tự đi vậy."
Tâm tư của Lý Tư hết sức mẫn cảm, nhận ra ca ca không vui, cẩn thận tới gần:" Sao huynh lại không vui? Thôi Dao tiên sinh dạy muội, cười tốt hơn khóc, vui vẻ tốt hơn đau lòng. Còn nói, cho dù trời sập xuống cũng phải cười tới khi trời đập lên đầu."
Lý Hoằng không Hiểu: "Vì sao?"
Lý Tư cười khanh khanh:" Tiên sinh nói, vì sẽ nhìn thấy trời xanh đập lên kẻ cao trước, hi hi hi."
Câu chuyện cười này Lý Hoằng không thấy buồn cười chút nào, vì nó chính là loại cao hơn đó. Nhất là trước mặt Lý Tư, dù cho nó có hàng trăm cách để bỏ trốn, nếu Lý Tư không trốn, nó sẽ đứng đó chống đỡ trời xanh cho muội tử.
Sai trù phòng làm một đống đồ ăn cho Lý Tư, Lý Hoằng bắt đầu một mình nghiên cứu bản đồ, đó là bản đồ Lũng Hữu, trên bản đồ có đường kẻ đỏ, điểm cuối cùng là Cam Châu.
Thứ sử Cam Châu tên là Trương Nguyên, biệt giá là Hầu Đĩnh, ở Cam Châu đóng hai chiết trùng phủ, người Cam Châu quen gọi là nam nha và bắc nha, tổng cộng một vạn hai nghìn binh mã tương ứng với một vệ trong thập lục vệ của kinh s.
Cam Châu là vùng nguồn nước cây cối phong phú, là vựa lúa của hành lang Hà Tây, có điều nơi đó có một thứ không hai đó là lỗ hổng tên Biển Đô Khâu, thông qua Biển Đô Khẩu có thể tới Thanh Hải.
Chuyện luôn có hai mặt, từ Cam Châu tới được Thanh Hải thì ngược lại cũng thế.
Nay cái quốc gia Thổ Cốc Hồn chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, đứa đích tôn bị Anh công trục xuất khỏi nhà là Từ Kính Nghiệp cướp bóc đốt phá, hoành hành ở đó, gần như ép Thổ Cốc Hồn vương và hai vị công chúa Đại Đường gả tới đó không còn chỗ sống nữa.
Chuyện này làm Lý Hoằng cảm thấy cực kỳ không thoải mái.
Đại Đường cần một người có thể chiến thắng được khí dịch ở cao nguyên, để tấn công lên cao hơn.
Loại người này không phải do trời sinh mà phải thong thả bồi dưỡng, đợi người Đường ở Thanh Hải nhiều lên, khi đối diện với người Thổ Phồn, chúng không còn ưu thế cao nguyên nữa.
Nó cảm thấy phụ hoàng đang nuôi hổ gây họa, Anh công ngầm bồi dưỡng lực lượng gia tộc, mà sư phụ Vân Sơ thì lại rõ ràng rất xem thường Từ Kính Nghiệp.
Nay sư phụ đem thương đội lớn nhất trên thế giới đi qua Cam Châu, có trời mới biết tên Từ Kính Nghiệp đó có nổi lên ý đồ xấu, tấn công sư phụ không?
Mấy năm qua, binh mã Từ Kính Nghiệp chỉ huy đã vượt quá năm vạn người, bọn chúng tuy chưa từng quấy nhiễu Cam Châu, nhưng đối với cả hung ác đó, rốt cuộc sức khống chế của Từ Kính Nghiệp tới đâu, Lý Hoằng thấy cần phải bàn.
Lý Hoằng rất tôn kính Anh công, vị lão soái này giúp phụ hoàng vượt qua được ngày tháng gian nan nhất trong đời.
Nhưng Lý Hoằng thấy sư phụ nói đúng, Từ Kính Nghiệp là kẻ bạc tình bội nghĩa, vì quyền thế địa vị, chuyện gì hắn cũng có thể làm.
(*) Hồi xưa TQ có ngạn ngữ trời rét tám mốt ngày, chín chín tám mốt, cứ 9 ngày tính một đợt rét, qua hết 9 cái rét là ấm, trong đó sáu đợt rét nhất.