Mặc dù trên triều vẫn còn đang tranh luận, nhưng ở trong thành Trường An, bách tính đã khẳng định thời kỳ đại kiến thiết của Trường An đã tới rồi.
Bởi vì hai huyện Trường An, Vạn Niên cũng đã bắt đầu phá rỡ tường thành đất gần Huyền Vũ Môn.
Tường thành đất này là của thành Đại Hưng do Vũ Văn Khải xây dựng, tiền thân của thành Trường An. Khi đó vì tiền lương không đủ nên dùng đất, trải qua trăm năm, tường thành đã sập xệ lắm rồi.
Trước giờ Huyền Vũ Môn ở phía bắc chính là phần yếu nhất của hoàng cung đại nội, nếu không năm xưa thái tông hoàng đế đã chẳng chùng chỗ này làm điểm đột phá.
Cải tạo thành Trường An cần rất nhiều nha môn phê duyệt, nhưng xây dựng tường hoàng cung chỉ cần hoàng đế đồng ý là được.
Xây dựng một đoạn tường thành vốn không nên gấp, có điều hoàng đế điều tới binh mã của sáu chiết trùng phủ tâm phúc, công trình này phải tiếp tục.
Trong thời điểm nông nhàn đợi lúa giống lớn, huyện Trường An, Vạn Niên huy động tới sáu vạn người tham dự công tác.
Trước khi nông vụ tới phải phá toàn bộ tường thành đất, đợi hoàng đế rời Trường An mới thong thả xây dựng tường thành mới. Cùng bị tháo rỡ còn có rất nhiều cung điện rách nát Tiền Tùy.
Lý Trị đứng ở cửa Thái Cực Cung, từ xa nhìn công trường náo nhiệt.
Công trình lần này không hề nhỏ, tổng cộng có 70 dặm tường thành bao quanh Trường An, lần này phải sửa lại mười lăm dặm.
Xây tường thành có quy cách nghiêm ngặt, tường thành ngoại quách cao hai trượng ba thước (~ 6 mét), đáy rộng ba trượng tám thước (~ 18 mét), đỉnh rộng một trượng sáu ( 3.3 mét).
Nhìn cảnh tượng phá rỡ tường thành, Lý Trị rất cao hứng.
Thời gian lao dịch của bách tính không dài, năm nay tối đa là có thể phá rỡ hết mười lăm dặm, sau đó để Vân Sơ thong thả xây dựng tường thành. Đợi tường thành xây xong thì ít nhất phải hai ba năm nữa, trong thời gian đó Trường An không có thành phòng.
Đó là điều tốt, trong thời gian ba năm giao thời này, không ai có thể lợi dụng Trường An để giở trò.
Huống hồ Vân Sơ, Ôn Nhu muốn xây dựng Hưng Khánh Cung, muốn tận dụng sông hộ thành kết nối với thủy đạo để vận chuyển hàng hóa.
Như thế Trường An muốn có tường thành hoàn chỉnh, ít cũng phải bốn năm.
Trong năm tháng thái bình này, tường thành có hoãn xây dựng cũng chẳng sao.
Có một điều Lý Trị không biết, Vân Sơ chẳng hề có ý định xây lại tường thành.
Trên lịch sử thành Trường An cao lớn lắm, vững trãi lắm, nhưng lần nào địch đánh tới là thất thủ lần đó.
Nếu vậy còn xây tường thành làm cái gì? Để tiện cho đám An Lộc Sơn, Sử Tư Minh, Hoàng Sào rồi người Thổ Phồn, người Hồi Hột vào thành, vây bách tính trong đó, tha hồ cướp bóc đốt phá, để cho người vào cối xay nghiền thành thịt làm quân lương à?
Trường An lục phá, đế vương cửu thiên ... Sau đó Trường An xuống dốc hơn một nghìn năm không gượng dậy được.
Không có tường thành, chẳng những có thể khiến hoàng đế ở Lạc Dương yên tâm, nếu lịch sử vẫn diễn ra như cũ thì cũng tiện bách tính bỏ trốn, trốn được người nào tốt người nấy, cũng là việc thiện.
Thiên khả hãn thì làm sao, dương oai ngoại vực bao nhiêu lần cũng có ích gì? Chiến sự nổ ra, Trường An sụp đổ.
Vân Sơ muốn thiên hạ thấy, Trường An không có tường thành, nhưng không ai dám dòm ngó.
Y không muốn dùng tường thành quây một đàn cừu bên trong, y muốn khi kẻ địch nhòm ngó Trường An, nông phu dám dùng cuốc phản kháng, phụ nhân dám cầm dao thái rau quát địch đầu hàng, trẻ con dám nhặt đá ném vào bọn chúng ...
