Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 926 - Q4 - Chương 169: Tường Thành Của Trường An. (2)

Q4 - Chương 169: Tường thành của Trường An. (2) Q4 - Chương 169: Tường thành của Trường An. (2)

Cùng lúc này tướng sĩ lục vệ đứng đầu là Tả Vũ vệ đã lên tường thành, thay thế dân tráng bảo vệ lỗ hổng, kéo bạt che nỏ tám trâu, máy ném đá, đốt lửa đun nồi sắt lớn ...

Binh mã phía sau Vân Sơ đã nhiều không đếm xuể, nhưng đã xếp thành từng đội vuông vức, chỉnh tề như ruộng rau Trường An.

Thái tử mặc giáp lên tường thành, lá cờ lớn mang chữ Đường bay phần phật, toàn bộ cổng thành Trường An đóng lại. Tám lỗ hổng cực lớn được rào chắn ngựa, thiết tật lê, lưới sắt lấp kín. Binh mã thập lục vệ trong thành chỉ đợi mệnh lệnh là xông ra.

Lý Hoằng thấy Tô Định Phương không nói năng gì thì bảo bì tướng trong thái tử lục soái:" Cờ đỏ áp về phía trước."

Bì tướng ngay lập tức giơ lá cờ đỏ cực lớn ngả về phía trước, tiếp đó tiếng trống vang lừng, giáp sĩ tiên phong bắt đầu được thuẫn binh hộ vệ, hướng trường thương ra ngoài tiến lên.

Tô Định Phương nhìn tiền quân của Vân Sơ, lạnh nhạt nói:" Tiền quân đã đi quá xa, nằm ngoài tầm bắn của nỏ tám trâu rồi."

Lý Hoằng thi lễ nói:" Bọn họ tiến công, địch không chết hết, họ không về."

"Sao dám to gan như thế?"

"Trường An nhiều người, tiên phong chết hết, trung quân lên, trung quân chết thì tới hậu quân. Ta lại triệu tập đại quân, dẫn người dám đánh tiến lên. Trường An không phòng thủ, chúng ta chỉ tấn công."

Tô Định Phương suýt nữa chửi thành tiếng, nếu không phải người đang nói là thái tử thì ông ta đã cho một cái tát:" Không thể nào, có câu binh bại như núi lở, tiền quân đại bại, trung quân sẽ sụp đổ theo, sẽ gặp chuyện ngoài dự liệu, sẽ có âm mưu, sẽ có hỗn loạn xuất hiện. Không có chuyện tiền quân chết hết, trung quân nối tiếp đâu."

"Sau lưng họ là Trường An, cha mẹ huynh đệ thê nhi bằng hữu của họ ở trong thành, bọn họ không tử chiến sao được? Sư phụ nói, chúng ta là người Trường An, Trường An là nhà, chết ở Trường An bằng với được chôn trong mộ tổ, bách tính mãi mãi ghi nhớ. Kẻ bỏ trốn sẽ bị toàn thành thóa má." Lý Hoằng tự tin nói:

Tô Định Phương vẫn lắc đầu:" Vân So nghĩ quá đương nhiên rồi, không phải ai cũng một lòng vì Trường An như y."

" Tiền quân lui, trung quân chém, trung quân lui, hậu quân chém, cô vương là hậu quân mà lui thì trời giết." Lý Hoằng vỗ ngực, nhìn những ông bà già tóc trắng, cuối cùng hành lễ:" Dám mời chư vị cùng cô vương tử chiến dưới thành Trường An."

Lương Kiến Phương trừng mắt trâu lên:" Thái tử có chắc là không muốn hàng chứ?"

Lý Hoằng nói lớn:" Không nghị hòa, không giao dịch, không đầu hàng, kẻ nào xâm phạm Trường An, chỉ có sống chết."

Lời này rất hợp khẩu vị đám lão tướng chinh chiến cả đời, Tôn Nhân Sư cươi vang:" Đánh trận phải đơn giản như thế, tốt lắm."

Tô Định Phương cũng gật gù:" Đúng, phải thế mới có khí thế của Trường An."

Lý Hoằng nhìn đám ông bà già cùng thi lễ với mình, lòng hào khí bừng bừng:" Quan truyền lệnh nghe lệnh, cờ hai cánh áp xuống, đây là lúc kỵ binh Trường An đột kích."

Vân Sơ quay đầu nhìn, thấy cờ xanh hai cánh đã áp xuống, nói với phó tướng Lương Anh:" Kỵ binh xuất kích."

