Vương Đồng ở Trường An không hề vui, ông ta sống ở nước Đường quen rồi, không thích ứng được.
Ông ta thấy người Trường An quá kiểu cách.
Bao gồm cả đám đại gia ở Trường An, ông cũng chẳng mấy tôn trọng. Trong ba đại đệ tử của Điền Hà, ông ta là khác người nhất, bất kể hành vi hay suy nghĩ đều đặc biệt. Ông ta từng nói " hiếu được thì hiếu " làm chấn kinh thiên hạ.
Nhưng Vương Đồng chẳng thấy mình nói có gì sai, hiếu là phải kiến lập khi có thể tận hiếu, khi cần thì đại nghĩa diệt thân, chẳng lẽ là bất hiếu?
Ở quốc gia lấy hiếu trị quốc mà nói, tư tưởng của ông ta rất nguy hiểm, hiến là chính xác, không thảo luận, không bàn cãi ai có ý kiến khác là sai. Có điều vì tài hoa ông ta rất cao, nên người ta không ưa ông ta, nhưng không ai tới gây phiền toái. Nhất là ở nước Đường nơi bao dung cực cao, bậc đại nho khác người như ông ta sống rất tốt.
Nhưng tới Trường An thì cuộc sống không còn yên bình như thế nữa.
Rất nhiều đại nho biết ông ta tới liền vội vàng tới biện luận sỉ nhục ông ta, Vương Đồng không có tâm tư biện luận gì với bọn họ hết, lão tử tới Trường An là để làm việc.
Thời gian qua Vương Đồng luôn ở trong phủ Trương Lương.
Vương Đồng luôn kính trọng Trương Thương, coi ông như lão sư. Năm xưa khi ông ta bị thiên hạ chê trách, Trương Thương che chợ cho ông ta, vì ông ta dẹp rất nhiều chuyện phiền toái.
Trương Thương đặt văn thư trong tay xuống thở dài:" Đồng à, ngươi từ tiếp tục thế này thì học vấn của ngươi đoạn tuyệt mất. Bây giờ đệ tử của ngươi chỉ lưa thưa vài đứa, lại chẳng có ai chịu đi theo ngươi học tập."
Vương Đồng không hề lo lắng: "Ta còn hai sư đệ, không lo đoạn tuyệt truyền thừa của lão sư, Trương tướng đừng khuyên nữa."
Trương Thương thở dài: "Họ vẫn tới gây phiền phức cho ngươi à?"
"Thi thoảng vẫn tới nhưng không sao, đa không để ý chuyện này nữa."
Lúc Vương Đồng vừa về tới phủ thì nhìn thấy đồ tôn Tư Mã Đàm dẫn vị chư hầu vương kia đợi ở cửa.
Đó là Bắc Địa vương, được Tư Mã Đàm dẫn tới, muốn ông ta dạy bảo vị vương gia này.
Kỳ thực Vương Đồng rất thích vị đại vương này, nhìn có vẻ nhút nhát, nhưng suy nghĩ chặt chẽ, là người lương thiện, nhất định sẽ là quân vương nhân nghĩa. Nhưng dạy học thì ông ta không dám dạy ... Nếu học không thành sẽ rất phiền toái.
Lần này Lưu Lương còn mang theo lễ vật, cung kính đứng đợi ở cửa.
Vương Đồng dẫn bọn họ vào trong viện.
"Đại vương, thần thực sự không có gì để dạy đại vương hết."
Lưu Lương thi lễ:" Vương công, lần trước ta tới tìm ngài, ngài chỉ bảo ta làm sao khao thưởng đại thần cứu tế, làm sao vỗ về bách tính. Sau khi ta về kể với a phụ, a phụ bảo ta theo ngài học tập, còn cho ta ở lại thêm một thời gian, học thật tốt rồi mới về Bắc Địa."
"Ta biết ta không thông minh cho lắm, nhưng ta sẽ chăm chỉ học tập."
Vương Đồng gãi đầu giải thích:" Không phải là thần không muốn dạy đại vương, mà là học vấn của thần không được người đời thừa nhận. Đại vương mà học sẽ ảnh hưởng tới thanh danh."
Tư Mã Đàm vội hỏi:" Vậy sao đệ tử không bị ai bài xích?"
"Ai lại đi gây khó dễ cho một đứa bé, lão sư ngươi cũng không được chân truyền của ta."
Tư Mã Đàm vội lắc đầu:" Không đúng, lão sư cũng được chân truyền của sư tổ, lão sư nhiều lần nói với đệ tử, không được vì tư tình làm loạn học vấn, trình bày học vấn không liên quan tới quân thần phụ tử ... A phụ đệ tử cũng nói có lý."
Vương Đồng thở dài:" Vì những cái này có tác dụng với nhà truyền đời bằng sử như các ngươi."
