Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 923 - Q4 - Chương 166: Hoàng Đế Đi Rồi. (1)

Q4 - Chương 166: Hoàng đế đi rồi. (1) Q4 - Chương 166: Hoàng đế đi rồi. (1)

Tháng 4, hoàng đế hoàng hậu suất lĩnh hoàng tộc rời Trường An, đúng như ghi chép trên sử sách, Lưu Nhân Quỹ trở thành lưu thủ Trường An.

Vân Sơ cười thầm, y biết phu thê hoàng đế sẽ rời Trường An trước mà, vì y đã khoét thành Trường An một cái lỗ lớn như thế, bọn họ làm sao yên tâm được.

Nếu là thái tông hoàng đế còn sống muốn phát động sự biến Huyền Vũ Môn lần nữa thì dễ quá rồi, chỉ cần đánh tan quân tốt phòng thủ lỗ hổng là có thể đánh vào hoàng cung.

Bất kể lúc nào, an nguy của hoàng đế mới là quan trọng nhất.

Hoàng đế đi rồi, tin tức này làm bách tính Trường An bàng hoàng, chuyện này tuy gây xôn xao Trường An trước Tết, nhưng vẫn có người nghi ngờ. Rồi Tết qua đi, Vân Sơ mang thương đội lớn về, cả thành sục sôi, người ta nhất thời quên đi chuyện đó.

Giờ đây mắt tiễn xa giá hoàng đế rời đi, bách tính Trường An như chết cha chết mẹ, tiếng khóc vang dội tới tận trời. Dù phu phụ Lý Trị lòng dạ sắt đá, cũng mạo hiểm tới trước mặt mấy hương thân phụ lão, uống chén rượu gạo.

Hương thân phụ lão cứ khóc, khóc mãi, người này người kia xin hoàng đế đừng rời Trường An, nói thiên hạ này không có nơi nào tốt hơn Trường An nữa, cầu xin hoàng đế đừng rời bỏ họ.

Lý Trị rơi lệ tại chỗ, còn nói sau này sẽ luân phiên ở tại đông đô và tây đô, mới làm bách tính yên tâm.

Đợi hương thân phụ lão đem liễu gài trên y phục hoàng đế, hoàng hậu, phu phụ đế hậu mới lên xe, vượt Bá Kiều rầm rộ đi về phía đông.

Từ Thiểm tới Đông Kinh

Núi thấp đường phẳng dần

Phong quang bốn trăm dặm

Xe ngựa mười ba ngày

Hoa tươi người xem trước

Uống say vai ngả cùng

Ca vang vui đàm tiếu

Đường ai tự nấy đi

So với sầu biệt ly của bách tính, bài thơ này của Vân Sơ đầy hi vọng và tiêu dao.

Lý Trị vô cùng tán thưởng bài thơ này của Vân Sơ, dù sao rời đô Lạc Dương trước giờ là mong muốn của hắn, nay mộng tưởng thành sự thật, hắn tất nhiên muốn cả dọc đường hoan ca và tiêu diêu.

Khi ly biệt, Vân Sơ cho rằng chỉ có nước mắt của Lý Thận là thật, những người còn lại đều là giả.

Lý Thận sở dĩ không muốn rời Trường An là vì tôn thần tiên không muốn tới Lạc Dương.

Hoàng đế và hoàng hậu đi rồi, người có quyền lực lớn nhất ở Trường An là thái tử.

Hoàng đế không cho phép Lý Hoằng ở lại Trường An, chỉ cho hăn đi theo Lưu Nhân Quỹ quan sát chính sự một thời gian, xem xem lưu thủ Trường An Lưu Nhân Quỹ trong thời gian ngắn loại bỏ hỗn loạn sau khi hoàng đế rời đi thế nào.

Không có phụ hoàng mẫu hậu quản thúc nữa, con khỉ Lý Hoằng thoát khỏi dây trói, mấy lần yêu cầu ở trong Vân gia không được, tức mình ở trong Khúc Giang.

Sở dĩ hắn ở Khúc Giang là vì đoạn tường thành gần Khúc Giang bị bách tính đào ra rồi, từ nơi đó cưỡi khoái mã tới phường Tấn Xương chỉ một tuần hương.

Tới bây giờ tấu sớ của Vân Sơ và Ôn Nhu vẫn chưa có kết quả rõ ràng.

Bách tính đều đang ở công trường phá rỡ tường thành, mọi người vô cùng bận rộn, chẳng những phá tường ra, còn lấy đất đó ngâm nước, trộn đều đóng thành bạch. Thế là nhân thủ Vân Sơ không còn làm được việc gì khác nữa.

Đối với sự kiện này, bách tính Trường An thất vọng lắm, công trình cải tạo mà họ mà họ mong đợi chưa được chấp thuận.

Hoàng đế đi rồi, Trường An tựa hồ thoáng cái yên tĩnh hẳn, ngay cả tiếng chuông chiều trang nghiêm, bây giờ nghe cũng yếu ớt, chẳng có chút khí thế nào.

Hoàng đế đi rồi, bá khí đế vương của tòa thành này cũng biến mất, trước kia lữ hành nhìn thấy tòa thành này từ xa dưới ánh trời chiều, sẽ vô cùng xúc động, giờ đây chỉ thấy nặng nề mỏi mệt.