Tiếng tù và tức thì vút lên, kỵ binh hai cánh tràn ra n hư thủy triều, tiếng vó ngựa rầm rập vang vọng khắp bình nguyên.

Phù binh chính là thế, thời chiến là binh, thời bình là nông.

Vân Sơ vốn muốn thao luyện quy mô lớn rồi, hôm nay vừa vặn cho đám lão tướng uống thuốc an thần.

Chuyện phủ binh, dân tráng tập kết này đáng lẽ cả Đại Đường phải làm, thế nhưng không nơi nào coi việc này nghiêm túc như ở Trường An.

Từ khi thuốc nổ xuất hiện, kỳ thực tường thành không còn quá quan trọng nữa, cùng lắm là tăng thêm chướng ngại không quá lớn trên đường tiến công của địch thôi.

So với việc bị vây khốn trong tường thành tạo ra sự an toàn giả tạo, Vân Sơ thích mọi người cùng đồng lòng bảo vệ Trường An, đó mới là tường thành thực sự.

Huyện Vạn Niên có hai mươi vạn nhân khẩu ở ngoài thành, huyện Trường An có nhiều hơn, ba mươi vạn người.

Vân Sơ mướn năm mươi vạn người ở ngoài thành này sản xuất lương thực, rau củ cùng chăn nuôi gia súc, cung ứng cho người ngoài thành.

Người trong thành thì không ngừng kiếm tiền trả cho người ngoài thành, đây vốn là mối quan hệ phụ thuộc vào nhau.

Nhưng vì có bức tường thành chắn ngang, phân chia rõ ràng cuộc sống bên trong bên ngoài, vì thế người trong thành căn bản coi thường nông phu ngoài thành.

Một phần chuyện này còn là do bản tính con người mà ra, không cách nào xóa bỏ hết.

Bởi thế khi Vân Sơ đặt ra giá các loại lương thực, rau củ, thịt thà thì thiên hướng về nông phu, khiến họ tăng thêm tự tin khi đối diện với người trong thành.

Nương tựa vào nhau mới là đạo chung sống, ngươi có thích đối phương không không quan trọng, quan trọng là mọi người phải gắn chặt vào nhau mới sống được.

Ngoài thành nhiều kỵ binh, trong thành nhiều giáp binh, cả hai đều cần tới nhau.

Đây không phải là chuyện tới giờ Vân Sơ mới làm, mà y âm thầm thực hiện nhiều năm, từng chút từng chút một ngay cả Ôn Nhu cũng không nhận ra.

Không còn ruộng để chia nữa, làm sao khiến người dân Trường An vẫn hứng thú làm phủ binh đây?

Huyện nha đã quy định, rất nhiều nghề nghiệp chỉ cho phép phủ binh tham dự.

Ví dụ như nghề hộ vệ, hoặc là hành thương đường xa, hay như lựa chọn vũ hầu, người bất lương, nha dịch, truyền tin ... Tóm lại, làm phủ binh là sẽ có tiền đồ tươi sáng.

Khi bách quan đều cho rằng, chế độ phủ binh đang sụp đổ, Vân Sơ âm thầm gây dựng lên thế hệ phủ binh mới.

Hôm nay là ngày kiểm nghiệm, giờ từ tình huống trước mắt mà xét, thành quả đã hiện rõ, bất luận là quân kỷ, độ thuần thục đều không tệ, khi tập hợp xuất binh, ai nấy đều hăm hở tích cực.

Có thể nói những phủ binh này trừ quá tốn tiền ra thì thực sự không có khuyết điểm nào.

Đương nhiên làm lính mà chưa thấy máu thì vẫn chưa tính, Vân Sơ hiện đang tích cực tìm kiếm nơi để phủ binh thấy máu.

Nếu có thể đánh qua vài trận, những phủ binh này sẽ thành quân nhân thực sự.

Nhìn kỵ binh đen kìn kịt lao đi, bọn họ men theo đường lớn, chạy tới tận chân trời rồi mới bắt đầu quay về.

Vân Sơ có chút bất mãn, vì kỵ binh này chỉ chạy trên đường lớn, né tranh đồng ruộng.

Ba dặm ngoài thành không cho phép có dân cư, phải để trống, cho phép trồng lương thực, trồng rau cũng được, nhưng không cho phép có công trình cao hơn sáu thước.

Đây là yêu cầu chuẩn bị chiến đấu, tới giờ hai huyện vẫn làm rất tốt.

Kỵ binh đã chạy đi, tiếp theo phải thao luyện giáp sĩ.

Bình Luận (0)
Comment