Lưu Hằng trái ngược hoàn toàn với Triều Thác.
Triều Thác cưỡng chế ra lệnh, Lưu Hằng am hiểu lắng nghe.
Triều Thác bị người ta căm ghét, Lưu Hằng được lòng người.
Triều Thác làm ngự sử đại phu, gây bất hòa trên triều, suốt ngày cãi vã. Lưu Hằng làm ngự sử, nhanh chóng làm quần thần hòa hợp, mọi người đồng lòng, dù có ý kiến bất hòa cũng không cãi nhau như trước.
Hắn nhậm chức chẳng bao lâu, mâu thuẫn trong triều giảm hẳn, chỉ vài ngày ngắn ngủi đã rất được lòng người, từ trên xuống dưới, dù người phản đối hắn không nói gì thêm.
Quan viên trong phủ ngự sử càng bị hắn thu phục, hắn không bài xích thân tín Triều Thác, cũng chẳng lập ra thân tín mới, tất cả vẫn như cũ. Mọi người kinh ngạc phát hiện, đám chó dữ dưới tay Triều Thác lại trở nên ôn hòa lễ phép.
Đối diện với mọi người, Lưu Hằng không bao giờ bày ra thái độ chư hầu vương, không vẽ bánh lớn như Lưu Trường, hắn chú ý chi tiết nhỏ, giúp đỡ người khác khó khăn thường nhất. Ví dụ tăng tiền tằng ca, sửa lại phòng ốc trong phủ ngự sử, khiến quan lại trong phủ ngự sử rất cảm động.
Đối với quần thần có ý kiến bất đồng, hắn luôn tôn trọng, không bao giờ nổi nóng, không mắng họ suy nghĩ hoang đường, mà còn cực kỳ chăm chú bàn bạc với họ, thái độ ôn hòa thành khẩn.
So với Triều Thác thì … thôi cút đi, đây đúng là thánh nhân, Triều Thác là cái thá gì mà so với người ta.
Thậm chí bây giờ người ta chẳng thèm hận Triều Thác nữa, vì tệ hơn, họ quên Triều Thác rồi.
Lưu Hằng thanh danh rất tốt ở nước Ngô, danh vọng ở Đại Hán cũng không kém, nhưng rốt cuộc con người thế nào, quần thần không có nhận thức trực quan. Đến khi tiếp xúc rồi mới hiểu, vì sao người Ngô chỉ nhận vương mà không nhận đế, vì sao Triều Thác lại phản đối người này như thế, chỉ tới triều đường vài ngày thôi, nếu ở lâu dài thật đáng sợ.
Lưu Hằng không thuộc mạch Cao hoàng đế, là thứ dị loại.
Đầu Thành Dương vương sắp nổ tung rồi, vị trọng phụ này kết giao quần thần, mua lòng người rộng rãi, làm tên đầu lĩnh Tú Y như hắn khiếp đảm.
Lưu Trường là vui nhất, chẳng kiêng kỵ gì hết, nghe nói Lưu Hằng cực kỳ được lòng người thì ngửa mặt cười to, tiếp tục vui vẻ hưởng lạc ở hậu cung. Thời gian qua Lưu Trường rốt cuộc cảm thụ được niềm vui của Hiếu Nhân hoàng đế.
Hôm đó Lưu Hằng triệu tập quần thần nhưng không phải phủ của hắn, đích đến làm ai cũng sợ.
Vì đó là phủ Hàn Tín.
Ai mà dám vào chứ, thái úy bình thường không tham gia triều nghị, hoàn toàn coi thường họ, họ có mấy cái gan mà tiếp xúc với thái úy?
Lưu Hằng cau mày:" Chuyện trên triều do tam công quyết, nay tả tướng ở nước Hạ, hữu tướng dưỡng bệnh ở nhà, tất nhiên là phái tới bàn bạc với thái úy. Huống hồ dù họ có ở trên triều cũng nên bàn với thái úy, đó là chức trách của thái úy."
Lưu An nhỏ giọng nói với Lưu Hằng:" Trọng phụ, thái úy không thích người khác quấy nhiễu đâu."
Sau khi Lưu Hằng làm tam công liền có quyền mở phủ, đề bạt quan lại, Lưu Hằng đề bạt một người, chính là thái tử đương triều làm bí thư tư nhân.
Chưa đợi mọi người kịp ngạc nhiên thì Lưu An đã nhận lời.
Thế là tổ hợp ngự sử mạnh nhất và bí thư tư nhân mạnh nhất đã ra đời, Lưu an suốt ngày theo bên Lưu Hằng, biên soạn văn thư, nghe giáo huấn, hệt như quan môn đệ tử.