Ảnh hưởng hoàng đế rời đi là rất lớn, người dân Trường An tự hồ mất đi xương sống, không còn ngẩng cao đầu vì được sống dưới chân thiên tử nữa.

Quán rượu vắng bóng tiếng cười nói rôm rả, nhiều thêm ánh mắt thất thần bên quán trà.

Hoàng đế đi rồi, Chu Tước đại nhai thoáng cái vắng bóng hẳn, không còn cảnh tín sứ phóng ngựa hô tin khẳn, không còn cỗ xe ngựa tấp nập qua lại, không còn bóng dáng quan viên chắp tay chào nhau giữa đường.

Một đám mây u ám bao phủ quanh Trường An, làm tòa thành hùng vĩ tựa ông già xế bóng, ngồi im lìm trước cửa hồi tưởng năm tháng hào hùng trôi qua không bao giờ trở lại.

Có lẽ âm thanh huyên náo nhất Trường An lúc này chính là công trường khổng lồ kia.

Người buồn thì cứ buồn, người phá thành cứ phá, người đào kênh cứ đào, người nung gạch cứ nung, người chặt gỗ cứ chặt.

Hiện giờ chuẩn bị vật liệu cho đại kiến thiết là ưu tiên hàng đầu, mà đào kênh chính là để vận chuyển vật liệu. Đợi cung thân, dân cư, khu thương nghiệp xây xông thì những kênh này vừa vặn lấy rác thải xây dựng lấp kín.

Công bộ hi vọng Vân Sơ trong lần đại kiến thiết này sử dụng công tượng của Công bộ, Vân Sơ cũng thích thế, vì những người này có trình độ rất cao trong việc xây dựng thành trì, cung điện.

Đáng tiếc, Công bộ thượng thư Đoạn Luân chưa đợi Vân Sơ hỏi tốn bao nhiêu tiền lương để dùng công tượng của Công bộ thì đã đưa ra con số trước 27 vạn quan.

27 vạn quan này không phải chi phí tiền lương, mà là tiền ăn chia công trình phải nộp trước cho Công bộ thôi,

Nghe thấy con số đó, Vân Sơ quyết đoán đi gặp đại tượng Diêm Lập Bổn.

Vừa gặp nhau một cái, Vân Sơ đưa ngay văn thư yêu cầu cấp 27 vạn quan của Đoạn Luân. Diêm Lập Bốn xem xong, gạch phần số 7 phía sau đi.

Thế là các công tượng của tượng tác kịp thời xuất hiện trên công trường của Vân Sơ.

Sau khi biết chuyện này, Công bộ thượng thư Đoạn Luân trừ dậm chân chửi bới Diêm Lập Bổn, nhưng chẳng thể làm gì vị đại tượng tam phẩm đó.

Ông ta muốn liên hợp với Thiếu phủ giám và Thái thường từ áp chế Vân Sơ, nhưng phát hiện ra, chẳng bết từ khi nào thiếu phủ giám Hồ Ngọc Thư cùng Vân Sơ xưng huynh gọi đệ.

Đoạn Luân lại quyết định cùng Thái thường khanh cùng đàn hặc Vân Sơ và Diêm Lập Bôn thông đồng, kế bè kết đảng mưu lợi.

Rồi vào một đêm trăng sáng, Thái thường khanh Đới Thư cùng danh kỹ Thập Thất Nương vui vẻ uống rượu ngắm trăng ở phường Bình Khang, cực kỳ xấu hổ gặp thái tử Lý Hoằng vi hành phường Bình Khang tăng trưởng kiến thức.

Dù Lý Hoằng che mặt chạy đi, Đới Thư vẫn định về nhà treo cổ tự vẫn.

Vì đây là thời gian tế tự thái tông hoàng đế tằng tổ Cảnh hoàng đế Lý Hô, bất kể Đới Thư có trách nhiệm trông coi tổ miếu hay thái tử Lý Hoằng đều không thể tới phường Bình Khang vui vầy với kỹ nữ.

Khi Đợi Thư cùng người nhà khóc lóc tiễn biệt chuẩn bị tự vẫn thì tâm phúc thái tử Địch Nhân Kiệt lặng lẽ tới thăm.

Chẳng biết là Địch Nhân Kiệt nói với Đới Thư cái gì, chỉ biết sau khi Địch Nhân Kiệt đi rồi, Đới Thư uống một vò thuốc sát trùng mạnh nhất, say liền ba ngày.

Từ đó Đới Thư canh giữ trong thái miếu, không dám tùy tiện rời nửa bước.

Cuối tháng tư, Công bộ nhận được chiếu thư của hoàng đế, lệnh chuyển nha môn tới hoàng thành Lạc Dương, để lại bốn nghìn công tượng cho thái tử Lý Hoằng thống lĩnh.

Tới đây lực lượng cuối cùng níu chân Vân Sơ trong thành Trường An cũng biến mất.

(*) Lý Hổ đẻ ra Lý Bính, Lý Bính đẻ ra Lý Uyên, Lý Uyên lên ngôi hoàng đế phong từ cha, ông nội tới cụ nội làm hoàng đế hết.

(**) Lần rời đô này giống trận đánh Cao Câu Ly đều bị đẩy lên sớm hơn so với lịch sử.

Bình Luận (0)
Comment