Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 895 - Q4 - Chương 138: Về Nhà Phải Cho Giống Về Nhà. (2)

Q4 - Chương 138: Về nhà phải cho giống về nhà. (2) Q4 - Chương 138: Về nhà phải cho giống về nhà. (2)

Đợi tới khi Ngu Tu Dung lấy khăn ra khỏi mặt Vân Sơ thì một thanh niên ngăm đen nhưng trông rất có tinh thần xuất hiện, nhất là đôi mắt thêm thâm trầm của Vân Sơ, làm Ngu Tu Dung nóng người.

Vân Sơ bẹo cằm Ngu Tu Dung ném Vân Cẩn lên cổ, đi thẳng ra ngoài, lúc này đông người, có thể thỏa mãn tâm tư khoe khoang của nó.

Quản gia Lưu Nghĩa từ sáng sớm đã ôm một chồng sổ sách dày đứng đợi ở cửa, muốn nói gì đó, Vân Sơ lờ ông ta đi mang nhi tử ngồi trên cổ la hét đánh nhau với lá cây tới Nhà ăn lớn.

Đi tới đâu cũng đều có người thi lễ với Vân Sơ, nụ cười của họ kỳ thực rất ngượng ngùng. Có vài người vốn quen Vân Sơ, không định thi lễ đâu, sống cùng phường mà, không cần làm thế, nhưng mà thấy người khác thi lễ rất nhiệt tình, rất cung kính, nên bị tâm lý đám đông ảnh hưởng cũng tới thi lễ, dù sao cũng không mất gì cả, nói không chừng còn có lợi.

Vân Sơ chẳng hứng thú để ý tới họ, y ra ngoài là để lấy thể diện cho nhi tử, nên cứ chỗ đồng người mà đi, song chẳng dừng lại ở đâu.

Nay trong thành Trường An, nơi có không khí cuộc sống nhất chính là nhà ăn lớn phường Tấn Xương.

Phàm là người dậy sớm đều là người cần cù cả, kể cả người dậy sớm chỉ để tới nhà ăn lớn ăn bữa sáng.

Thực thách tới nơi này có nhiều loại, khách quen rất coi thường nhìn người tới nhà ăn rồi đi mua thẻ trúc, thường chỉ là người nghe tiếng tới góp vui thôi.

Khách quen nơi này sẽ tránh chỗ bán thẻ trúc, đủng đỉnh tới nơi thu thẻ bài, vén ống tay áo lên lộ ra thẻ trúc màu đỏ sậm được cầm nhiều tới bóng lên, cho người thu thẻ nhìn số hiệu, nói thứ mình muốn ăn rồi ra bàn bên ngoài. Tiếp đó lấy ra đôi đũa trúc cũng đã dùng tới phát bóng, đặt ngang tại đĩa rau nhỏ nhà ăn tặng, yên tĩnh ngồi bóc tỏi đợi thức ăn ra.

Đôi khi chỉ là một bát mì, nhưng mà thịt bên trong, hoặc thêm dầu đều nhiều hơn người khác, nếu cho ớt cũng đỏ rực hơn bát người khác.

Phàm là có khách mới tới dị nghị sự phân biệt đối xử này, khách quen sẽ lật cổ tay đưa ra thẻ trúc, sau đó kiêu ngạo rời đi, chẳng giải thích gì.

Đôi khi là một lồng bánh bao, trong đó chắc chắn là nhiều hơn người khác một cái bánh, hoặc là quả trứng gà, miếng đậu hũ khô, dù sao thì ưu đãi nhìn là thấy ngay.

Có người cầu kỳ hơn cả vị trí cố định, hỏa kế trước khi mở cửa đã đặt biển, chiếm chỗ cho khách quen. Đợi khách quen tới giơ tay vẫy hỏa kế một cái, hỏa kế hô to với bếp:" Lưu lão gia tới rồi, như cũ."

Thế là Lưu lão gia hai tay đặt lên bụng phệ, thong thả đi qua đám đông nhốn nháo kiếm chỗ, ngồi xuống chỗ quen của mình trong ánh mắt hâm mộ của người khác.

