Đoạn đối thoại giữa Lý Hoằng và Vân Na ngay lập tức truyền vào tai Lý Trị, hắn vừa cho quả nho vào miệng liền mắc nghẹn, mặt đỏ bừng, ho mạnh mấy cái mới phụ được quả nho từ khí quản ra.
Mãi mới thở đều lại được, Lý Trị lẩm bẩm:" Nghiệt chướng."
Có điều hắn vẫn thấy chẳng phải chuyện gì to tát, được làm thái tử phi thôi đã vinh diệu lớn lao rồi, còn hi vọng được thái tử thích nữa à?
Vũ Mị đang cắm hoa vào bình, nghe được tuyên ngôn của Vân Na thì ngửa mặt cười, hào khí chẳng thua nam tử:" Đứa bé đó đáng lẽ phải từ bụng ta chui ra, bọn ta mới là mẹ con thật sự."
Xuân ma ma lại lẩm bẩm:" Thái tử phi thật đáng thương."
Vũ Mị cười nhạt:" Người ta gả cho thái tử, không phải Lý Hoằng, nếu như thế thì hưởng thụ vinh hoa phú quý cũng nên hài lòng rồi, nếu chưa thỏa mãn thì không biết sống chết."
Xưa nay Vũ Mị chẳng có chút thiện cảm nào với thế gia đại tộc, chọn Bùi thị nữ, cũng là vì những gia tộc lớn như Thôi, Lư, Trịnh, Khổng không muốn gả khuê nữ cho Lý Hoằng.
Thế nên chuyện này vốn khiến hoàng đế, hoàng hậu có cảm giác bị nhục, đối với Bùi thị nữ, Vũ Mị căn bản chẳng để vào mắt.
Nếu luận tới thế gia đại tộc, hai nhà Phật Đạo cũng tính, Vân Na vốn là Phật nữ cao quý, tới ngày 8 tháng 5 này, sẽ được phong làm nữ vương Phật quốc. So với nàng, Bùi thị nữ kém lắm.
Chỉ vì Vân Na có dung mạo khác với Hán gia nữ cản trở con đường thành thái tử phi, nếu không nàng mới là nhân tuyển tốt nhất.
Vân Sơ là người có trí tuệ lớn, lại là mãnh tướng tuyệt thế hiếm có, nhưng người này lại chẳng có dã tâm gì.
Vũ Mị biết Vân Sơ ngầm làm rất nhiều việc, thậm chí biết rõ vụ án diệt môn sứ giả Thổ Phồn, vụ nổ cầu Hàm Dương đều do y làm.
Mới đầu Vũ Mị cho rằng Vân Sơ có ý đồ khơi lên chiến tranh giữa Đại Đường và Thổ Phồn, bao gồm chuyện Từ Kính Nghiệp tới Thổ Cốc Hồn hoành hành, đều là vì để Thổ Phồn ác chiến với Đại Đường, để y thừa nước đục thả câu.
Càng điều tra thì nàng kỳ quái, Vân Sơ làm vậy hình như chỉ để giết Luận Khâm Lăng thôi, sau khi việc không thành, y rút khỏi Thổ Cốc Hồn, chẳng còn dính líu gì với ở đó nữa, chỉ dồn sức phát triển Trường An.
Trải qua mấy năm qua sát, không ít lần thăm dò, khiêu khích, thậm chí nàng còn đích thân muốn chiêu mộ y, nhưng trừ chuyện liên quan tới Trường An ra, chuyện khác y phản ứng rất hời hợt.
Vì thế dù người đa nghi như Vũ Mị cũng dần thừa nhận tâm nguyện muốn dùng cả đời để xây dựng Trường An thành tòa thành thiên đường của Vân Sơ.
Nhất là lần này Vân Sơ vì giảm bớt thiện hại của việc triều đình rời khỏi Trường An, gây tổn hại cho Trường An, đã không vượt ngàn dặm xa xôi, tranh thủ được thương cổ Đại Thực, Ba Tư, Hà Trung tới Trường An.
Một người ý đồ xấu, hay là tốt, không nhìn người đó nói gì, mà xem người đó làm gì.
Vân Sơ trừ vài năm đầu mới tới Trường An, hành vi chưa có mục đích rõ ràng, còn sau đó mọi chuyện y làm đều vì Trường An cả. Có thể nói, y đổ tiền tài, tâm huyết vào đây, thậm chí chẳng mưu cầu công tích hay thanh danh.
Nắm trong tay nhược điểm của Vân Sơ, nhưng Vũ Mị không đem tin tức này nói cho Lý Trị, như thế mới có lợi cho nàng.
Huống hồ Lý Trị cũng chẳng tin, còn cho rằng mình muốn tước bỏ thực lực của hắn.