Lưu Hằng không vui nói với Lưu An:" Thái úy thân là tam công, sao lại có thể né tránh chính vụ."
Tiếp đó Lưu Hằng chủ động gõ cửa.
Khi Hàn Tín thấy triều thần đầy nhà thì kinh ngạc lắm, ông ta mặc áo trong, đi chân đất, nhưng không ai dám người, cung kính đứng trong sân.
"Các ngươi tới tìm ta làm gì?"
"Thái úy, tất nhiên là quốc sự, sao có thể thiếu thái úy.
Chắc là bàn chuyện cải cách, Hàn Tín tuy không thích nhưng thay y phục, lần đầu tiên náo nhiệt như thế.
Nhưng từ đầu tới cuối Lưu Hằng chẳng nói chuyện cải cách, toàn chuyện lặt vặt mà quần thần tấu lên. Triều nghị kết thúc, mọi người rời đi, để lại Hàn Tín chả hiểu cái gì hết.
Hàn Tín tức giận, nãi công đang ở trong phủ ngủ ngon, các ngươi đánh thức ta, sau đó nói một đống lời phế thải, đùa ta à?
Ngày hôm sau Lưu Hằng lại dẫn quần thần rầm rộ kéo tới phủ thái úy.
Hàn Tín lần nữa bị đánh thức, ngồi trên giường hoài nghi nhân sinh.
Triều nghị vẫn bắt đầu, quần thần đứng ngồi không yên, thái úy mặt đen như đít nổi. Lưu Hằng nhiều lần hỏi cái nhìn của thái úy, còn cổ vũ mọi người dũng cảm phát biểu, nghe ý kiến của thái úy.
Thái úy không nói không rằng, hung dữ nhìn họ kiểu tên nào dám hỏi đừng trách ta rút kiếm.
Ngày thứ ba khi quần thần kéo tới thì Hàn Tín ăn mặc chỉnh tề đợi bọn họ rồi.
Từ đó phủ thái úy trở nên náo nhiệt, quần thần suốt ngày ra vào, bàn bạc đại sự. Lưu Hằng thi thoảng tới một mình hỏi cái nhìn của thái úy về chính sách, quần thần cũng học theo ... Mọi người không sợ hãi thái úy nữa, coi thái úy là thái úy thực sự.
Xe ngựa đỗ ở phủ thái úy ngày một nhiều.
Quan viên ngồi phía trước mặt thái úy bẩm báo, thái úy nghe rất chăm chú, có lúc mắng sai lầm của họ, khi thì thưởng bọn họ.
Quần thần cảm giác như đang nằm mơ.
Lưu An thì sững sờ.
Nhân lúc trọng phụ phê duyệt tấu chương, hắn không nhịn được hỏi:" Trọng phụ, thái úy đã hai mươi năm không tham dự triều chính rồi, sao trọng phụ biết thái úy sẽ tiếp nhận?”
Lưu Hằng vuốt râu:" Thái úy có phong thái hiền nhân cổ, quần thần sợ hãi, thực ra là sự bài xích, thái úy biết, nên cũng không muốn tiếp xúc với họ. Nhưng khi quần thần biểu lộ tin tưởng, dựa dẫm, thái úy cũng không lạnh lùng với họ nữa. Thái úy còn khỏe mạnh, sẽ giúp được triều đình rất nhiều."
Lưu An than:" Không thẹn là trọng phụ, thời gian qua cháu học được rất nhiều."
"An, trị quốc không phải dựa vào học vấn, mà dựa vào người, người làm quân vương phải lấy thân làm gương, chân thành đối đãi với người, nếu toan tính quá nhiều thì thật kém cỏi ... Những điều này phải do a phụ cháu dạy cháu ... Chỉ là cách trị quốc của a phụ cháu thì cháu không học được, nếu không chẳng ra thể loại gì, dễ biến thành quân vương như Kiệt Trụ."
Lưu An không gò bó như trước:" Trọng phụ nói a phụ cháu là Kiệt Trụ, hôm nào đó cháu nói với ông ấy."
“ Hừ, trước mặt y, ta cũng nói thế, suốt ngày trốn trong Tiêu Phòng điện hưởng lạc, không xử lý chính vụ, mọi chuyện giao cho quần thần, thiên hạ làm gì có thiên tử như thế." Lưu Hằng nói tới đó là nổi giận: " Cái thói xa xỉ của Đại Hán do a phụ cháu mà ra."
"Riêng xe ngựa không ngờ có tới hơn tám mươi cỗ, y cần nhiều xe ngựa thế làm gì? Chưa kể đống hoa phục, mặc cả đời chẳng hết …"
Từ đó trở đi Lưu An ăn mặc rất đơn giản, Lưu Hằng khắc khổ, người khác dám xa hoa sao?
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com