Khi ấy hỏa kế sẽ mau mắn đưa tới một ấm trà nóng, trà không phải để uống mà là để rửa chén đũa.

Lưu lão gia rửa dụng cụ xong thì hỏa kế cũng đưa bữa sáng tới, cùng với trà nóng, trà này là để súc miệng. Lưu lão gia súc òng ọc, nhổ vào chậu dưới bàn mới bắt đầu ăn.

Đũa gắp bánh bao, Lưu lão gia chưa ăn, còn cố ý hỏi một câu:" Mới hấp chứ?"

Hỏa kế sẽ cười nịnh:" Nào dám lừa lão gia."

Lưu lão gia ừ một tiếng, ăn ngon lành.

Chính vì đãi ngộ rất tinh tế này, khiến nhiều bà mai khi đi tìm mối cho người ta đều hỏi thêm một câu, khi ăn ở nhà ăn lớn có vị trí riêng không?

Nếu người ta khoe ra thẻ trúc thì không cần phải nói, đây là nhà dư dả có nền tảng chắc chắn ở thành Trường An.

Hỏa kế thấy hầu gia cõng tiểu hầu gia tới, có ý nâng cao địa vị của nhà ăn lớn, không đón hầu gia vào phòng bao, mà chọn chỗ sạch nhất, bắt mắt nhất an bài cha con hầu gia. Sau khi hỏi rõ cha con hầu gia ăn gì, hắn dùng giọng lớn nhất vang nhất hô:" Hầu gia muốn hai lồng bánh bao thịt, hai bát cháo, tiểu hầu gia muốn một bát hồn đồn, không cho rau thơm."

Lời vừa dứt thì bên trong bếp truyền tới tiếng đáp lại rất nhiệt tình, chốc lát sau mười mấy món ăn kèm được đưa ra, còn có cả tấm vải mới tinh trải lên bàn.

Vân Cẩn vui sướng từ cổ phụ thân leo xuống, như ông cụ non tới chõ của mình ngồi ngay ngắn, hưởng thụ ánh mắt hâm mộ từ rất nhiều đưa bé đi ăn sáng cùng cha mẹ.

Tay nghề trù tử nhà ăn lớn ngày càng tinh diệu, đem so với thời đầu thành lập thì cao hơn không biết bao lần mà kể, Vân Sơ vừa ăn vừa gật gù tán thưởng.

Vân Cẩn vừa ăn xong đã háo hức kéo tay phụ thân:" Mai có đi nữa không ạ?"

Vân Sơ xoa đầu nhi tử:" Được mai chúng ta ăn mỳ thịt."

Vân Cẩn nhảy cẫng lên:" Con còn muốn thêm đậu rán."

"Thêm một quả trứng nữa cũng được."

Suốt cả buổi sáng Vân Sơ không làm gì cả, chỉ dắt nhi tử đi lang thang khắp phường Tấn Xương, về cơ bản y rất hài lòng, chỉ cần gọn gàng sạch sẽ là được rồi, còn buôn bán gian dối chút thì y chỉ đá đít người ta thôi, không cấm cản gì. Vân Sơ có phát hiện nhỏ, người dân phường giờ thành chủ hết rồi, không tự mình bán hàng nữa mà thuê người làm, nên trong phường đủ giọng nói nam bắc.

Khi về tới nhà, Vân Cẩn có thêm rất nhiều sách, cùng thanh hoành đao cỡ nhỏ trông không tệ.

Ngu Tu Dung thấy đồ nhi tử mua sắp nhấn chím nó rồi, trách trượng phu:" Sao chàng lại chiều con như thế, sáng nay người Hồng lư tự, Thái thường tự, Thiếu phủ giám, Hộ bộ tới tìm, vậy mà chàng đi chơi với nhi tử suốt cả sáng."

"Chiều lão tử còn chơi với khuê nữ cơ." Vân Sơ hùng hồn tuyên bố:

Ngu Tu Dung dở khóc dở cười:" Đại sự làm trọng."

