Thái tông hoàng đế để lại cho Lý Trị di sản tỷ muội người thì chết, người thì bị giết. Cao tổ hoàng đế để lại cho Lý Trị di sản cô cô, bọn họ phần đông có một đặc điểm chung .... Toàn là quả phụ.
Có tấm gương Hạ Lan Tăng Gia đó, trong thành Trường An nổi lên phong trào tìm nam tử cái thế, yêu bằng tinh thần.
Vân Sơ và Ôn Nhu rất khoan dung với chuyện này, chỉ cần người ta tự nguyện thì không có gì để nói, chỉ mong đám công chúa đó ở yên trong phủ hưởng phúc, đừng nghênh ngang ra phố khoe khoang cuộc sống quả phụ hạnh phúc của mình.
Hạnh phúc mỹ hảo của đám công chúa Đại Đường đều là chuyện dâm loạn.
Vân Na bị Vân Sơ dùng đai lưng đánh một trận.
Tội danh là làm hư Lý Tư.
Đám nữ nhi Lý gia không chịu nổi sự dụ hoặc đó, không cần biết con của Lý Uyên, Lý Thế Dân, Lý Trị hay là con của con Lý Trị, đều có ghi chép lịch sử tệ hại.
Lý Tư là đứa bé ngoan, Vân Sơ hi vọng nó có tương lai tươi sáng hoàn chỉnh, không phải trở thành dâm phụ.
Sau nghe lo lắng của Vân Sơ, Địch Nhân Kiệt nói:" Dẫn chúng tới đây, vài chuyện càng giấu càng không tốt. Nguyên nhân Lý thị nữ không biết liêm sỉ vì trong mắt họ không có pháp luật, chỉ có chút lễ pháp không đáng kể ước thúc. Nên bọn họ làm những việc đó chẳng cảm thụ được hậu quả."
"Chỉ cần thấy hậu quả sẽ không làm bừa nữa."
Vân Sơ gật đầu tán đồng, song y không hề có ý định đưa Vân Na và Lý Tư tới tiếp nhận giáo dục của Địch Nhân Kiệt.
Trong mắt người Trường An, vị đại lý tự thiếu khanh này là nhân vật tựa diêm vương. Năm ngoài người bị hắn đưa tới hình đài chặt đầu lên tới 143 người.
Về phần bị đi đầy còn nhiều hơn.
Địch Nhân Kiệt còn thích tội nhẹ phạt nặng, hắn cho rằng phải thế thì kẻ khác mới không dám phạm pháp, như thế Trường An mới có lề thói tốt.
Hiện nay Trường An cơ bản có bóng dáng thời đại đêm không cần đóng cửa, đi đường thấy đồ rơi không nhặt, chẳng phải vì mức độ đạo đức đã được nâng cao, mà cái giá phạm pháp là quá lớn.
Tuy cũng có không ít bách tính tố chất được tăng cường, nhưng tác dụng của luật pháp nghiêm ngặt còn lớn hơn.
Chứ hi vọng vào thông qua lễ giáo để bách tính có được mức độ đạo đức cao thì Vân Sơ chưa bao giờ thấy giấc mộng đó thành hiện thực.
Hôm nay Địch Nhân Kiệt tới huyện Vạn Niên vì hôm nay là ngày hình nghị mỗi năm một lần.
Cái gọi là hình nghị là hoàng đế vì biểu thị khoan dung của mình, mỗi năm trước khi khai xuân sẽ cho một nhóm tội tù về nhà.
Chế độ này khởi nguồn từ Chu Văn Vương, nghe nói năm xưa Chu Văn Vương mở tù lao cho tội tù về nhà thăm người thân, sau đó đợi họ chủ động quay về tiếp tục ngồi tù.
Ở Đại Đường không thể làm thế, nếu không hôm nay thả, dăm ba ngày thôi bọn họ xuất hiện ở chân trời góc biển nào đó rồi.
Vì thế Địch Nhân Kiệt cho rằng, ân đức này chỉ dùng với tội tù đã phục hình chỉ còn ba ngày, bọn họ được ba ngày về nhà, chỉ cần trong ba ngày đó không phạm tội, có thể về huyện nha nhận văn thư thành người tự do.
Còn tội tù dù có là hiếu tử, nghĩa sĩ rắm chó gì đó thì đều ngoan ngoãn ngồi tới hết kỳ hạn.
Với hắn mà nói, hiếu lớn nhất, nghĩa lớn nhất chính là nghĩ cho người thân, đừng có phạm tội, chỉ cần phạm tội thì đừng mong khoan thứ, đừng lấy hiếu nghĩa ra.
