Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 929 - Q4 - Chương 172: Trường An Không Phải Nơi Nào Cũng Tốt.

Q4 - Chương 172: Trường An không phải nơi nào cũng tốt. Q4 - Chương 172: Trường An không phải nơi nào cũng tốt.

Lưu Nhân Quỹ gần đây không dễ sống.

Vân Sơ và Ôn Nhu làm sằng làm bậy, vì cơ bản ngự sử ngôn quan đã gần như mất hứng thú đàn hặc hai người này rồi.

Trên triều đàn hặc Vân Sơ thì y trơ như đá, nếu ngươi chỉ chửi mắng xuông thôi thì y nghe tai nọ xọ tai kia, một khi thực sự dám đụng chạm tới y, coi chừng y đào hố phân ngay bên nhà.

Đừng nghĩ y không dám.

Còn đàn hặc Ôn Nhu à, hắn nghe rất chăm chú, hắn không bao biện tội danh mình bị đàn hặc đâu, mà chỉ nhăm nhe bắt bẻ câu chữ của người ta, chê bai văn hóa của người ta, nói cho người ta muốn treo cổ.

Có người đàn hặc Ôn Nhu xong tự từ quan vì hổ thẹn rồi đấy.

Nếu gửi tấu chương lên chỗ hoàng đế sẽ như đá chìm đáy biển, đợi mòn mỏi chẳng được trả lời hay đưa ra nghị luận.

Lâu dần người ta phát chán hai tên này.

Lưu Nhân Quỹ là lưu thủ Trường Anh, trên danh nghĩa là trưởng quan tối cao của Trường An.

Người ta không làm gì được Vân Sơ và Ôn Nhu, thế là dồn sức lên đầu Lưu Nhân Quỹ, để ông ta gây áp lực cho hai tên cứng đầu đó.

Lợi ích từ thành Trường An là vô cùng lớn, một chuyến đi thông thương khiến nhiều người nhìn ra tiềm lực vô cùng của nó, hoàng đế đi rồi không phải bất lợi mà là cơ hội. Một đám người không cách nào chia chác lợi ích đó càng lúc càng nóng ruột, áp lực ngàn cân cứ vậy dồn lên Lưu Nhân Quỹ, ông ta sắp không chống nổi nữa.

Vân Sơ và Ôn Nhu tỏ rõ thái độ dựa vào hoàng đế ăn một mình, đây là chuyện tuyệt đối không thể chấp nhận được.

Hoàng đế thì bọn họ không dám trêu chọc, Vân Sơ và Ôn Nhu là hai tên lưu manh không nói lý lẽ được, đám người dưới thì có hối lộ cũng không ích gì, vì sợ hai tên đó một phép. Bởi thế người ta tìm đột phá từ Lưu Nhân Quỹ.

Không thể không nói, sách lược của bọn họ là chính xác, sau khi liên tục gây sức ép lên Lưu Nhân Quỹ, rốt cuộc Vân Sơ và Ôn Nhu đã đồng ý mở giao dịch địa khế cho ba phường xa xôi nhất.

Một là phường Đại An bên An Hóa Môn, một là phường Đôn Hóa gần phường Tấn Xương, cuối cùng là phường Thanh Long bên Khúc Trì.

Phường Đại An là nơi có cư dân đông nhất thành Trường An, mật độ dân cư cực cao, nhưng lại là nơi chất lượng cuộc sống tệ nhất, nhiều khu ổ chuột nhất, chuột bọ nhiều nhất, vì bách tính nơi này đa phần là người lao động cực nhọc.

Phường Đôn Hóa lại khác hẳn, phường này là phường có ít dân cư nhất thành Trường An, sở dĩ như thế vì từng xuất hiện chuyện ma hổ, hoành hành nhiều năm.

Khi Đại Đường Cao Tổ hoàng đế mới đăng cơ, Trường An vẫn còn chưa được xây dựng hoàn thiện, phường Đôn Hóa nằm rìa ngoài cung bị hổ tấn công. Hổ thừa đêm khuya vượt tường thành đổ nát, cắn chết mấy người chạy mất. Nhưng về sau rõ ràng tường phường sửa xong, vẫn có chuyện hổ ăn thịt người, mọi người đều nói là do ma hổ dẫn đường, chỉ cần ai có điều kiện là đều chạy trốn khỏi đó.

Còn về phường Thanh Long, đây là nơi ẩm thấp, ao tù nước đọng không dưới mười cái, mùa hè tới là muỗi bay mù mịt, cơ bản không phải nơi người ở.

Vân Sơ và Ôn Nhu cho phép giao dịch địa khế ba phường này, nhưng không ai hỏi tới.