Vân Sơ nhặt Vân Cẩn từ dưới đất lên, ném lên cổ:" Đây mới là đại sự."

Đối diện với trượng phu giở tính trẻ con ương bướng, Ngu Tu Dung không biết nói gì , thấy Vân Na vừa đi vừa gặm mía từ nội trạch ra, thế là nàng có chỗ trút giận:" Sao lại gặm trúc, muội là gấu khoang à?"

Một cô nương lớn tướng như thế mà gặm trúc, không ra cái gì cả, quá đáng nhất còn có một tiểu cô nương toàn thân hoa văn xanh đỏ tay bê sọt trúc nhỏ, để tiện cho Vân Na nhả bã.

Vân Sơ cướp thanh mía của Vân Na, rắc một cái bẻ làm đôi, lấy răng tước vỏ ngoài, há miệng ngoạm một miếng to, tức thì vị ngọt quen thuộc lấp đầy khoang miệng.

Nhả bã rồi Vân Sơ mới hỏi:" Muội lấy mía ở đâu ra thế? Trường An có bán mía sao?"

Vân Na lấy từ ống tay áo ra một quả quít đưa cho Vân Sơ:" Còn nhiều thứ muội không biết, huynh gọi cái này là mía à? Muội cũng không biết, ngửi thấy ngọt ngọt nên muội ăn. Đầy cả phòng muội luôn."

Vân Sơ nhìn Ngu Tu Dung với vẻ khó tin:" Nàng mua cho muội ấy à?"

Ngu Tu Dung lắc đầu:" Không phải thiếp, thiếp làm gì có bản lĩnh kiếm cho muội ấy nhiều hoa quả như vậy vào mùa này."

Vân Na bóc quít ăn một miếng chun mũi, chắc là thấy chua nên nhét hết vào mồm Trác Mã:" Của Lý Hoằng đấy, nó còn để lại giấy."

Vân Sơ rút dao ra, chỉa mia thành khúc nhỏ cho Ngu Tu Dung, Vân Cẩn, Vân Cẩm nếm thử vị ngọt của mía.

Về phần Lý Hoằng thì họ ăn ý không nhắc tới, cái thằng nhãi ranh, tí tuổi đầu đã biết lấy lòng nữ nhân.

Đồng thời Ngu Tu Dung cũng liên tưởng tới mấy ngày qua Lý Tư hết kêu đau răng rồi lại đau bụng, giờ nàng hiểu rồi, những thứ này do Lý Hoằng thông qua Lý Tư đưa vào tú lâu của Vân Na. Bảo sao thời gian trước Lý Tư xung phong phụ trách quét dọn vệ sinh và bố trí tú lâu cho Vân Na.

Khi ấy nàng còn cảm động cơ.

Khi Ngu Tu Dung chuẩn bị xử lý Lý Tư thì đã bé này cũng khôn lắm, dắt theo cung nữ, ma ma trong cung nhét đầy hoa quả vào phòng nàng.

Nó còn ra sức phân bua, không phải là không cho cả nhà ăn, mà chỉ muốn cho cô cô một niềm vui bất ngờ.

Ngu Tu Dung chẳng thèm để ý tới vui với bất ngờ, Lý Tư giấu nàng nhét đồ vào nội trạch sai đầu tiên là ở nó, sai thứ hai là ở chủ mẫu như nàng không quán xuyến được chuyện nhà. Thế là nàng xách tai Lý Tư vào phòng nói chuyện.

Đám người trong cung ra không dám nói gì.

Còn Vân Sơ thì cũng không quan chuyện nội trạch, nhìn mắt Vân Na là biết muội tử nghĩ gì:" Khỏi mơ, thứ này không trồng được ở Trường An đâu. Xem ra mấy năm qua Lý Hoằng sưu tầm hạt giống khắp nơi cũng làm ra hồn lắm đấy, cứ thứ mía hiếm có này cũng kiếm được."

Vân Na trề môi:" Nó toàn tiêu tiền của muội, sau này phải bảo nó mang tới nhiều một chút."

Bình Luận (0)
Comment