Vân Sơ và Địch Nhân Kiệt đứng ở cửa nhà lao, nhìn hơn trăm tên khốn kiếp được thả sớm ba ngày.
Lúc này người nghênh đón trước cửa nhà lao rất nhiều, ai nấy đều hưng phấn nhiệt tình, còn đám tội tù thì ưỡn ngực ra ngoài, tỏ vẻ anh hùng hảo hán, cứ tưởng rằng người đang bước ra là công thần xã tắc.
Vân Sơ quay đầu nhìn Nhạn Cửu ở sau lưng, mắt đầy vẻ bất mãn, y thấy Nhạn Cửu lơ là rồi, giáo dục đám người này chưa tới chốn.
Nhạn Cửu nắm tay lên miệng ho một tiếng.
Đám tội tù được phóng thích sớm đang ba hoa bốc phét với đám bằng hữu, nghe tiếng ho của Nhạn Cửu một cái liền quỳ sụp xuống, nghiêm trọng hơn thì đũng quần đã lủng củng, sợ té đái vãi phân. Quá đáng nhất còn có hai tên miệng sùi bọn mép xỉu ngay tại trận.
Xung quanh im lặng như chết.
Vân Sơ, Địch Nhân Kiệt trố mắt nhìn một màn này, Nhạn Cửu đi vào trong đám đông, nói:" Ra ngoài rồi thì tuân thủ pháp luật, đừng quay lại nữa, các ngươi thấy ta thì sợ hãi, ta thấy các ngươi thì đau đầu, không ai ưa ai, đừng gặm là tốt nhất."
Tên bốc phét hăng nhất bị Nhạn Cửu tóm tóc kéo vào trong nhà lao, vừa đi vừa nói:" Quyết định thả sớm của ngươi bị hủy rồi."
Nhạn Cửu tuy gầy nhưng rất khỏe, kéo người như kéo gà con, nhìn tráng hán đó biến mất sau cửa nhà lao, đám vừa rồi còn ba hoa bốc phét cuống cuồng bỏ chạy.
Đến người đề xướng trọng hình như Địch Nhân Kiệt cũng phải thốt lên:" Thực ra cũng không cần phải làm tới mức đó. Năm xưa Tần luật pháp nghiêm khắc, khiến cho Hán cao tổ đưa ra chỉ lệnh ước pháp tam chương, vậy mà tiến thẳng vào Hàm Dương, hai bên đường vô số dũng sĩ Đại Tấn, chẳng ai vung đao về phái ông ta."
Vân Sơ không bận tâm:" Đó là việc đế vương suy nghĩ, ta là huyện lệnh, trong coi tốt huyện của mình là được, cái khác không cần để ý."
Địch Nhân Kiệt cũng không đàm luận luật pháp nghiêm khắc nữa, chuyển sang nói trong thành ngày càng nhiều đao khách.
Câu chuyện của những đao khách đi Tây Vực, đi Liêu Đông, đi biển này rất được bách tính Trường An yêu thích, bọn họ tụ tập nhau ở trà quán, tửu lâu, bỏ ra vài đồng nghe kể chuyện. Đây cũng là nghề mới nổi ở Trường An.
Trong những câu chuyện đó, người có tiền đều giống nhau, đó là keo kiệt, ích kỷ, tham lam, tàn độc, không từ thủ đoạn.
Cứ khi anh hùng trong câu chuyện sắp thành công thì một người có tiền sẽ chen ngang, hoặc hãm hại anh hùng, hoặc gây ra chướng ngại, khiến mỹ nhân, bảo tàng mà anh hùng vươn tay ra là cỏ thành thất bại trong gang tấc. Anh hùng lần nữa phấn đấu, cuối cùng kết quả chẳng hoàn mỹ.
Còn người có tiền trong câu chuyện, kết cục thường rất thảm, mỗi khi bách tính nghe tới đoạn đó, sẽ có rất nhiều tiền ném cho người đọc sách.
Người nghèo luôn đoàn kết, người nghèo luôn sống tình nghĩa, dù mình đói cũng không sao để huynh đệ nghèo ăn no trước ....
Đợi khi nó thành phong trào, câu nói của danh tướng một đời có thể đàng hoàng xuất hiện trên sử sách --- Thứ bách tính đều thích, ngươi nói không hay, ngươi là cái thá gì??
Đương nhiên chuyện này do Vân Sơ và Ôn Nhu ngầm thao túng, còn kết quả cuối cùng sẽ thế nào phải xem ông trời có nể mặt không?
(*) Câu nói của Chu Ân Lai thì phải, mình nhớ thế, nhưng ông ấy lại không phải tướng.