Đường Nhân Đích Xan Trác ( Dịch )

Chương 964 - Q4 - Chương 207: Khai Chiến. (1)

Q4 - Chương 207: Khai chiến. (1) Q4 - Chương 207: Khai chiến. (1)

Khi đám Lưu chủ bạ cùng Thôi thị đấu với nhau tưng bằng, lãi suất vay tiền ở Trường An sụt giảm mạnh.

Trước kia vay tiền, lãi suất một năm là gấp đôi, cơ bản là nơi nhân từ mới đưa ra mức lãi suất đó.

Bây giờ ngay cả chùa Đại Hưng tham lam nhất cũng giảm lại suất xuống một nửa, rõ ràng là tiền trong tay họ đã nhiều hơn.

Nhận thấy tác động trước tiên là Ngu Tu Dung, vị đại phụ đương gia, vì tri khách tăng chùa Đại Từ Ân không nhận khoản tiền mặt lớn thu được từ Nhà ăn lớn nữa.

Điều này chứng tỏ chùa Đại Từ Ân không thể kiếm được lợi nhuận.

Nói cách khác đám hòa thượng mở ngân hàng này đã ngửi ra mùi nguy cơ tài chính sắp tới rồi.

Nghe Khuy Cơ đại sư nói, chùa Đại Từ Ân vì đầu tư lượng lớn vào Phật quốc, cho nên tiền trong tay sớm đổi thành các loại vật tư chi viện cho Tây Vực rồi. Vì thế khi Trường An xuất hiện một lượng lớn tiền, họ tổn thất không nhiều.

Các chùa khác tha hồ mà xui xẻo.

Thực sự mà nói, Vân Sơ không dự liệu được chuyện này, trước kia y luôn cho rằng đám hòa thượng và hào môn thế gia cùng một bọn. Cho rằng đám người này liên hợp với nhau, thao túng tiền tệ, hút máu bách tính.

Giờ xem ra, đám hào môn đại hộ lần này không bỏ qua cho cả hòa thượng.

Sau khi Vân Sơ cùng Địch Nhân Kiệt, Ôn Nhu thương lượng, trong thành Trường An liền xuất hiện rất nhiều người muốn vay tiền chùa miếu. Có điều bọn họ hạ lãi suất xuống rất thấp, chỉ có ba thành một năm.

Đám thương cổ này kiếm được tiền, chuyện đầu tiên họ làm là tiêu ngay, không phải tiêu ở Trường An, mà là lấy giá cao mua lương thực và các loại vật tư từ các đại địa chủ ở Quan Trung.

Bất kể hiện giờ họ bỏ giá cao thế nào, sau này cũng sẽ kiếm, dù sao tiền vay từ chùa miếu mà.

Buổi sáng Vân Sơ ăn bánh bao ở Quán bánh bao Hồ Gia, khi thanh toán tiền mới phát hiện, bánh bao của Hồ gia bát đắt hơn bình thường hai tiền.

Hơn nữa bánh bao còn nhỏ hơn trước kia rất nhiều, cả nhân thịt cũng chỉ còn tí xíu. Trước kia một cái bánh bao ăn ba miếng mới hết, bây giờ thì cắn một miếng quá nhiều, cắn hai miếng không đủ.

Nhìn chủ quán Lão Hồ vì tham lam mà bị thực khách bao vây đánh đập, Vân Sơ rất hài lòng rời quán ăn.

Giá lương thực ở Trường An vừa tăng lên một cái, giả cả tất cả những thứ khác hưởng ứng không chút chậm trễ.

Duy chỉ có hiệu lương thực bình ổn ở các phường thị là không tăng giá, ai cũng có thể mua lương thực ở đây. Đáng tiếc, lương thực do đích thân phường chính bán, một nhà có mấu khẩu, ăn hết được bao nhiêu lương thực, không qua mắt được phường chính.

Muốn mua nhiều hơn bán kiếm tiền à, cho một phát đá đít, lần sau lão tử nhớ mặt ngươi rồi.

Thế là trên bàn ăn nhà mình, Vân Sơ lần nữa thấy được kê.

Nhìn cái bánh kê to tướng, Vân Sơ lấy đũa gõ bát:" Nhà chúng ta chưa tới mức thế này chứ?"

Ngu Tu Dung giơ cái bánh to hơn mặt nàng:" Thiếp đang nhắc phu quân đấy, thứ này bây giờ là thực phẩm chính trên bàn bách tính Trường An."

"Bây giờ lương thực đắt đỏ, nhiều nhà không còn ngày ba bữa được nữa, khôi phục thói quen cũ, bận ăn khô, nhàn thì ăn lỏng."

