Gia Phụ Hán Cao Tổ ( Dịch Full)

Chương 1116 - Chương 1116: Lòng Trời Thương Xót.

Chương 1116: Lòng trời thương xót.

"Tứ, ngươi đem đám Công Dương nho bình thường hay gây chuyện triệu tập lại hết cho trẫm, để chúng đi theo Lư Tha Chi tới Hạ! Còn nữa, Lộc, đi tới vũ khố lấy tám trăm bộ cường nỏ, cho bọn họ mang theo dùng."

Lưu Tứ mừng quá nỗi, chỉ muốn tới thơm a phụ một cái.

Mà hắn nghĩ thế cũng làm thế thật, khi hắn vừa xông tới gần Lưu Trường, giang tay ra, Lưu Trường theo bản năng ôm lấy hắn vật ra sau.

May mà Lưu Trường kịp nhận ra mà nương tay, nếu không lại phải chọn Hạ vương mới rồi.

Đây là lần đầu tiên Lưu Trường để Lưu Tứ làm một việc nghiêm túc, Lưu Tứ không dám xem nhẹ, tuy bị a phụ vật một phát suýt chết, hắn vẫn vội vàng triệu tập tất cả tâm phúc, từ Đổng Trọng Thư, Hạ Hấu Tứ, Cống Đa La tới Công Tôn Hoằng cùng nhiều học tử phái Công Dương.

Lưu Tứ vốn không có phủ của mình, trước kia toàn mượn biệt phủ của đại ca, sau bị đại ca thu lại bố trí môn khách.

Bởi thế Lưu Tứ trưng dụng phủ của Hồ Mẫu Sinh, triệu kiến mọi người.

Lưu Tứ ngồi ở thượng vị, rất nhiều tâm phúc chia ra hai bên.

"Chư vị, đây là thư của Phó tướng, đây là thư của lão sư ta, đây là chiếu lệnh của a phụ."

"Nay nước Hạ đã thái bình, tuy trong nước còn chuyện xung đột nhỏ, nhưng không đáng nhắc tới. Đại thần trong triều đều khinh nước Hạ ta man di khắp nơi, không nên tùy tiện tin, nước Hạ toàn người Hồ, đâu ra man di? Đúng là nói láo."

"Năm xưa Khổng Tử nói, công lao giáo hóa hơn bất kỳ công đức nào, nay ta triệu tập các vị, chính là để cho các vị cơ hội lập công dựng nghiệp, tới nước Hạ giáo hóa bách tính."

"Bệ hạ có lệnh ngoài Trường Thành đều thuộc nước Hạ ta, trước kia người An Tức và ba nước tây bắc chiến đấu trên lãnh địa của chúng ta, chúng ta vờ như không thấy, nhẫn nhục chịu đựng."

"Năm xưa Việt vương Triệu Câu Kiếm bị Lưu Phu Xoa đánh bại, nhẫn nhục ba năm sau đó diệt nước Sở."

"Ba năm sau chúng ta thu hồi lãnh địa! Không cho người ta khinh thường sỉ nhục nữa. Chúng ta còn giương cao lá cờ giáo hóa đi về phía tây, giáo hóa An Tức, giáo hóa Loa Mã, giáo hóa cuối thiên hạ. A phụ nói, thiên hạ hình tròn, cứ đi về phía tây sẽ tới chỗ xuất phát. Mục tiêu của ta là, cắm cờ nước Hạ ở chỗ chúng ta xuất phát."

Đổng Trọng Thư hít hơi như đau răng, thấy quần thần hoang mang, vội giải thích:" Đương kim Nam Việt vương họ Triệu, Ngô vương họ Lưu ... Hai vị ấy là trưởng giả, nên đại vương không dám xúc phạm, phải gọi khác đi ... Mà diệt Sở ý chỉ đất tiếp giáp giữa Nam Việt và Ngô, ý đại vương chỉ An Tức ... Còn về công giáo hóa mà Khổng Tử nói là lời Quản Trọng , Trường Thành không hề có ý nói Trường Thành thật, năm xưa các nước xây Trường Thành là vì kháng cự man di, ý đại vương nói là giáo hóa tất cả man di, không phải có ý làm loạn ...."

À, ra là thế, mọi người gật đầu.

"Nguyện góp sức vì đại vương."

"Rất tốt, các vị sẽ cùng Lư Tha Chi tướng quân tới nước Hạ, đợi tới nơi phải toàn lực giúp Phó tướng giống lão sư ta. Không được làm bừa! Ta quân tử trước, tiểu nhân sau, nói trước kẻ nào tự tung tự tác, làm trái vương lệnh ta tuyệt không tha! Trong vòng ba năm xem xem chúng ta là Hồ Địch hay man di."