Y muốn biến Trường An thành nơi không thể chinh phạt.
"Ngươi xem, bây giờ tường thành bị chúng ta phá rồi đấy, nhưng ai dám xâm phạm Trường An? Quân đội cường đại mới là cường đại thực sự." Vân Sơ không hề che giấu ý đồ của mình với Ôn Nhu, đứng trên mô đất cao nhìn xuống công trường tấp nập, kiêu ngạo nói:
Ôn Nhu vẫn băn khoăn:" Chế độ phủ binh đi xuống là chuyện tất yếu."
"Chỉ cần lá gan người Trường An còn là được."
"Bởi vậy ngươi để lại đám lão tặc đấy à? Ta nghe nói đám Hoắc Độc đã xin tổ kiến đội hộ vệ, còn chuẩn bị nhận việc tới Tây Vực kiếm tiền."
"Đúng thế, cũng là một phần, ta hi vọng người Quan Trung quen với chuyện đao kiếm, không lơi lỏng võ bị."
"Tới lúc cần ngươi vung tay hô một cái là ngươi có ngay mười vạn dũng sĩ à?"
"Không phải, ta chỉ muốn để kẻ nhòm ngó Trường An, có đi mà không có về, đợi chúng ta giết đủ rồi, không kẻ nào dám tới nữa." Vân Sơ vỗ ngực nói đầy hào khí:
Ôn Nhu quay hẳn sang nhìn thẳng vào Vân Sơ, tới lúc này hắn thấy có một câu hỏi không thể bỏ qua nữa:" Hoàng đế cũng không dám tới phải không?"
Vân Sơ đặt tay lên vai Ôn Nhu bóp mạnh:" Ngươi nghĩ ta vất vả nhiều như thế phát triển Trường An để làm gì? Không phải vì hoàng đế, cũng không phải vì ta, mà là vì trên mảnh đất của người Tần xưa này có một thế ngoại đào viên."
"Một nơi con người ta có thể sống ra người."
Mắt Ôn Nhu vẫn nhìn Vân Sơ, có thể thấy rõ giọng hắn hơi run:" Ngươi muốn tạo phản?"
Vân Sơ khẳng định chắc nịch:" Không tạo phản, cứ như thế từng bước phát triển, cứ như thế từng bước tiến lên. Đợi đến khi hoàng đế phát hiện ra chuyện không ổn thì hắn đã không thể đụng vào Trường An nữa."
"Nói rất hay, ta tán đồng, thiên hạ này quá cần một thế ngoại đào viên." Hai mắt Ôn Nhu sáng rực lên, nắm chặt tay Ôn Nhu:" Nhưng nghe ngươi nói xong, ta thấy tạo phản thú vị hơn."
Vân Sơ dở khóc dở cười, vốn là hắn lo mình tạo phản, nói một hồi thành hắn muốn tạo phản:" Được thôi, tới lúc đó ta sai ngươi đi giết Địch Nhân Kiệt, giết Lưu Nhân Quỹ nhé."
Ôn Nhu không khác gì bóng xì hơi, tinh thần đi xuống ngay:" Ta không xuống tay được với tên béo."
Vân Sơ cười:" Thế đấy, sau khi ta thành vương, thành hoàng, người đầu tiên ta phải giết chính là ngươi, đoán chừng ngươi cũng thế. Chúng ta giết nhau đều không dễ dàng, đợi tới lúc giết địch một vạn tổn thất tám nghìn, người còn lại chắc cũng xong đời, để người khác hưởng lợi."
"Bởi vậy tạo phản là con đường không nên đi."
Ôn Nhu cảm thán:" Quá coi trọng tình nghĩa, đây là khuyết điểm của chúng ta, sau này phải sửa ..."
Sau một hồi ba hoa bốc phét, Vân Sơ và Ôn Nhu đều thấy mình cao lớn vĩ đại hơn hẳn, tâm tinh tốt thêm mấy phần ... Không phải lão tử không thể xưng vương xưng bá, mà là không thèm làm thôi.
Chuyện này về sau Vân Sơ và Ôn Như vẫn lấy ra nói đùa với nhau.
Tiếc nuối duy nhất là trò đùa này không thể chia sẻ với Địch Nhân Kiệt, nếu không tên đó cả đời rơi vào cảnh khó xử, nói không chừng sẽ xuất gia làm hòa thượng, làm đạo sĩ, vào rừng sâu tới chết không ra nữa.
(*) Thực ra đơn vị đo lường của TQ tên không đổi, ví dụ luôn gọi là thước hay xích, nhưng tùy triều đại nó lại chênh nhau khá nhau, dao động từ 18 cm tới 33 cm. Thông thường các tác giả lấy tiêu chuẩn hiện đại là 33 cm, mình lấy con số xấp xỉ này.