Vân Sơ thở hắt ra, nhìn thấy Lý Tư không chịu ăn, bẻ cho nó một miếng đặt vào bát, vỗ về:" Ăn đi."

Lý Tư tức thì giận dỗi:" Con không ăn, rát cổ lắm."

Vân Na đang cầm cả cái bánh to gặm ngon lành, không nói nhiều vung tay bợp gáy Lý Tư một phát, mạnh tới mức làm nó suýt cắm mặt vào bát. Lý Tư vội vàng ngoan ngoãn cầm bánh lên gặm.

Còn về phần huynh muội Vân Cẩn, Vân Cẩm vốn có thói quen nhìn mặt cô cô mà sống, nên không đợi cô cô nhìn sang mình đã cầm bánh gặm say sưa rồi.

Chẳng có cách nào khác, kho lương thực bình ổn của phường thị xưa nay làm gì có lương thực tinh, chỉ có kê, lương khô, các loại đỗ, ngay cả gạo kê cũng không có.

Vì có những thứ lương thực giá rẻ, số lượng nhiều này, Vân Sơ mới có tư tin đối đầu trực diện với đám hào môn.

Có lẽ là Thôi Miễn quá tự đại rồi, hắn cho rằng khống chế được gạo mà lúa mạch, gao kê là có thể bóp yết hầu Vân Sơ.

Hắn không biết, bách tính Trường An mấy năm trước vẫn ăn thứ lương thực thô này.

Ngay cả khi chiến tranh lương thực chưa bùng phát, lương thực thô vẫn luôn đóng vai chính trên bàn ăn của bách tính.

Nhà nào quen mồm như Lý Tư rồi, không quay lại chịu khổ được nữa thì cứ việc mua gạo với lúa mạch, chẳng qua là đắt thôi chứ chịu bỏ tiền là có, không thành vấn đề gì.

Cho dù Thôi Miễn có biết chuyện này cũng chẳng sao, hai huyện Trường An, Vạn Niên tích trữ gạo và mạch đủ ăn một thời gian.

Đôi khi Vân Sơ thực sự không hiểu nổi hành vi của đám người gọi là hào môn thế tộc đó, khi giá lương thực tăng vòn vọt như thế, Thôi Miễn còn có mặt mũi tới hỏi Lưu chủ bạ, ba vạn quan đủ mua viện tử số hai ở Chu Tước đại nhai chưa?

Đương nhiên Lưu chủ bạ dứt khoát từ chối.

Thế là Thôi Miễn lại đem tiền mua viện tử đầu tư vào thu mua lương thực.

Có điều hắn cũng thông minh lắm, lương thực phân chia ra mua, mục đích nói rõ ràng, chủ yếu hai vùng Sơn Đông, Hà Bắc gặp thiên tai, cần lương thực để cứu bách tính.

Hai vùng đó hiếm có năm nào không thiên tai, quan phủ điều tra đúng thật, nên chẳng gán tội danh tích trữ lương thực lên đầu hắn.

Thôi Miễn mong chuyện giá cả leo thang sẽ gây sức ép lên Vân Sơ, khiến bách tính bất mãn với y, tới lúc đó nếu có thể lợi dụng tâm lý bất mãn đó, làm mấy vụ bạo loạn như ở Lạc Dương, có khi còn đẩy được Vân Sơ khỏi cái ghế dưới mông.

Đây là một cuộc chiến trường kỳ, Vân Sơ không hi vọng có thể phân thắng bại trong thời gian ngắn, so với việc lương thực, y quan tâm kiến thiết thành Trường An hơn.

Cùng với vật giá leo thang thì còn có giá nhân lực cũng tăng, sau khi nghe thấy làm lao lực ở thành Trường An, một ngày kiếm được 100 tiền, bách tính phụ cận kéo tới, chuẩn bị chịu khổ một thời gian để kiếm ít tiền.

Đáng tiếc, nguyện vọng của họ không thành, vì tiền công tăng lên 100 cũng chỉ mua được lượng lương thực trước kia 30 đồng có thể mua được.

Cho dù chuyện kiến thiết vẫn diễn ra, nhưng rõ ràng tinh thần bách tính không hăng hái như trước, tình trạng lười biếng, hay xô xát, chống đối đốc công bắt đầu phổ biến hơn.

Không còn tiếng hô hào đồng thanh làm việc, nụ cười trên mặt bách tính tắt dần.

Đồng thời trong phường thị có người rỉ tai, vì huyện tôn xây dựng công trình quá lớn, tiêu hao nhiều vật tư, cho nên những thứ này trở nên đắt đỏ ...

Mặc dù mới chỉ là vài bàn luận còn chưa mang thù địch trong đó, nhưng tình trạng kéo dài, không ai rõ sẽ thế nào.

Bình Luận (0)
Comment