Đổng Trọng Thư lại phải phiên dịch nói: "Nước Hạ tình huống đặc thù, cách ở Trung Nguyên chưa chắc đã thích hợp, nên đại vương hi vọng các vị qua đó làm việc, tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu đương địa .. Mà Hồ Địch hay man di, đại vương nói, do chúng ta nói mới tính, không cho người khác chỉ trỏ ..."

Lưu Tứ mừng lắm, đang định nói tiếp thì Hạ Hầu Tư giữ lại, nói nhỏ:" Đại vương nói bớt đi vài câu, xem tóc Đổng Trọng Thư sắp rụng hết rồi, hắn còn chưa thành gia ..."

Lưu Tứ tức giận:" Ngươi có ý gì, hắn rụng tóc liên quan gì tới ta?"

Tức thì Đổng Trọng Thư an bài nhân tuyển, Lưu Tứ nhìn mà sốt ruột, còn phải lựa chọn nữa à? Nhưng vì tín nhiệm Đổng Trọng Thư nên không cắt ngang. Đổng Trọng Thư lại ra lệnh chó báo chí nhà mình đăng chuyện này, hiệu triệu Nho sinh Công Dương khắp nơi, tham gia sự nghiệp giáo hóa thiên hạ.

Lưu Tứ hắng giọng:" Chư vị, tới khi đó ta bày tiệc tiễn chân mọi người, năm xưa Lệ Thực Kỳ đi sứ ...

Đổng Trọng Thư lần nữa thống khổ giật tóc.

…….

Trường Lăng Ấp.

Trong một quán ăn bình thường, mấy đại hán vạm vỡ và một tên mặt trắng không râu tụ tập một chỗ, trông rất bắt mắt.

Hạ Hầu Táo không hiểu:" Chẳng qua là ra ngoài ăn cơm thôi, có phải đi xa như vậy không?"

"Ngươi biết cái gì, trong Trường An có ai không nhận ra trẫm, nếu bị phát hiện thì phiền lắm, ở đây người ta cùng lắm chỉ tò mò thôi, không tới mức nhìn một cái là nhận ra thân phận trẫm." Lưu Trường vừa ăn vừa nói:

Lư Tha Chi cười khổ:" Bệ hạ, bốn người chúng ta tập trung ở đây còn bắt mắt hơn ... Vừa rồi thần thấy giáp sĩ tuần tra sợ hãi lắm."

"Sợ gì, ngươi xem tên sai vặt kia vui chưa?"

Lý Quảng nhìn đống bát trống trước mặt:" Bệ hạ vũ dũng ăn khỏe, quán tất nhiên là vui ... Bốn chúng ta ăn một bữa bằng người thường ăn bảy ngày."

"Các ngươi hay đi chơi, trẫm mỗi lần ra ngoài phải tốn bao công sức ngụy trang, hiếm khi có một lần du ngoạn thế này, các ngươi mà làm mất hứng của trẫm sẽ luận tội mưu phản."

Mấy người kia tức thì không dám nói nữa.

Lưu Trường chẳng biết ăn bao nhiêu bát, dù sao thì tên sai vặt phải tới dọn bát trống ba lần.

Mấy người đều ăn thống khoái, Lưu Trường bày ra dáng ngồi lưu manh tổ truyền, ôm bụng hồi tưởng.

"Cơm dân gian đúng là ngon nhất, mỗi nơi một vị khác nhau, hoàng cung thì ngày nào cũng như ngày nào."

Hạ Hầu Táo vẫn chưa bỏ chuyện kia đi được:" Bệ hạ vì sao chúng ta phải đi xa như thế để ăn cơm."

"Giả Nghị và Tứ ca vì chuyện thuế má mà cãi nhau to rồi, trẫm mà ở Trường An, thế nào cũng bị họ quấy nhiễu." Lưu Trường đành nói thật:

"Chuyện này bệ hạ giao cho thái tử rồi mà?"

"Nhưng thằng nhãi đó vô dụng, không vỗ về được hai bên, ngược lại còn khiến đại thần hai bên tranh cãi ngày một nhiều, đúng là còn trẻ, kém xa trẫm."

Nãy giờ Lữ Lộc nhịn lắm rồi, rốt cuộc không nhịn nổi nữa nói:" Vâng ạ, sao so được với bệ hạ, nhìn thấy phiền toái liền chạy mất."

Lưu Trường đường hoàng nói:" Trẫm đi tuần thị dân tình, sao có thể nói là chạy chứ?"

Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com

Bình Luận (0)
Comment