Nhanh chóng đưa ra quyết định cho một việc là thói quen của Vũ Mị, dù đôi khi quyết định đó là sai, nàng vẫn thấy tốt hơn là để chuyện đó không giải quyết.
Bởi thế đối với chuyện giữa Vân Na và Lý Hoằng, Vũ Mị quyết định mặc kế, nàng nghĩ tâm tư của trượng phu cũng thế.
Ái tình của thiếu niên chân thành mà mỹ lệ, khuyết điểm là không kéo dài, nên cứ xem rồi tính mới là lựa chọn tốt.
Khi Lý Hoằng đưa Vân Na về, hai người đều ngồi trong xe ngựa, vì vết bầm tím trên mặt thái tử quá rõ, mà lỗ mũi Vân Na thì cũng nhét hai cục vải, không chấp nhận được.
Lý Hoằng ngồi phía trước cứ quay đầu nhìn Vân Na suốt, rồi cười ngốc nghếch, vô cùng đắc ý.
Ngu Tu Dung đang nghiên cứu bản viết tay của Vân Sơ, nhìn thảm cảnh của Lý Hoằng và Vân Na chỉ biết lắc đầu, lấy thuốc trị thương trong nhà cho Lý Hoằng.
Cục u trên đầu là máu bầm, mời Lão Hà tới, sau khi dùng châm cho máu chảy ra thì trông không còn đáng sợ nữa.
Vân Sơ trở về thấy Lý Hoằng ở nhà mình còn cười toe toét, sau khi nghe hết đầu đuôi, y nhận ra suy nghĩ của Vân Na có vấn đề.
Có lẽ trong ý thức của Vân Na, Bùi thị nữ là kẻ mạnh, giống như những nữ nhân trong lều của Hồ Hột vương mà Tắc Lai Mã từng hầu hạ, không hại người ta thì người ta cũng hại mình.
Vân Sơ rất muốn đi tìm Vân Na nói chuyện, nhưng rốt cuộc y kiềm lòng được, Vân Na lúc này không còn là đứa bé trốn trong áo choàng của y, đòi y nướng hạn thát cho ăn nữa.
Thế giới người trưởng thành rất đáng ghét, rất nhiều chuyện có thể khiến hai người gắn bó sinh tử, biến thành thù địch.
Tuy Vân Na sẽ không thành kẻ thù của Vân Sơ, rất có thể nghe lời y, ủy khuất bản thân thành toàn người khác, nhưng khi đó ai sẽ hiểu cho sự ủy khuất của muội tử y?
Chuyện chính xác không phải lúc nào cũng là chuyện tốt, như bây giờ Vân Sơ không cần vì Bùi Uyển Oánh không quen biết làm muội tử thương tâm."
"Bây giờ cứ để mặc là tốt nhất." Trước khi đi ngủ Ngu Tu Dung nói với Vân Sơ như thế, từ lúc biết chuyện Vân Na và Lý Hoằng, trượng phu chưa nói gì, càng chứng tỏ trượng phu đang suy nghĩ rất nhiều:
Vân Sơ không trả lời, chỉ xoay người đi rồi ngủ, đêm hôm đó Ngu Tu Dung không nghe thấy tiếng ngáy khẽ của trượng phu khi ngủ.
Lượng hàng lớn tới từ phương xa lại theo thương đội dần phân tán khắp Đại Đường.
Đồng thời thương phẩm các nơi cũng ồ ạt đổ vào Trường An, lượng hàng hóa nhiều hơn khả năng mua sắm của Hồ thương, thế là quá trình giao dịch giữa người Đường với người Đường cũng diễn ra tưng bừng.
Vân Sơ đem lương thực, bông, than đá, sắt, rượu, tơ lụa, những loại hàng bán buôn tách ra, thành lập khu vực riêng, như vậy sảnh giao dịch không còn quá lộn xộn nữa.
Bây giờ người Đường ở vùng ngoài đều biết, muốn mua lượng hàng hóa lớn, phải đem nhu cầu ghi trên biển giá, chỉ cần nộp ít tiền nhất định. Sau đó tin tức phát ra, sẽ có người gom từng chút hàng một đến khi đủ số lượng.
Nhờ có thực lực tài chính cường đại của các chùa múa trong thành Trường An, giao dịch rất thuận lợi.
Tới đây Vân Sơ đã hoàn thành sơ bộ kiến thiết tương lai cho Trường An, chỉ cần Trường An vẫn là kinh đô thương nghiệp, kể cả hoàng đế mang văn võ bá quan chạy mất, nơi đây vẫn là trung tâm văn hóa kinh tế của Đại Đường.