Chỉ cần là người Trường An thì chẳng ai muốn tới ba nơi này, nói gì bỏ tiền cao mua đất.

Bách tính ba phường kia nghe tin địa khế được giao dịch rồi, ai nấy hớn hở, học theo bách tính phường cải tạo, hô giá cao đợi người ta tới mua, để mau mau đi nơi khác sống.

Đáng tiếc, liên tục năm ngày liền, chẳng ai hỏi han gì tới, đứng nói cao môn đại hộ, bách tính bình thường cũng chẳng thèm. Cũng có vài người lạ mặt tới xem xét đấy, nhưng người ta nhìn hoàn cảnh ba phường là đi ngay. Phường Đôn Hóa có vẻ khả dĩ nhất, nhưng bách tính ở đây cứ như che giấu điều gì, làm người ta không yên tâm.

Thế là từ hưng phấn bách tính ba phường chuyển sang tuyệt vọng, bọn họ hiểu ra, quan phủ cải tạo phường thị, tiền đề là phải có người chịu mua nhà trong tay họ.

Giờ chẳng ai ngó ngàng tới, chứng tỏ họ không có hi vọng được ở nhà mới rồi.

Lại đợi thêm ba ngày nữa, bách tính những phường này đã từ bỏ mộng tưởng, quay về cuộc sống cũ, phải làm gì thì làm nấy, họ chấp nhận số mệnh rồi. Người nghèo thì không nên có suy nghĩ không thiết thực.

Vân Sơ không nghĩ như thế, phường Đại An nằm sát cổng thành, bách tính nơi này toàn là người quen việc cực nhọc, nếu đã thế phường này nên xây dựng nhà kho thật lớn. Với lượng xuất nhập hàng khổng lồ của Trường An, nhà kho này sẽ đem lại rất nhiều công ăn việc làm cho bách tính trong phường.

Về phần nơi này nhân khẩu đông đúc, địa khế thường quá nhỏ, Vân Sơ cũng thấy không thành vấn đề, xây nhà tập thể là cách giải quyết vấn đề cho khu dân cư tập trung, không lấy ra dùng quá đáng tiếc.

Còn loại nhà lầu trên lầu dưới mà phường dân mong đợi ấy à? Thôi, họ khỏi phải nghĩ.

Bách tính những phường thị cải tạo sở dĩ người ta được ở nhà hai tầng chủ yếu vì người ta có viện tử riêng biệt, diện tích địa khế tương đối lớn.

Càng chưa nói tới phường Đại An này toàn là khu ổ chuộc, nhà chỉ là dăm ba tấm gỗ, vài viên đá, lớp ít lá che mưa, chiếm đất sống tạm, đâu ra địa khế. Vân Sơ nhìn cũng tuyệt vọng.

Phường Đôn Hóa thì quá tốt, nhâu khẩu thưa thớt, tha hồ mà quy hoạch. Còn về truyền thuyết ma hổ, Vân Sơ không tin, chỉ cần bắt những kẻ khốn kiếp mượn tiếng ma hổ để giết người, công trình cải tạo nơi này chắc chắn kiếm tiền nhất.

Cho dù vì chuyện đã xảy ra quá lâu không dễ điều tra, Vân Sơ tin, chỉ cần Địch Nhân Kiệt ra tay sẽ giải quyết được.

Phường Thanh Long nhiều ao tù, nhiều muỗi là điều kiện khách quan, nơi như thế dễ gây ra dịch bệnh, giải quyết chuyện này vốn là chức trách của huyện lệnh. Vì thế Vân Sơ định biến phường Thanh Long thành công viên Thanh Long, đào kênh thông với ao tù để nước được lưu chuyển, trồng thêm cây chống côn trùng, cố gắng biến nơi đây thành vườn chim, bách tính trong thành có thêm một nơi du ngoạn không cần đi xa.

Sau khi nghe xong ý kiến của Vân Sơ, cả ba người Ôn Nhu, Địch Nhân Kiệt, Lưu Nhân Quỹ đều im lặng rất lâu.

Ôn Nhu mấy lần mở miệng rồi không nói ra được, Địch Nhân Kiệt nhìn Vân Sơ cười liên hồi, hắn cực kỳ tán đồng với Vân Sơ. Lưu Nhân Quỹ vỗ vai Vân Sơ liên hồi:" Bần dân có phúc rồi, ngươi là quan viên hiếm có, coi cả người vô gia cư là người."

(*) Ma hổ, gọi là trành, ngày xưa quan niệm người bị hổ ăn thịt, hồn người không biết đi đâu, lại theo con hổ, để đưa hổ về ăn thịt người khác.

Bình Luận (0)
Comment