Rồi quay sang Lưu Lương:" Bệ hạ để đại vương tới Bắc Địa làm gì? Là để lấy lòng quan lại đương địa, lấy lòng bách tính, để chẩn tai dễ dàng hơn."
"Có Nho sinh nói tới tiền tài thì khinh bỉ, như thứ bẩn thỉu nhất trên đời, nhưng quân tử ái tài, có gì sai? Có Nho sinh nói tới nữ sắc là tránh lui ba bước, làm vẻ khinh bỉ nhất, nhưng yêu thích cái đẹp là bản tính của con người. Bọn chúng suốt ngày chui vào một chỗ nói chuyện đạo đức, tiền trong nhà chất nhiều hơn thương cổ, thê thiếp thành bầy, lại luôn ra vẻ đạo đức."
"Có người tới thỉnh giáo, chúng sẽ làm bộ mặt trang nghiêm, ngồi trên đài cao nói những lời giả dối không liên quan gì tới sự thật, tự coi mình có thâm ý. Đó là bản mặt của đám Nho sinh hiện nay."
"Đại vương, thần không có gì để dạy đại vương hết, chỉ có hai việc muốn nói."
"Thứ nhất là phải có cái nhìn chân thật, biết mình phải làm gì, đừng tùy tiện tin vào cái gọi là lời hiền nhân, đừng nghĩ cách lấy đạo đức biến bách tính thành quân tử, đó là hành vi ngu xuẩn nhất. Bách tính phải ăn no trước mới biết tới lễ nghi, chỉ biết noi đạo đức xuống không cai trị được."
"Thứ hai là phải tránh xa những kẻ mồm đầy nhân nghĩa đạo đức, dùng đạo đức ước thúc người khác lại phóng túng bản thân."
Khi Vương Đồng đang giảng giải cho Lưu Lương thì có tiếng gõ cửa.
Tư Mã Đàm sợ hãi, nhìn sư tổ.
Vương Đồng phất tay:" Mở cửa đi."
Rất nhanh một lão nho cao lớn đi vào, Vương Đồng đã cao, người này còn cao hơn hẳn một cái đầu, vừa vào đã hùng hổ nói:" Quả nhiên là ngươi ở đây, không trốn ở nước Đường nữa à?"
Ông ta là Đinh Khoan, đồng môn của Vương Đồng, là môn sinh đắc ý của Điền Hà, ông ta là một người rất có thiên phú.
Vương Đồng bình tĩnh hỏi:" Ngươi định tới biện luận với ta sao?"
"Trước kia ngươi luôn né tránh ta, không dám biện luận, hôm nay chúng ta phải nói cho rõ, xem rốt cuộc là ai nhầm đường" Đinh Khoan tuổi không chênh Vương Đồng là bao, nhưng rõ ràng giỏi đánh nhau hơn:
Vương Đồng đứng dậy đi về phía xe ngựa, nhưng mặt không có chút sợ hãi nào:" Được, thích biện luận thì biện luận, ta phải chuẩn bị."
Đinh Khoan cười to, còn sắn tay áo lên, để lộ cánh tay cực kỳ vạm vỡ, đe dọa :"Ngươi có muốn trốn cũng không trốn được, hôm nay lão phu ...
Còn chưa nói hết thì thấy Vương Đồng lấy ra một cái nỏ lớn, chĩa thẳng vào Đinh Khoan.
Lời Đinh Khoan ngưng bặt.
"Nào tới đây chúng ta biện luận."
Đinh Khoan liếm môi, cố gắng né tránh hướng mũi nỏ chỉ tới:" Tự ý cất giấu cường nỏ là tội chặt đầu, ngươi cất đi, ta sẽ không tố giác ..."
"À, cái nỏ này là do Bắc Đình hầu giao cho ta bảo quản, nếu ngươi thấy có gì không ổn thì tìm Bắc Đình hầu nói chuyện ..."
Đây không phải là thái độ của người muốn nói chuyện rồi, Đinh Khoan không ngốc, co chân chạy mất.
Vương Đồng thở phào:" Nếu không có Bắc Đình hầu, e hôm nay bị tên này sỉ nhục rồi ... Mấy đứa sư đệ của ta, học vấn không ra sao nhưng sức lực không thể xem thường."
"Đại vương, chuyện này nói cho chúng ta một đạo lý."
Lưu Lương đáp ngay:" Ra ngoài phải mang nỏ à?"
"Không phải, bất kỳ học vẫn gì cũng phải có cường nỏ chống đỡ, muốn quan lại và bách tính ủng hộ phải có vũ lực chống đỡ."
Lưu Lương sáng mắt:" Thụ giáo!"
Các bạn đang nghe truyện tại Thư viện audio miễn phí truyendocviet.com